Bạn đang muốn tìm hiểu về SEO? Bạn đang muốn Website mình được Google đánh giá cao? Bạn muốn Website được nhiều người tìm kiếm và chia sẻ? Để làm được điều đó, bạn cần phải thiết kế Website chuẩn SEO!
Vậy thiết kế Website chuẩn SEO là gì? Cần có những tiêu chí nào để Website của bạn được nhiều người tìm kiếm cũng như thân thiện với Google?
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi này!
Website chuẩn SEO là một website đáp ứng tốt các tiêu chuẩn tìm kiếm của Google, đạt đến kết quả cuối cùng là Google dễ dàng đọc hiểu Website, đánh giá tốt và xếp hạng Website ở một vị trí cao nhất.
Website chuẩn SEO rất có lợi cho doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân bởi khi được đánh giá cao, khả năng người dùng, khách hàng tìm đến website sẽ cao giúp doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh, PR thương hiệu tốt hơn.
Tuy nhiên, để Website đạt chuẩn SEO là cả một quá trình và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để tìm hiểu thêm những yếu tố đó là gì, bạn hãy tiếp tục tham khảo nội dung dưới đây.
Đây là yếu tố quan trọng nhất của một Website. Để được Google đánh giá cao, bạn cần phải đặt tên miền liên quan đến nội dung website, thậm chí chứa hẳn từ khóa chính của trang web. (Lưu ý: Tên miền có thời gian sử dụng càng lâu thì mức độ tin cậy càng cao).
Ví dụ, khi kinh doanh về các dụng cụ thể thao và phụ kiện, bạn có thể chọn một số tên miền như dungcuthethao.net, dungcuthethaogiare.vn, sportimplement.com, phukienthethao.com.vn,…
Về Hosting, bạn có thể chọn những host có tốc độ cao bởi IP Server cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ SEO. Giả sử, bạn đang SEO website nhưng hosting lại gặp lỗi phát sinh thì website của bạn sẽ không thể truy cập, hoặc tốc độ truy cập chậm khiến Google đánh giá thấp và mức độ tin cậy không cao.
(Lưu ý: Nếu website của bạn đặt ở Việt Nam thì nên mua Hosting và Server của Việt Nam).
Tốc độ Website sẽ ảnh hưởng phần nào đến khả năng SEO web và tiếp cận người dùng của bạn. Yếu tố này sẽ được đánh giá dựa trên tốc độ load của website.
Thông thường, tốc độ load của website chuẩn SEO sẽ nằm ở mức từ 1 – 3 giây. Việc load web nhanh khiến người truy cập, khách hàng sẽ nhanh chóng tiếp cận với web. Thử tưởng tượng, nếu là khách hàng, liệu bạn có đủ kiên nhẫn để ngồi chờ website trong vòng từ 30 giây đến 1 phút hay không?
TIPS nhỏ: Bạn có thể kiểm tra tốc độ load web thông qua Google Speed. Ứng dụng này sẽ giúp bạn biết được Web của mình nhanh hay chậm ở cả hai phiên bản desktop và mobile.
Giao diện Website có thể coi là bộ mặt của toàn bộ doanh nghiệp, thương hiệu của cá nhân. Giao diện càng đơn giản, càng dễ nhìn và thể hiện đầy đủ các tính năng càng được Google đánh giá cao. Bên cạnh đó, khách hàng cũng dễ dàng tìm kiếm các thông tin, sản phẩm mình cần nhiều hơn.
Một giao diện Website được coi là thân thiện với Google cần phải đảm bảo:
- Đầy đủ nội dung, hình ảnh.
- Tên Website, slogan và logo.
- Các chức năng Share, Like, Comment.
- Màu sắc phù hợp: Một website chuẩn thường sẽ có tối đa 3 màu sắc chủ đạo. (Xem thêm Màu sắc ảnh hưởng như thế nào tới Website của bạn?)
- Các danh mục.
Như thế nào là các yếu tố cần có của SEO? Câu trả lời khá đơn giản, đó là website của bạn cần có:
- Thẻ tiêu đề (H1): Tên Website.
- Thẻ tiêu đề con (H2).
- Các thẻ khác (H3, H4, H5,…).
- Mã code Video.
- Một số chi tiết khác.
Xem thử: Những tuyệt chiêu SEO hiệu quả cho dân Seoer mới
Đây là yếu tố quan trọng nhất để Website của bạn có thể tồn tại và phát triển. Càng nhiều nội dung, website của bạn sẽ càng dễ lên top và mang lại nguồn tài nguyên phong phú cho trang. Về nội dung dành cho website, bạn nên quan tâm đến một số tiêu chí sau:
- Nội dung hướng người dùng: Google đánh giá rất cao các nội dung cung cấp các thông tin đến người dùng, chẳng hạn như các mẹo, kinh nghiệm, bí quyết, cách chọn,…Đây cũng là tiêu chí giúp người dùng tìm đến Website và giữ chân họ, góp phần giảm tỉ lệ thoát trang cao (tỉ lệ thoát trang càng cao, website càng khó lên top).
- Nội dung chuẩn SEO: Là dạng bài viết đáp ứng đầy đủ về từ khóa chính, mật độ từ khóa, độ dài và sự phân bổ. Bên cạnh đó, bài viết còn phải chứa link nội bộ, link out, thẻ H1, H2, H3, hình ảnh hoặc kèm thêm video.
- Nội dung cho danh mục: Nội dung này thường được đặt ở đầu các danh mục nhằm mô tả sản phẩm. Trung bình nội dung cho danh mục có độ dài từ 150 – 250 từ.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải thường xuyên cập nhật các nội dung mới trên website, share trên các mạng xã hội nhằm thu thập lượng traffic đổ về. Lượng traffic càng cao, website càng dễ lên top.
Sitemap (sơ đồ website) là một tập tin văn bản có chứa tất cả các URL (đường dẫn) của một trang web. Sitemap còn có thể chứa các siêu dữ liệu về mỗi URL thông báo sẽ được gửi đến cho bạn khi nó mới được cập nhật.
Không chỉ thiết kế website chuẩn SEO dành cho desktop, bạn còn phải thực hiện website dành cho các thiết bị di động bởi các công cụ tìm kiếm như Google, Bing sẽ ưu tiên hơn. Đơn giản vì các phiên bản di động sẽ mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt hơn, trong khi các công cụ tìm kiếm thường tìm đủ mọi cách để hướng đến người dùng.
Chẳng hạn, bạn có công việc cần ra ngoài và không thể mang theo một chiếc laptop cồng kềnh, nặng trịch. Khi cần truy cập vào một website nào đó thì đương nhiên, bạn sẽ sử dụng chiếc smartphone hoặc Iphone của mình rồi đúng không? Nếu website không có phiên bản dành cho di động, khả năng người dùng truy cập vào trang web của bạn gần như bằng 0.
Khi bạn không quan tâm đến độ bảo mật hoặc độ bảo mật thấp thì website của bạn rất dễ bị dính phải virus, đồng thời bị đối thủ hoặc hacker lấy mất thông tin. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi nó vô cùng ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của website.
Ví dụ, website của bạn đang bán về các thiết bị điện tử như máy chơi game, bộ điều khiển game,… Và rồi một ngày, khi người khác truy cập vào website của bạn và những gì họ thấy là những nội dung liên quan đến vấn đề nhạy cảm, nhảy sang website khác,...Hệ quả là họ sẽ thoát trang và dĩ nhiên, thứ hạng website của bạn cũng bị tụt thê thảm.
Để xem Website có độ bảo mật cao hay không, bạn hãy nhìn lên phía thanh công cụ nhập địa chỉ của trình duyệt. Nếu đứng trước tên miền là https:// là trang web của bạn đạt an toàn.
Các trang chứa bài viết hoặc danh mục đã được submit Google nhưng vì lý do nào đó mà bài viết hoặc danh mục bị xóa đều được gọi là trang 404 – tức Google vẫn hiển thị kết quả tìm kiếm nhưng khi người dùng nhấp vào sẽ không tìm thấy thông tin mà chỉ là một trang trống.
Thẻ là một trong các thẻ phổ biến của HTML, nó hay được dùng để tạo ra các hàng và cột dữ liệu có liên hệ với nhau. Nếu từng biết đến Excel thì chắc chắn bạn cũng không lạ gì khái niệm bảng (table).
Tại sao phải tối ưu hóa trang web? Nếu bạn không muốn mất tiền, mất traffic thì việc tối ưu hóa là lẽ đương nhiên. Theo thống kê của Oreilly:
- Bing sẽ làm bạn mất 4.3% doanh thu/user nếu như trang của bạn chậm hơn 2s so với trung bình.
- Google sẽ giấu mất 0.59% số lượng kết quả tìm kiếm/user nếu như trang của bạn delay hơn 400ms. Bên cạnh đó, Google càng làm vấn đề thêm trầm trọng khi dùng đánh giá tốc độ trang để sắp xếp thứ hạng tìm kiếm.
- Yahoo! sẽ hạn chế 5-9% tổng traffic nếu như trang của bạn delay hơn 400ms.
Không chỉ đánh giá vào các yếu tố trên, các công cụ tìm kiếm còn đánh giá về mức độ tin cậy của Website. Như đã nói ở trên, thời gian thành lập web càng lâu thì web của bạn sẽ được Google đánh giá cao hơn so với những trang mới thành lập
Nhưng, như vậy chưa đủ mà bạn còn cần quan tâm đến nội dung, chất lượng thông tin và các liên kết đến website khác. Việc liên kết đến các website khác vừa giúp bạn nhận lượng traffic đổ về vừa có thể tìm khách hàng, người dùng thông qua các trang web đó và dĩ nhiên, khả năng lên top của bạn sẽ có tỉ lệ cao hơn nữa
Và cuối cùng, bạn cần được biết là không có một website nào được hiển thị nếu không được cập nhật từ khóa. Đó là lý do bạn luôn phải có từ khóa và đoạn mô tả ngắn cho toàn thể website.
Chẳng hạn, để hiển thị kết quả tìm kiếm của các website chuyên về dụng cụ thể thao, người dùng sẽ gõ vào ô tìm kiếm của Google một số từ khóa thông dụng như “địa điểm bán dụng cụ thể thao”, “nơi bán dụng cụ thể thao giá rẻ”,…
Về phần Meta description, bạn cần mô tả ngắn gọn và nêu những ưu điểm nổi bật của website, đồng thời nằm trong tiêu chuẩn ký tự cho phép của Google.
Rất khó để bạn có thể biết được Website của mình có đạt chuẩn SEO hay không nếu không có kinh nghiệm. Bài viết trên phần nào “lột tả” được những gì cần có của một Website để khả năng lên top Google được cao hơn, giúp bạn bán hàng, kinh doanh hoặc tiếp cận người dùng thuận lợi hơn.
Đọc thêm: Vấn đề không phải ở webiste mà vấn đề là ở cái đầu của kẻ dùng nó
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN