Không chỉ xây dựng thương hiệu qua các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook. nstagram,... những doanh nghiệp lớn muốn tạo hình ảnh chuyên nghiệp, uy tín và giúp khách hàng thêm tin tưởng qua việc tạo dựng một website. Doanh nghiệp quan tâm việc xây website bằng các bài viết chuẩn SEO. Để hiểu rõ cấu trúc của bài website chuẩn SEO và những lưu ý cũng như lợi ích từ các bài viết chuẩn SEO, hãy đọc thêm thông tin trong bài viết dưới đây.
SEO là viết tắt của từ Search Engine Optimization, được hiểu là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm thông qua các từ khoá cho nội dung bài website. Có thể xem việc viết bài SEO là tập hợp các kỹ thuật và chiến lược để cải thiện thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm.
Khi người dùng nhập ý định tìm kiếm vào khung công cụ tìm kiếm trên Google, Bing,... bài viết có những từ khoá liên quan sẽ xuất hiện cao hơn trên trang tìm kiếm và sẽ nhận được lượt truy cập tự nhiên tốt hơn.
- Tăng lượng truy cập tự nhiên: Người dùng thường sử dụng công cụ tìm kiếm để giải đáp những thắc mắc, thu thập thông tin. Các bài viết chuẩn SEO sẽ chứa những từ khoá liên quan đến ý định tìm kiếm của khách hàng nên sẽ đề xuất hiển thị ở vị trí cao.
- Tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu: Các bài viết chuẩn SEO sẽ hiển thị đến những người đang chủ động tìm kiếm thông tin liên quan. Điều này giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và có được một data chất lượng.
- Xây dựng uy tín và thương hiệu: Các bài viết của website chuẩn SEO khi nằm ở vị trí cao trên kết quả tìm kiếm sẽ tăng độ uy tín, đáng tin cậy. Góp phần xây dựng thương hiệu và lòng tin của khách hàng.
- Tiết kiệm chi phí quảng cáo: So với quảng cáo trả phí (như Google Ads), bài viết SEO là một chiến lược dài hạn và tiết kiệm chi phí hơn.
Một bài viết chuẩn theo quy tắc làm văn sẽ gồm 3 phần cơ bản là mở bài, thân bài, kết bài. Nhưng đối với một bài website chuẩn SEO sẽ có cấu trúc cụ thể sau:
Một tiêu đề tối ưu chuẩn SEO thường có độ dài tối đa 60 ký tự bao gồm cả khoảng trống. Nên viết tiêu đề cho các bài SEO ngắn gọn, súc tích, thể hiện được nội dung khái quát và nhất định phải có từ khoá chính.
Đoạn Meta Description trong bài viết chuẩn SEO có độ dài khoảng 150 - 160 ký tự ( khoảng 2 - 3 dòng). Nên tóm tắt chính xác, ngắn gọn, có thể đưa ra nguyên nhân, tình hình, thực trạng,... Đặc biệt, đoạn Meta Description phải chứa cả từ khoá chính và từ khoá phụ.
Vẫn là đoạn văn trong phần giới thiệu, đoạn sapo trong bài website SEO nên chạm đến insight của người dùng, có thể đưa ra các câu hỏi liên quan và dẫn người xem tham khảo tiếp thông tin ở phía dưới bài viết.
Bài viết thông thường hay bài viết SEO đều cần các thẻ Heading để phân chia nội dung và giúp người đọc dễ theo dõi và nắm bắt thông tin. Nên kết hợp khéo léo các từ khoá và nội dung để các câu Heading chuyên nghiệp, hay hơn nhưng vẫn phủ được từ khoá trong bài.
Một bài viết chuẩn SEO ngoài bố cục rõ ràng, nội dung cần hướng đến chủ đề nhưng khéo léo chèn từ khoá vào. Bài viết SEO phải đảm bảo content đúng với các Heading. Không quá ngắn, không quà dài, Các nội dung bài viết SEO tránh sao chép khuôn mẫu và tránh sao chép nội dung từ các nguồn khác nhau.
Thuật toán và những yêu cầu đổi mới từ phía Google đã làm cách xây dựng website ngày trước không còn hiệu quả nữa. Để xây dựng SEO tự nhiên, bạn nên lưu ý:
Thông thường, một bài viết chuẩn SEO sẽ có độ dài từ 1000 từ trở lên. Nhưng không phải cố gắng viết dài là đạt. Google sẽ ưu tiên những nội dung chất lượng, hạn chế đẩy các bài viết website sáo rỗng, không mang lại thông tin hữu ích.
Có 3 loại từ khoá trong một bài SEO:
- Từ khoá chính: Các từ khóa quan trọng nhất, bao quát chủ đề chính của bài viết.
- Từ khoá phụ: Từ khóa quan trọng nhất, bao quát chủ đề chính của bài viết.
- Từ khoá dài: Các cụm từ khóa dài, cụ thể hơn, thường có ít cạnh tranh hơn và nhắm đến mục tiêu tìm kiếm cụ thể hơn.
Nếu ngày trước Google sẽ ưu tiên hiển thị các bài viết có từ khoá thì ngày nay Google sẽ hiển thị các bài viết vừa có từ khoá, vừa có nội dung ý nghĩa.
Vì vậy, chúng ta nên đặt từ khoá một cách tự nhiên, tránh nhồi nhét và lặp từ khoá vô tội vạ mà không cung cấp một nội dung vô nghĩa.
Link nội bộ ( Internal link) là việc gắn các đường link dẫn đến trang khác một cách khéo léo sẽ giúp các bài viết SEO tăng lượng truy cập và người dùng dễ tìm ra các nội dung liên quan. Thông thường có 3 loại internal link quen thuộc:
- Link dẫn về chính bài viết hiện tại: Đây thường là các backlink gắn trong phần đầu và khéo léo lựa chọn những từ khoá chính trong phần đầu để gắn link vào.
- Link dẫn đến một trang trong cùng website hoặc dẫn đến các website khác. Thường dùng để điều hướng người dùng đến những nội dung có liên quan trong cùng website. Hoặc khi bạn viết bài SEO và tham khảo những nội dung của trang web khác, bạn nên gắn thêm link vào.
- Link dẫn về trang chủ của website SEO: Được sử dụng cho các đoạn văn nằm ở đoạn cuối của bài viết.
Xây dựng các bài viết SEO cũng như website chuyên nghiệp cần nắm rõ cấu trúc của bài viết SEO và những lưu ý để nội dung được ưu tiên hiển thị trên công cụ tìm kiếm.
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN