4 tình huống khiến Content Writer "xỉu up xỉu down" khi đi làm

4 tình huống khiến Content Writer "xỉu up xỉu down" khi đi làm

Trang chủ / Bài viết

4 tình huống khiến Content Writer "xỉu up xỉu down" khi đi làm

Lê Ngọc Anh
20/01/2021 | Lượt xem : 3222
 4 tình huống khiến Content Writer


Xem nhanhẨn

4 năm theo nghiệp content, tôi từ một cô gái chuẩn “thục nữ” nhu mì đằm thắm bỗng hóa thành “điên nữ”. Dĩ nhiên không phải công việc quá đỗi áp lực mà vì thỉnh thoảng, tôi gặp những client “mặn chát” thế này đây! 

Đổi brief, đổi brief và đổi brief 

Ở các agency, brief của khách hàng là “liều thuốc” giúp các bộ phận sáng tạo làm tốt công việc của mình. Và vị trí content cũng không ngoại lệ. Làm sao tôi có thể tạo nên những nội dung chất lượng khi không có brief cơ chứ? 

Thật may, trong những agency tôi từng làm việc, hầu hết khách hàng đều cung cấp brief một cách đầy đủ. Duy chỉ có thói quen “ngộ nghĩnh” của khách hàng đó là thường xuyên đổi brief. Khách hàng là thượng đế mà, họ có quyền thay đổi để phù hợp nhất với chiến dịch marketing, quảng cáo. Và vì khách hàng trả tiền cho mình, nên “chị cứ đổi, em nghe theo hết”. 

 

Chị đổi brief một lần, em ổn. Xen như em viết lại một lần để tăng óc sáng tạo. Nhưng chị đổi lần thứ hai, em xây xẩm mặt mày. Còn chị vẫn bình thản: “Em ơi, hôm bữa chị nhầm, em chịu khó viết lại nhé”. Eo ôi! Hít thở thật sâu và nhủ lòng: Vì chị trả tiền cho em mà, nên dù em có khó chịu, vẫn phải chịu khó thôi chị ạ! 

Thế nhưng nào đã xong, chị đổi brief lần 3 rồi vẫn cười xòa: “Ối em thông cảm nhé, chị nghỉ ý tưởng như thế này hay hơn. Viết lại từ đầu hết giúp chị”. Grừ! Lúc này thì đầu em sắp bốc khói rồi ạ! Bao nhiêu ý tưởng hay ho đã dồn vào các brief trước. Rồi đến phút 89 chị lại đổi, em đào đâu ra ý tưởng mới mẻ, độc đáo và nhanh nhất cho chị đây? 

Sao cũng được nhưng phải… đúng ý chị 

Đổi brief đáng sợ thật nhưng đáng sợ hơn nữa là hoàn toàn… không có brief. Nhiều lần làm việc với khách hàng, tôi rơi vào trạng thái “hoang mang Hồ Quỳnh Hương” vì chẳng biết làm thế nào cho đúng ý. 

Bởi lẽ khi liên hệ trao đổi, các anh chị khách thương yêu thường nói rằng “Em lên website, Fanpage bên anh tham khảo rồi tự làm nhé. Em cứ tự nghiên cứu, sao cũng được”. Ôi trời ơi, web của anh chị có 7749 sản phẩm dịch vụ. Fanpage cả ngàn bài đủ mọi chủ đề, em làm sao biết anh chị muốn cái gì cơ chứ! 

Thoạt nghe qua, ai cũng nghĩ client này dễ tính. Chẳng phải người ta đã giao cho content toàn quyền sáng tạo rồi sao? Còn kêu ca gì nữa? Thưa không ạ! Bởi đằng sau cụm từ “sao cũng được” đó là một tràng những ca thán đại loại như:
- Ủa em ơi, nội dung này em viết sai rồi, không đúng ý chị
- Dạ hôm bữa chị nói em tự nghiên cứu, sao cũng được mà chị
- Ừ thì đúng là sao cũng được, nhưng phải đúng ý chị chứ
- Nhưng ý chị như thế nào ạ?
- Thì sao cũng được!!!  

Content dở quá, còn dở chỗ nào thì chị không biết 

Có lẽ những ai làm content chuyên nghiệp từng một lần gặp phải tình huống bị khách hàng chê viết dở. Trong suốt vài năm làm nghề của mình, tôi cũng không ít lần đối diện với vấn đề này. Khổ nỗi, client chê dở nhưng không chỉ ra được dở chỗ nào. Thế thì làm sao biết đường mà sửa cho đúng ý. 

Đây chắc là một trong những tình huống khiến content ức chế nhất. Bởi khi hỏi lại “anh chị ơi, content của em chỗ nào chưa ổn, anh chị nhận xét cụ thể để em sửa cho đúng ý anh chị ạ” thì câu trả lời thường là “không biết nữa, em tự sửa đi”. 

Và rồi sau khi “vò đầu bứt tóc” sửa bài thì tiếp theo vẫn là phần phản hồi “hết hồn” đến từ vị trí client:
- Ủa em ơi, bài sửa chưa sao anh/chị thấy không có khác gì mấy?
- Em ơi, cái tit trước hay mà, sao em thay bằng cái tit này không hay lắm?
- Chị lướt Facebook thấy nhiều bài hay lắm, sao em không làm giống vậy đó?
- Em đặt thêm cho chị chừng 10 cái tit để chị chọn nha

Nhận feedback của mấy anh chị xong, nhiều khi tôi muốn sang chấn tâm lý. Trời ơi, từ đầu phải anh chị nó rõ chỗ nào chưa hay, em sửa cái bụp đúng chỗ đó là được. Chứ cứ nhận xét chung chung, rồi khi sửa lại chẳng ưng ý thì khổ phận “con sen” tụi em quá! 

"Gấp lắm rồi em ơi"

Ai làm việc trong Agency đều hiểu áp lực deadline đè nặng lên tất cả mọi vị trí công việc, kể cả content. Bạn nghĩ rằng làm content thì chỉ việc đặt tay lên bàn phím và gõ “cốc cốc” là ra chữ ư? Ồ không! Content hay phải sử dụng nhiều đến não vì não rất hữu ích. À không, phải dùng não rất nhiều để tư duy, sáng tạo, tìm ra ý tưởng hay nhất. 

Ấy vậy mà các anh chị client vẫn cứ hay “dí” deadline kiểu thế này: “Em ơi dự án này làm gấp cho chị nhé! Trễ là không được đâu đó, gấp lắm rồi em phải làm ngay đi nhé”. Trong khi  lúc ấy đồng hồ điểm 18 giờ chiều thứ bảy. Ôi thế thì còn gì là ngày cuối tuần của em khách yêu ơi?

Chưa kể, rất nhiều anh chị client có thói quen làm việc gấp gáp. Thay vì liên hệ agency ở giai đoạn đầu dự án để có thể chuẩn bị tốt nhất, anh chị thường đợi “nước dâng đến cổ, rồi bắt content bơi”. Và thông thường, mọi sáng tạo từ content website, content đều phải gấp để cho kịp tiến độ. Thật là khổ mà! 

Sương sương 4 tình huống kể trên là những gì mà tôi vẫn hay gặp khi đảm nhận vị trí content ở các agency. Trên thực tế, tôi biết các nhân viên content còn gặp nhiều câu chuyện oái oăm, dở khóc dở cười hơn nữa. Thế nhưng bằng niềm đam mê với con chữ, bằng trách nhiệm phụng sự client, bao khó khăn đều có thể vượt qua. 

Hi vọng rằng các anh chị client có đọc được bài viết này sẽ không cảm thán rằng “Ơ nó nói xấu mình à”. Bởi vị trí content bọn em cũng có nhiều áp lực. Chỉ mong rằng anh chị hiểu thấu phần nào khó khăn của nhân viên content để đôi bên “làm việc vui vẻ không quạu”, mang lại những nội dung chất lượng nhất! 

---------------------------------

Tóm tắt: 4 tình huống khiến Content Writer "xỉu up xỉu down" khi đi làm

1. Đổi brief, đổi brief và đổi brief: Nhiều khách hàng có thói quen đổi brief vài lần trước khi chốt khiến copywriter muốn méo mặt. Đổi lần 1 không sao, lần 2 không sao nhưng đến lần thứ 3 thì có sao thực sự. 

2. Sao cũng được nhưng phải… đúng ý chị: Đây là ca "khó xơi" nhất vì "em viết sao cũng được", không cần brief mà tự lấy thông tin trên 7749 bài viết ở website, Fanpage. Ủa chị, rồi chừng nào em mới ra được nội dung đúng ý chị?

3. Content dở quá, còn dở chỗ nào thì chị không biết: Câu cửa miệng của khách hàng là content này chưa hay, dở quá. Nhưng chưa hay chỗ nào thì anh chị không nói. Rồi làm sao "con sen" bọn em biết sửa ở đâu?

4. "Gấp lắm rồi em ơi": Content là một trong những công việc "đau tim" nhất thế giới vì khách hàng lúc nào cũng "gấp lắm rồi em ơi", bất kể là hết giờ làm  hay cuối tuần

Còn bạn, bạn đã gặp những tình huống đau đầu nào khi làm content writer? 

#
Tác giả bài viết
Xin chào, tôi là Ngọc Anh - Content Writer với hơn 3 năm kinh nghiệm. Tôi yêu thích việc sáng tạo và "chơi đùa" cùng con chữ mỗi ngày!
Facebook Marketing - Bình Dân Học Vụ

Chia sẻ, trao đổi về kinh nghiệm Marketing - Quản trị - Lãnh đạo

Bài viết khác

Lên lịch hẹn "Meeting Online Miễn Phí" với đội ngũ chuyên gia của Brandsketer

* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.

Thông tin ứng tuyển

Laptop Không
Ứng tuyển
Gửi lại

Chọn liên hệ ngay

GỌI ĐỂ TƯ VẤN HOẶC ĐẶT LỊCH HẸN
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Gửi đi
Gửi lại