Bài viết này giúp các đối tác đang có nhu cầu tìm hiểu về Brandsketer Vietnam sẽ có 1 cái nhìn tổng quan từ dịch vụ, báo giá, quy trình làm việc, kế hoạch Marketing mẫu, cho tới điểm mạnh và sự khác biệt của Brandsketer so với thị trường, cùng các bài toán so sánh ưu nhược để có cho mình lựa chọn phù hợp với nhu cầu nhất.
Khởi nghiệp từ tháng 3 năm 2017, Brandsketer hình thành tính cách thương hiệu, cũng như văn hoá mạnh mẽ và riêng biệt (Xem giới thiệu chi & Profile tại đây). Chúng tôi biết rõ khách hàng của mình là ai, từ đó chia doanh nghiệp của mình ra thành 3 mảng, phục vụ cho 2 thị trường khách hàng riêng biệt :
- Đối tượng : Là các khách hàng cá nhân, hoặc doanh nghiệp nhỏ mới khởi nghiệp với ngân sách Marketing không nhiều từ 30 triệu - dưới 100 triệu/tháng. NHU CẦU ĐƠN, chỉ tập trung về các hoạt động ngắn hạn ra số ngay như chạy quảng cáo, chăm sóc Social (Fanpage, website, Gmaps, Tiktok, LinkedIn, Youtube...)
- Dịch vụ áp dụng : (Xem bảng dưới đây)
- Đối tượng : Là các doanh nghiệp lâu năm từ 10 năm trở lên, tài chính ổn định, ngân sách lớn cho Marketing trung bình trên 100 triệu/tháng hoặc trên 5% - 10% doanh thu thuần mỗi tháng. Trước giờ ít khi tập trung vào việc xây dựng thương hiệu trên Internet, NHU CẦU KÉP muốn xây dựng bài bản đồng nhất, có chiến lược phát triển rõ ràng lâu dài. (Ví dụ bên dưới)
- Dịch vụ áp dụng : (Xem bảng dưới đây)
- Đối tượng : Là các doanh nghiệp lớn đã có phòng Marketing nội bộ hoặc đang cần xây dựng hoặc đào tạo để nâng cao chất lượng team Inhouse
- Dịch vụ áp dụng : (Xem bảng dưới đây)
Cũng như bao doanh nghiệp khác, chúng tôi cũng muốn tiết kiệm thời gian cho cả đôi bên, nên quy trình sẽ có 3 giai đoạn quan trọng chính gồm : TRAO ĐỔI - KÝ KẾT - HỢP TÁC
Đây là giai đoạn Brandsketer và quý đối tác gặp gỡ, trao đổi nhu cầu và yêu cầu cụ thể của mình. Ở giai đoạn này, bộ phận tiếp nhận là Account/Sale của Brandsketer sẽ phải làm rõ các mong muốn cũng như hiểu rõ về đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng đến. Ví dụ : Khi tiếp nhận yêu cầu xây dựng thương hiệu cho 1 sản phẩm A, Brandsketer không chỉ phải hiểu rõ về sản phẩm này, mà còn phải hiểu về thị trường mà sản phẩm A này đang hướng đến, bán cho ai, đối tượng đó thế nào.
- Bộ phận phụ trách : Sale/Account
- Việc cần làm : Trao đổi lấy yêu cầu => Tìm hiểu sản phẩm/dịch vụ => Gửi báo giá => Lên plan/proposal sơ bộ => Trình bày => Điều chỉnh => Thống nhất
Sau khi đã thống nhất được các hạng mục như : Công việc chính - KPIs - Timeline - Chi phí, 2 bên sẽ đi đến giai đoạn ký kết hợp đồng, tại đây cả bên A lẫn bên B (Theo hợp đồng) cần phải kiểm tra, điều chỉnh các điều khoản chưa phù hợp, thống nhất lịch thanh toán và cuối cùng là tiến hành ký kết hợp đồng, mỗi bên giữ 1 bản. Khi nhận được đợt thanh toán đầu tiên, Brandsketer sẽ bắt đầu tiến hành công việc như đã thoả thuận.
- Bộ phận phụ trách : Sale/Account/Kế toán
- Việc cần làm : Văn bản hoá các hạng mục đã thống nhất => Kiểm tra hợp đồng khung & phụ lục => Ký kết => Thanh toán
Sau khi nhận được phần thanh toán cho giai đoạn đầu tiên, 2 bên sẽ tiến hành cuộc họp thứ 1 để thống nhất chi tiết các ý tưởng, kế hoạch, chiến lược, giới thiệu nhiệm vụ và trách nhiệm những bộ phận phụ trách liên quan (Vd : Content, design, digital, account....) tại dự án này
- Bộ phận phụ trách : Account & Các bộ phận thực thi liên quan
- Việc cần làm : Họp trao đổi ý tưởng cụ thể => Triển khai công việc => Báo cáo => Họp điều chỉnh kế hoạch & đánh giá => Tiếp tục triển khai
Kế hoạch hoặc đề xuất mà Brandsketer đã từng thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp từ năm 2019 trở về sau thường được trình bày theo định dạng Workfow/mindmaps, giúp tiết kiệm thời gian, công sức, cũng đồng thời giúp đối tác dễ nắm từ chi tiết đến tổng quan.
- Tham khảo các mẫu Marketing Plan Brandsketer đã làm cho các đối tác tại đây Và các dự án/thương hiệu Brandsketer đã và đang làm tại đây
1. Về năng lực : MARKETING & QUẢN TRỊ là điểm khác biệt lớn nhất của Brandsketer so với thị trường. Hiểu 1 cách đơn giản, ngoài chuyên môn & kinh nghiệm sâu về Marketing, Brandsketer còn kết hợp thêm kiến thức quản trị để giúp khách hàng tối ưu hơn chính doanh nghiệp của họ. Ví dụ : Để chiến dịch Marketing thành công, nó còn phải dựa trên chính năng lực cạnh trạnh và nội tại của đội ngũ, nên Brandsketer sẽ R&D luôn cả bộ máy doanh nghiệp và đưa ra các lời khuyên từ vấn đề nhân sự, xây dựng KPIs, 3P, truyền thông nội bộ, khung năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Bên cạnh đó sự bài bản, chuyên môn, nhất quán trong cách làm việc, để có thể vận hành được 1 chiến lược Marketing lớn, nhiều hạng mục, cũng đòi hỏi đội ngũ của Brandsketer từ kinh nghiệm, trải nghiệm, kỹ năng xử lý vấn đề phải rất tốt, còn hiểu biết sâu rộng về nhiều ngành nghề khác nhau.
2. Về đạo đức : Luôn lấy cái tâm làm nghề trên hết, quan điểm khách giàu hay nghèo là như nhau, vẫn phải TIẾT KIỆM - PHÙ HỢP - HIỆU QUẢ. Sẵn sàng chịu trách nhiệm, xin lỗi và lắng nghe góp ý từ phía đối tác/khách hàng.
Mô hình "Six Sigma được vận hành tại Brandsketer"
Trên đây là bài viết vừa phân tích, vừa liệt từ A - Z các dịch vụ của Brandsketer Việt Nam, trả lời cho câu hỏi tại sao nên là Brandsketer và không phải các đơn vị khác, đúng vai trò là 1 "Quản gia về mặt thương hiệu cho doanh nghiệp". Nếu thấy phù hợp xin vui lòng liên hệ với người đại diện của Brands để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất, chúc quý doanh nghiệp sẽ luôn thành công.
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN