Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần một chiến lược thương hiệu để tồn tại và đi đường dài trước các đối thủ cạnh tranh. Một bản kế hoạch chi tiết bao gồm các hạng mục, mục tiêu cụ thể và định hướng hoạt động, xây dựng phát triển thì có lẽ doanh nghiệp nào có một ban cố vấn “cứng cựa” một chút cũng có thể làm được. Nhưng nói về chiến lược “thương hiệu DẪN ĐẦU” thì đó lại là một kế hoạch khủng, một vấn đề đao to búa lớn mà có khi phải hàng chục năm mới tạm gọi là ổn.
Hôm nay, hãy cùng Brandsketer tìm hiểu về thương hiệu DẪN ĐẦU thông qua 3 bài học chiến lược từ “ông vua bia” Budweiser.
Ông bà ta nói rất hay, “một nước không thể có hai vua”, “một rừng không thể có hai chúa sơn lâm”. Nếu trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng có người tự nhận là “vua”, thì làm thế nào để người tiêu dùng phân biệt được đâu là “vua thật” đâu là “vua dỏm”?
Sẽ ra sao nếu IPhone, Samsung, Huawei đều tự nhận là vua trong lĩnh vực smartphone công nghệ? Mercedes - Benz, Audi, Tesla đều xưng hùm xưng hổ trong lĩnh vực xe hơi?
Nếu không có bất kỳ khái niệm nào để “kiềm” lại, chắc chắn rất nhiều ông lớn đều vỗ ngực xưng vương trong thế giới riêng của mình với vô vàn slogan, mẫu quảng cáo,... không ngừng thao túng tâm lý người mua hàng. Để “sân chơi” được cạnh tranh công bằng và người tiêu dùng có đủ không gian để nhìn nhận mọi thứ sáng suốt hơn trước khi đưa ra quyết định, Marketing “đẻ” ra một khái niệm gọi là “chiến lược thương hiệu dẫn đầu” - Bằng cách mượn những hình ảnh hoặc khái niệm có liên quan đến so sánh nhất, nhằm ẩn ý tuyên bố vị thế độc tôn của thương hiệu mà vẫn không tạo ra ấn tượng xấu trong mắt người tiêu dùng.
Chiến lược thương hiệu dẫn đầu đưa Budweiser chạm đến vị thế của hôm nay không chỉ nhờ vào quy trình, công thức hay tầm ảnh hưởng của thương hiệu này trên truyền thông. Nó còn xuất phát từ nhiều bài học về kế hoạch marketing bài bản, khoa học và đầy hiệu quả. Cụ thể:
Vào những năm 90, khi người Mỹ bắt đầu chán ngấy những slogan cường điệu, những mẫu quảng cáo xa vời thực tế thì Budweiser đã “thổi” một làn gió hoàn toàn mới vào thị trường bia bằng chiến dịch This Bud’s For You. Hiểu được nguyên tắc cốt lõi, muốn chạm đến nhiều trái tim thì phải đầu tư nhiều nhân vật. Dẹp bỏ những buổi tiệc gói ghém trong phạm vi gia đình, văn phòng, nhóm bạn. Budweiser tiếp cận khách hàng một cách ngoạn mục với BẤT KỲ AI - từ chàng nhân viên công sở đến anh nhân viên công trình, từ người tài xế lái xe đến bác soát vé ở dưới ga tàu. Miễn là bạn đang mệt nhoài, chán chường với cuộc sống này, thì bạn xứng đáng một cốc bia mát lạnh. Chiến dịch thành công đến nổi thay đổi thói quen “hello” của người Mỹ bằng câu chào mới, “mốt” hơn rất nhiều: “This Bud’s For You!”.
Bài học đầu tiên: Cái gì càng đơn giản, càng dễ nhớ thì càng dễ lan toả.
Người Mỹ “tôn thờ” bóng bầu dục. Trong chiến dịch tiếp theo để dẫn đầu thương hiệu, Budweiser đã khai thác triệt để khía cạnh này. Bằng cách chọn 28 hình ảnh, màu sắc và thiết kế logo của 28 đội bóng NFL để in lên vỏ lon bia Bud Light. Gần 90% số đội bóng trên nước Mỹ đều có logo in trên vỏ bia Bud Light, vậy cho dù bạn là fan của đội nào, hẳn cũng có một “chân” cho bạn sưu tầm chứ?!
Động thái này trong chiến lược thương hiệu dẫn đầu của Budweiser đã thu về hiệu ứng tích cực. Thời điểm đó thay vì khoác lên mình những chiếc áo, mũ nón hay khăn choàng có hình ảnh của đội bóng yêu thích. Người hâm mộ bóng bầu dục tại Mỹ lại chọn săn lùng và sở hữu những lon bia Bud Light, như một thú vui và món đồ sưu tầm thể hiện sự tin yêu mà bản thân họ dành cho các đội bóng.
Một số đội bóng như Dallas Cowboys hay Chicago Bears vì đã có hợp đồng tài trợ với công ty bia trong nước khác, nên đáng tiếc không thể trở thành một phần trong chiến dịch thành công vang dội của Budweiser.
Bài học thứ hai: Sao phải chọn một nhóm thiểu số nào khi bạn có thể tiếp cận toàn bộ?
Âm nhạc có sức hút mãnh liệt mà bất kỳ ai cũng phải công nhận điều đó. Hơn 50% dân số Mỹ sẵn sàng chi tiền để tham gia các lễ hội âm nhạc dù là hoành tráng đến đâu. Sau một thời gian làm nhà tài trợ cho các chương trình âm nhạc, Budweiser đã nhìn thấy tiềm năng rất lớn từ những sự kiện này. Năm 2015, thay vì đứng sau cánh gà như bao thương hiệu bia khác, họ thành lập The Budweiser Country Club - sự kiện riêng của hãng với sự tham gia của nhiều ca sĩ người Mỹ nổi tiếng, tham gia nhiều chương trình âm nhạc tầm cỡ như Country 500, Faster Horses và CMA Music Festival.
Phó Chủ tịch của Budweiser là ông Ricardo Marques từng chia sẻ như sau: ”Chúng tôi không chỉ xuất hiện trên những tấm poster hay vé vào sân của các sự kiện thể thao nữa, mà đã tổ chức được những sự kiện âm nhạc của riêng mình. Thay vì biết đến Budweiser là một nhà tài trợ không hơn không kém, người Mỹ giờ có thể chia sẻ về những trải nghiệm tích cực mà họ nhận được từ phía Budweiser.”
Được biết Budweiser đầu tư khoảng 2,5 triệu đô la mỗi năm để tổ chức các sự kiện âm nhạc. Với số lượng người tham dự mỗi sự kiện vào khoảng 20 nghìn người theo các báo cáo, và có khoảng 3-4 sự kiện được tổ chức hằng năm thì Budweiser chỉ tốn khoảng 30 đô la để tiếp cận một khách hàng mới. Đó là còn chưa kể đến nguồn thu từ những hoạt động bên lề sự kiện, những hoạt động vui chơi có liên quan đến sản phẩm ngay tại nơi diễn ra các sự kiện đó.
Bài học thứ ba: Đừng chỉ là một lát bánh ngon, hãy tạo ra “cả cái bánh” của riêng mình.
Chiến lược thương hiệu của bạn có đang tiến triển tốt không? Hi vọng bài viết này có thể phần nào mang đến cho doanh nghiệp những cái nhìn mới mẻ hơn trong công cuộc đi TIÊN PHONG của mình. Chúc bạn thành công!
Tham khảo: Tinhte.vn
Đọc thêm: 5 bước xây dụng chiến lược truyền thông đánh đâu thắng đó trên mạng xã hội
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN