Nên hay không nên dùng tài khoản BM và thẻ tín dụng để chạy quảng cáo?

Nên hay không nên dùng tài khoản BM và thẻ tín dụng để chạy quảng cáo?

Trang chủ / Bài viết

Nên hay không nên dùng tài khoản BM và thẻ tín dụng để chạy quảng cáo?

Brandsketer Việt Nam
13/09/2020 | Lượt xem : 14700
 Nên hay không nên dùng tài khoản BM và thẻ tín dụng để chạy quảng cáo?


Xem nhanhẨn

Lại nói đến các dạng tài khoản dùng chạy Quảng cáo Google hay Facebook. Câu hỏi đặt ra ở đây là, đã từng một lần bạn thoáng nghĩ hay nghe phong thanh đâu đó: “Tài khoản quảng cáo nào thì cũng như nhau, chỉ đơn giản nạp tiền vào là chạy”? 

Về lý thuyết, nó cũng đúng một phần, nghĩa là dù tài khoản của ai hay tài khoản như thế nào thì bạn cũng vẫn phải trả tiền cho nhà cung cấp mà phổ biến nhất ở đây là hai nền tảng Quảng cáo “khủng” Facebook Ads và Google Ads, nhưng thực tế thì giữa các tài khoản quảng cáo vẫn có sự khác nhau đấy các bạn ạ.

Chắc hẳn nhiều bạn đọc ở đây có thể đã và đang tự chạy quảng cáo nhưng cũng vẫn chưa biết hay hiểu rõ khác biệt giữa tài khoản cá nhân và tài khoản BM là như thế nào. Hôm nay tôi sẽ phân tích cho các bạn về sự khác nhau giữa hai loại tài khoản này: tài khoản cá nhân thông thường và tài khoản BM.

Điểm khác biệt giữa: Tải khoản cá nhân và Tài khoản BM

1. Tài khoản cá nhân

Là tài khoản được tạo ra và mang tên cá nhân của Facebook account nào đó. Khi bạn bắt đầu tập chạy quảng cáo thì bạn sẽ làm quen với tài khoản cá nhân trước. Đối với tài khoản cá nhân, bạn chạy quảng cáo đến đâu thì facebook sẽ trừ tiền của bạn đến đó.

Đặc điểm: Tài khoản theo Facebook account cá nhân, tài khoản quảng cáo sẽ chỉ bị ảnh hưởng khi mà Facebook account của bạn có vấn đề, chẳng hạn như: bị hack, spam quá nhiều nên bị Facebook chặn,...

Thanh toán: Bạn sẽ cần dùng thẻ thanh toán quốc tế (Visa, Master, JCB,...) để chi trả chi phí quảng cáo cho Facebook thông qua một trong những cách sau:

  • Nạp tiền vào tài khoản quảng cáo : Bạn sẽ nạp trước số tiền mà bạn cần dùng vào tài khoản quảng cáo, sử dụng hết thì quảng cáo sẽ tự ngừng. Hình thức này cũng tương tự như bạn nạp tiền điện thoại trả trước vậy đó.
  • Nạp tiền vào thẻ thanh toán quốc tế : Cách thanh toán này thì bạn chỉ cần nạp sẵn khoản tiền mà bạn muốn chạy, Facebook sẽ dựa theo ngân sách bạn đặt ra trong chiến dịch quảng cáo mà trừ tiền trong thẻ. Ví dụ bạn đặt ngân sách là 300.000 VNĐ/ ngày thì Facebook sẽ trừ tiền ngẫu nhiên các giờ trong ngày khi chiến dịch của bạn đạt đủ 300.000 VNĐ.

Với 2 hình thức trên thì chúng ta sẽ tốn thêm một khoản phí, đó là phí chuyển đổi ngoại tệ. Phí này sẽ phụ thuộc vào ngân hàng phát hành thẻ của bạn mà dao động từ 0.3% - 3%. Nếu chỉ chạy vài triệu thì phí này là rất nhỏ, nhưng nếu chạy các sản phẩm lớn với ngân sách vài trăm triệu đến cả tỷ thì khoản phí này rất nhiều. Hiện nay có một cách để các bạn không phải tốn phí chuyển đổi ngoại tệ khi thanh toán cho Facebook đó là thanh toán qua ví điện tử MOMO. Trong tài khoản cá nhân của bạn, ở mục phương thức thanh toán thì bạn sẽ thấy phần MOMO, bạn chỉ việc liên kết tài khoản MOMO của bạn vào. Sau đó mỗi khi chạy quảng cáo thì chỉ cần nạp tiền vào tài khoản MOMO và Facebook sẽ tự trừ tiền mà không mất phí chuyển đổi.

2. Tài khoản BM (Business Manager)

Là tài khoản quảng cáo dành cho “doanh nghiệp” trên Facebook. Doanh nghiệp ở đây không có nghĩa là cần giấy tờ đăng ký thành lập doanh nghiệp hay sở hữu một doanh nghiệp thật ở ngoài đời, bạn chỉ cần khai báo doanh nghiệp “ảo” với Facebook là được.

Đặc điểm: Tài khoản BM là một tài khoản tổng, trong đó bạn có thể quản lý và sử dụng nhiều tài khoản quảng cáo khác nhau. Tài khoản BM có nhiều loại : BM50, BM250, BM1000, BM2500 - ý nghĩa của từng loại thì mình sẽ giải thích sau, nhưng tất cả đều có chung một đặc điểm là bạn sẽ được Facebook cấp trước một hạn mức để sử dụng, nó cũng tương tự như bạn sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng, đó là chi tiêu trước trả tiền sau.

Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng thì bạn sẽ được cấp trước một hạn mức cố định để chi tiêu, ví dụ 100 triệu, 200 triệu... Đối với tài khoản BM thì sẽ hơi khác một chút, để được Facebook nâng ngưỡng thì bạn sẽ phải chạy quảng cáo liên tục, khi tài khoản đạt đến ngưỡng nhất định do Facebook đặt ra thì Facebook sẽ tự trừ tiền trong thẻ visa mà bạn đã add vào.

Để tôi ví dụ như vầy cho các bạn đễ hình dung nhé: Tài khoản BM của tôi ngưỡng hiện tại là 0 đồng và facebook hiển thị là “Bạn sẽ bị tính phí khi đạt ngưỡng 50.000”. Tôi set up chiến dịch quảng cáo là 100.000/ ngày. Chiến dịch của tôi khi phân phối đến mức 50.000 thì tự động tài khoản của tôi sẽ thông báo đã bị trừ 50.000 cho Facebook. Lúc này khi tôi vào phần Lập hoá đơn để kiểm tra lại thì ngưỡng của tôi đã được nâng lên 100.000 và quảng cáo của tôi vẫn sẽ tiếp tục chạy cho đến khi đạt ngưỡng tiếp theo.

Thanh toán : Về phương thức thanh toán thì bạn cũng sử dụng giống như tài khoản cá nhân nhưng lưu ý là tài khoản BM thì sẽ không có phương thức thanh toán bằng MOMO.

Ở phía trên, tôi đã phân tích cho các bạn hiểu về các phương thức thanh toán cũng như sự khác biệt giữa tài khoản BM và tài khoản cá nhân. Trừ những điểm trên thì về phần cách thức set-up quảng cáo hay thông số hiệu quả giữa hai loại tài khoản này nhìn chung không có gì khác biệt, kể cả về: target về vị trí, sở thích, nhân khẩu học, hành vi,... Hoàn toàn không có chuyện tài khoản này sẽ chạy hiệu quả hơn tài khoản kia. Bởi vậy nếu có Agency nào chào mời, tư vấn mà “lôi kéo”, bắt buộc phải chạy một tài khoản nào đó thì bạn cảnh giác nhé! 

Khác biệt khi thanh toán bằng thẻ Quốc tế thường và thẻ Tín dụng Quốc tế 

Còn một vấn đề tôi muốn đề cập ở đây, đó là sử dụng thẻ tín dụng (thẻ ghi nợ quốc tế) để thanh toán cho Facebook. Trong bài viết này tôi không khuyến khích các bạn sử dụng thẻ tín dụng, bởi vì tuỳ theo nhu cầu của mỗi người nên cân nhắc để chọn phương thức thanh toán phù hợp.

 

Ưu điểm duy nhất mà thẻ tín dụng mang lại đó là khả năng xoay vòng vốn của nó. Hiện nay các ngân hàng đều cho chủ thẻ được miễn lãi đến 45 ngày kể từ ngày chốt sao kê. Mọi giao dịch phát sinh sau ngày sao kê thẻ thì sẽ được thanh toán vào 45 ngày sau.

Ví dụ : Ngày sao kê thẻ của tôi là 25 hàng tháng, tôi dùng thẻ tín dụng và phát sinh giao dịch cho Facebook là 10 triệu vào ngày 26/8. Lúc này tài khoản BM của tôi đã được nâng ngưỡng lên 12 triệu. Tôi sẽ tiếp tục chạy quảng cáo trong suốt 1 tháng tiếp theo mà không sợ bị Facebook cắn tiền. Đến ngày 10/9 thì tôi nạp 10 triệu vào lại thẻ tín dụng. Như vậy tôi có thể yên tâm chạy quảng cáo để tìm kiếm khách hàng mà không sợ hết tiền, đồng thời có thể kéo dài thời gian để xoay vòng vốn. Việc này sẽ có lợi hơn rất nhiều so với việc bạn sử dụng thẻ thanh toán quốc tế thông thường.

Nếu dùng Thẻ thanh toán quốc tế thông thường và tài khoản cá nhân thì khi bạn hết tiền trong thẻ , quảng cáo của bạn sẽ ngay lập tức dừng lại, dù cho bạn có chạy lại chiến dịch đó thì hiệu quả của nó cũng chưa chắc sẽ được như ban đầu.

Trên đây tôi đã phân tích về sự khác biệt giữa tài khoản cá nhân và tài khoản BM, cũng như giải thích về lợi ích khi thanh toán qua thẻ tín dụng. Hi vọng qua bài viết này có thể giúp các bạn phần nào trong việc chọn loại tài khoản phù hợp với mình. Xin chào và hẹn gặp lại trong những bài sau!

-----------------------------

Đọc thêm: Mẹo tối ưu giúp quảng cáo Facebook hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí tối đa

 
 
 
------------------------------
 
 
Tóm tắt: Điểm khác biệt giữa: Tải khoản cá nhân và Tài khoản BM

1. Tài khoản cá nhân: Tài khoản theo Facebook account cá nhân, tài khoản quảng cáo sẽ chỉ bị ảnh hưởng khi mà Facebook account của bạn có vấn đề, chẳng hạn như: bị hack, spam quá nhiều nên bị Facebook chặn,...

Thanh toán: Bạn sẽ cần dùng thẻ thanh toán quốc tế (Visa, Master, JCB,...) để chi trả chi phí quảng cáo cho Facebook thông qua một trong những cách sau. (Với 2 hình thức trên thì chúng ta sẽ tốn thêm một khoản phí, đó là phí chuyển đổi ngoại tệ)

  • Nạp tiền vào tài khoản quảng cáo
  • Nạp tiền vào thẻ thanh toán quốc tế

2. Tài khoản BM (Business Manager): 

Là tài khoản quảng cáo dành cho “doanh nghiệp” trên Facebook. Tài khoản BM là một tài khoản tổng, trong đó bạn có thể quản lý và sử dụng nhiều tài khoản quảng cáo khác nhau và được Facebook cấp trước một hạn mức để sử dụng, tương tự như bạn sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng.

Thanh toán: như tài khoản cá nhân nhưng tài khoản BM không có phương thức thanh toán bằng MOMO.

Khác biệt khi thanh toán bằng thẻ Quốc tế thường và thẻ Tín dụng Quốc tế: (không khuyến khích sử dụng) Ưu điểm duy nhất là khả năng xoay vòng vốn. Hiện nay các ngân hàng đều cho chủ thẻ được miễn lãi đến 45 ngày kể từ ngày chốt sao kê. Mọi giao dịch phát sinh sau ngày sao kê thẻ thì sẽ được thanh toán vào 45 ngày sau. Tuy nhiên, khi bạn hết tiền trong thẻ, quảng cáo của bạn sẽ ngay lập tức dừng lại, dù có chạy lại chiến dịch thì hiệu quả cũng chưa chắc sẽ được như ban đầu.

#
Tác giả bài viết
Brandsketer Việt Nam B2B Marketing Solution
Brandsketer Việt Nam, Agency khởi nghiệp từ 3/2017 đến nay, tự hào đúng top 10 thị trường chuyên thực thi các kế hoạch marketing B2B tổng thể từ Online đến Offline.
TikTok Brandsketer Việt Nam

Kênh TikTok chính thức của Brandsketer chuyên chia sẻ Case Study về ngành

Bài viết khác

Lên lịch hẹn "Meeting Online Miễn Phí" với đội ngũ chuyên gia của Brandsketer

* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.

Thông tin ứng tuyển

Laptop Không
Ứng tuyển
Gửi lại

Chọn liên hệ ngay

GỌI ĐỂ TƯ VẤN HOẶC ĐẶT LỊCH HẸN
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Gửi đi
Gửi lại