PHẢN CONTENT thực ra không quá xa lạ với chúng ta, nó đã có trong đời sống con người từ tâm lý học cho tới công việc hàng ngày. Vấn đề là bạn làm gì để áp dụng nó, không cần bạn phải là copywriter hay nhà văn, quan điểm làm Marketing của Hoàng là sử dụng những gì có sẵn trong đời sống, kiến thức, học thuật áp dụng một cách bình dị để cho ra được kết quả mong muốn nhất trong một chiến dịch truyền thông.
PHẢN CONTENT trong Marketing là một phương pháp được giới Content Creator gọi nôm na là “Đi ngược lại đám đông một cách thông minh”. Có nghĩa là, khi tất cả các đối thủ của bạn đều show hết thế mạnh để ghi điểm với người tiêu dùng, điều bạn cần làm là: Biến những thế mạnh của họ trở thành “điều bình thường thôi”.
Ví dụ: Bạn đang cần tìm mua Bột Giặt OMO, bước vào cửa hàng bách hóa và đến quầy bột giặt. Bởi vì nhà bạn 3 đời dùng OMO, bạn biết được rằng nhận diện thương hiệu của nhãn hàng này là MÀU ĐỎ, mặc định rằng OMO là phải MÀU ĐỎ. Chính vì vậy, hôm nay khi quầy OMO xuất hiện một gói MÀU XANH, nó đã lập tức đập ngay vào mắt bạn, làm bạn thắc mắc & muốn dùng thử. Khi đó, các gói OMO màu ĐỎ bỗng nhiên trở nên thật bình thường và ta gọi là, Marketing đã thành công.
PHẢN CONTENT thường được áp dụng trong những “trận chiến” Marketing KHÔNG CÂN XỨNG. Nghĩa là, khi phải đấu với một đối thủ mạnh hơn ta nhiều, nếu vận dụng PHẢN CONTENT một cách thông minh, bạn vẫn có cơ hội chiến thắng. Triển khai phương pháp này theo 2 nguyên tắc dưới đây.
- 1: Phân tích các điểm mạnh của đối thủ, biến những điểm mạnh của đối thủ thành điều hết sức bình thường của chúng ta.
- 2: Cho khách hàng biết được rằng ta đang nghĩ cho những lợi ích của họ.
Khi điểm mạnh của ta tỏa sáng, nếu tinh tế, bạn sẽ đồng thời khéo léo khiến người đọc tin rằng những điểm mạnh của đối thủ thật ra cũng chẳng là gì cả. Dĩ nhiên, lý thuyết là như thế. Vận dụng để đạt được hiệu quả như thế nào, còn phụ thuộc rất nhiều vào cách target, vào sản phẩm/ ngành nghề và kỹ năng biến hóa content, đồng thời áp dụng cách xây dựng các dạng content cơ bản khác. Ví dụ, content Bất động sản thì sẽ có những cách thu hút nào, tham khảo tại đây.
PHẢN CONTENT không phải là một phương pháp quá mới mẻ, nó đã tồn tại rất lâu trong đời sống và Tâm lý học. Hi vọng sau bài viết này, bạn có thể áp dụng nhiều hơn để dần thành thục và sáng tạo được những chiến dịch thành công.
-----------------------
TÓM TẮT:
Bạn đang cần tìm mua Bột Giặt OMO, bước vào cửa hàng bách hóa và đến quầy bột giặt. Bởi vì nhà bạn 3 đời dùng OMO, bạn biết được rằng nhận diện thương hiệu của nhãn hàng này là MÀU ĐỎ, mặc định rằng OMO là phải MÀU ĐỎ. Chính vì vậy, hôm nay khi quầy OMO xuất hiện một gói MÀU XANH, nó đã lập tức đập ngay vào mắt bạn, làm bạn thắc mắc & muốn dùng thử. Khi đó, các gói OMO màu ĐỎ bỗng nhiên trở nên thật bình thường. Trong Marketing, đây được gọi PHẢN CONTENT, một phương pháp được định nghĩa nôm na là “Đi ngược lại đám đông một cách thông minh”.
PHẢN CONTENT thường được áp dụng trong những “trận chiến” Marketing KHÔNG CÂN XỨNG, khi đối thủ mạnh hơn ta nhiều, hãy PHẢN CONTENT theo 2 nguyên tắc này:
- 1: Phân tích các điểm mạnh của đối thủ, biến những điểm mạnh của đối thủ thành điều hết sức bình thường của chúng ta.
- 2: Cho khách hàng biết được rằng ta đang nghĩ cho những lợi ích của họ.
-------------------------------------
Bài viết liên quan: Viết content quảng cáo trên Facebook thế nào để khách "đọc là mua"?
Tham khảo thêm: Quy trình phân tích và định hướng kế hoạch quảng cáo cho Bất Động Sản của Brandsketer tại: Phần 1 - Phần 2 - Phần 3
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN