Slogan hay Tagline đôi khi chỉ là một câu ngắn vỏn vẹn vài từ. Thế nhưng để sáng tạo nên những Slogan/Tagline để đời, bạn phải tuân thủ quy trình 7 bước được chia sẻ trong bài viết này.
Đây là kinh nghiệm được đúc kết bởi tác giả Huỳnh Vĩnh Sơn – tác giả nổi tiếng với các ấn phẩm đình đám trong ngành sáng tạo nội dung như “Ý tưởng này là của chúng mình”, “Tưởng là có Ý” hay “90 - 20 - 30”.
Copywriter nhận nhiệm vụ viết Tagline hoặc Slogan thường được giao một Brief khá dài 3 - 4 trang giấy gồm rất nhiều nội dung liên quan đến sản phẩm, thương hiệu, chiến dịch. Điều này, dễ khiến bạn rơi vào “ma trận” không lối ra vì quá nhiều thông tin được đề cập.
Tuy nhiên, lúc này hãy nhấm nháp một ly cà phê để tỉnh táo và xác định ý chính của Brief ngay từ đầu. Rất đơn giản, bạn chỉ cần đặt ra những câu hỏi như: “Tóm lại câu Tagline/Slogan này muốn nói cái gì? Chiến lược cụ thể ra sao? Thương hiệu này muốn chinh phục khách hàng bằng điểm mạnh nào? Những thông tin này, cái nào quan trọng nhất, cái nào ít quan trọng hơn?
Brief cũng là chuyện muôn thuở trong 4 tình huống khiến Content Writer "xỉu up xỉu down" khi đi làm
Bạn biết đấy, người cung cấp Brief cho bạn thường cố gắng nhồi nhét nhiều thông tin vào. Và đôi khi thương hiệu, nhãn hàng, sản phẩm muốn nói rất nhiều thứ, muốn thể hiện nhiều thông điệp với khách hàng. Thế nhưng với tư cách là người sáng tạo Tagline/Slogan, bạn chỉ cần xác định ngay từ đầu 1 ý chính cần truyền tải để tránh lạc đề, dài dòng hoặc không phù hợp.
Khi “nhặt” được ý chính ra từ một mớ hỗn độn trong Biref, bạn cần phác thảo ý tưởng, xem có bao nhiêu hướng khác nhau để viết ra thông điệp từ ý chính này. Bạn hãy cố gắng phác thảo nhiều ý tưởng khác nhau bằng cách suy nghĩ nhiều tầng nghĩa, nhiều tấng ý tứ. Bạn có thể lên ý tưởng về nghĩa đen, nghĩa bóng hoặc bất kỳ tầng nghĩa nào.
Ở giai đoạn phác thảo này, bạn không cần viết cụ thể từng câu chữ. Thay vào đó hãy liệt kê những ý vừa “nảy” ra trong đầu bạn rồi sau đó gom các ý giống nhau thành từng nhóm.
Tham khảo phương pháp content mới để củng cố tư duy sáng tạo: PHẢN CONTENT là gì? Vì sao nên dùng thường xuyên khi làm marketing
Sau khi có ý tưởng, lúc này bạn thỏa thích “múa phím” bằng cách viết không ngừng nghỉ tất cả mọi câu chữ hiện lên trong đầu. Hãy thoải mái viết mọi thứ và đừng ép mình viết hay hoặc hoàn thiện tại bước này.
Bạn có thể linh hoạt thay đổi góc nhìn để tạo ra nhiều câu Tagline/Slogan đa dạng. Ví dụ như đóng vai người dùng, người mua, người bán... hoặc thậm chí đóng vai sản phẩm để làm bật lên thông điệp muốn gửi đến khách hàng.
Nếu những câu từ được viết ra ở bước 3 còn khá thô sơ thì ở bước này, bạn tiến hành hoàn thiện cho câu chữ uyển chuyển và ấn tượng hơn. Bạn có thể dùng từ Hán Việt, sử dụng từ đắt giá, áp dụng nghệ thuật lặp từ, điệp từ, đảo ngữ, đặt câu hỏi,… tùy thích. Sau bước này, Tagline/Slogan của bạn nghe sẽ hay hơn và “bắt tai” hơn.
Chắc chắn bạn không thể viết duy nhất 1 câu Tagline hoặc Slogan. Vì thế, dựa trên những ý tưởng phác thảo ở bước 2, bạn chọn ra những câu “đúng đề” và có tính khả quan nhất. Hãy cố gắng để có 3 – 4 câu khác để người giao nhiêm vụ cho bạn có nhiều sự lựa chọn.
Xem thêm khóa đào tạo quảng cáo Facebook tại đây
Sau khi viết xong những câu Tagline/Slogan, bạn cần chia sẻ nó với những người đồng nghiệp của mình. Dĩ nhiên là bạn cần chuẩn bị một “cái đầu lạnh” để đón nhận những lời khen chê.
Phản hồi của người khác có thể không khách quan vì họ không là người đọc Brief như bạn. Tuy nhiên, mục đích của việc chia sẻ này chính là lấy ấn tượng ban đầu và đặt họ vào vị trí của khách hàng hoặc người duyệt thành phẩm của bạn.
Ví dụ, bạn muốn người duyệt bật cười ngay sau khi đọc và đồng nghiệp của bạn cũng bật cười thật thì bước đầu đã thành công. Còn nếu họ không cười, bạn cần điều chỉnh lại.
Nếu 6 bước trên là “sơ chế và nấu nướng” thì bước 7 này chỉ đơn giản là trình bày “món ăn” tinh thần là câu Tagline/Slogan mà bạn đã hoàn thiện. Hãy chọn ra những câu bám sát brief ban đầu mà bạn tâm đắc nhất để trình bày với cấp trên, sếp, leader của bạn và chờ đợi phản hồi từ họ. Sau đó, nếu cần bạn sẽ chỉnh sửa lại đôi chút để phù hợp nhất với dự án đang thực hiện.
Trên đây là 7 bước cơ bản để bạn hoàn thành việc viết một câu Tagline/Slogan cho thương hiệu, nhãn hàng, sản phẩm, chiến dịch,… nào đó. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó khăn trong việc viết lách hoặc không biết bắt đầu từ đâu, hãy nhìn vào 7 bước này. Lúc ấy, bạn sẽ biết mình đang ở bước nào và cần là gì tiếp theo để cho ra đời những câu copy “đi vào lòng người” nhất.
- Ngọc Anh -
Nguồn: Brandcamp, đã được biên tập lại
------------------------
Đọc thêm: Viết content quảng cáo trên Facebook thế nào để khách "đọc là mua"?
12 mẫu content Bất động sản thu hút khách hàng, tăng tương tác
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN