5 xu hướng của người tiêu dùng hỗ trợ doanh nghiệp tối đa hóa Ngày Sale khủng ở khu vực APAC

5 xu hướng của người tiêu dùng hỗ trợ doanh nghiệp tối đa hóa Ngày Sale khủng ở khu vực APAC

Trang chủ / Bài viết

5 xu hướng của người tiêu dùng hỗ trợ doanh nghiệp tối đa hóa Ngày Sale khủng ở khu vực APAC

Lương Ngọc Trâm Anh
13/09/2023 | Lượt xem : 767
5 xu hướng của người tiêu dùng hỗ trợ doanh nghiệp tối đa hóa Ngày Sale khủng ở khu vực APAC


Xem nhanhẨn

Hầu hết người dân trong khu vực APAC đã được tiêm vắc xin chống COVID-19 cũng như tiêm mũi tăng cường. Các quốc gia đã mở cửa trở lại và các hoạt động kinh doanh gần như trở lại bình thường. Chính vì thế, người tiêu dùng đang trở lại mức chi tiêu như trước đại dịch, bao gồm việc mua sắm trong các Ngày Sale khủng. Các sự kiện mua sắm trực tuyến quan trọng như Ngày lễ độc thân (11/11), Black Friday, Cyber Monday và ngày 12/12 đang được chú ý đặc biệt. Theo một cuộc khảo sát gần đây được thực hiện bởi Meta phối hợp với YouGov, 70% người tham gia khảo sát cho biết họ dự định chi tiêu bằng hoặc nhiều hơn so với mức chi tiêu của họ vào Ngày Sale lớn năm ngoái.

Mặc dù phần lớn các cửa hàng thật ngoài đời đang mở cửa, nhưng mua sắm online vẫn chiếm ưu thế - đây là kênh để mua hàng và khám phá. Với bối cảnh là 81% người đi mua hàng dịp cuối năm đã mua hàng online vào năm 2021, nhưng chỉ 62% người mua sắm tại cửa hàng. Sau đây là 5 xu hướng mà các thương hiệu có thể tận dụng tối đa cho thời điểm Ngày Sale khủng.

Xu hướng #1: Người đi mua hàng khám phá lượt mua hàng và thương hiệu mới trước Ngày Sale khủng

Gần như cứ 1 trong số 2 người đi mua hàng được khảo sát sẽ bắt đầu lên kế hoạch mua sắm dịp cuối năm, thường là vào đầu tháng 10. Về phương diện khám phá online, công nghệ của Meta là kênh tăng trưởng hàng đầu, vượt xa các kênh khác (mạng xã hội không phải Meta, công cụ tìm kiếm, thương mại điện tử và trang web của cửa hàng) ít nhất 20%.

Ngày Sale khủng cũng là cơ hội có một không hai để thu hút người tiêu dùng mới. Một con số khó tin là có đến 94% người mua sắm vào dịp cuối năm có khả năng sẽ thử dùng thương hiệu mới, so với 66% thời gian còn lại trong năm. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực đồ may mặc, thời trang, thực phẩm và điện tử.

Nhằm tiếp cận và tạo niềm vui cho người đi mua hàng online trước khi diễn ra chương trình khuyến mãi vào Ngày Sale khủng năm 2021, nền tảng thương mại điện tử Tiki đã đạt 7,3 điểm về độ cải thiện khả năng nhớ đến quảng cáo sau khi chạy một chiến dịch nhiều giai đoạn liên kết sự kiện Ngày Sale khủng với chương trình thực tế The Next Face Vietnam trên Facebook Watch.

Xu hướng #2: Hoạt động thương mại trên mạng xã hội và người sáng tạo nội dung thúc đẩy sự khám phá và tương tác mạnh mẽ

Nền tảng xã hội là một trong những cách hiệu quả nhất để tiếp cận khách hàng mới. Khoảng 7 trong số 10 người đi mua hàng đánh giá cao niềm vui và sự dễ dàng khi khám phá ngẫu hứng trên các nền tảng xã hội, với 74% số người nói rõ ràng khả năng khám phá các mặt hàng phù hợp mà họ không chủ động tìm kiếm là rất hữu ích. Khoảng phần trăm số người tương tự cũng cho biết họ luôn lướt xem để tìm cảm hứng mua sắm khi online, ngay cả khi không chủ động mua sắm online.

Gần 80% người đi mua hàng trên mạng xã hội (những người đi mua hàng đã khám phá và/hoặc mua sắm trên các nền tảng xã hội) đã khám phá các sản phẩm trên công nghệ của Meta như Facebook, Instagram, WhatsApp và Messenger, thông qua đề xuất từ một người nào đó mà họ theo dõi (74%), nội dung được tài trợ (66%) hoặc nội dung video (56%). Tin trên Instagram, bảng tin trên Facebook và sàn giao dịch thương mại điện tử là 3 kênh khám phá hàng đầu thuộc công nghệ của Meta. Người sáng tạo nội dung cũng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng, với 55% người đi mua hàng trên mạng xã hội đồng ý rằng người sáng tạo nội dung ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Một nhóm người mua hàng trên mạng xã hội thậm chí còn lớn hơn - 65% số người được hỏi - cho biết rằng họ có nhiều khả năng sẽ tin tưởng một thương hiệu hợp tác với người sáng tạo nội dung đáng tin cậy.

Chiến dịch của Kiehl’s Malaysia là một ví dụ thực tế cho xu hướng này. Thương hiệu chăm sóc da này đã chạy một chiến dịch trong suốt lễ Ramadan, bao gồm sự kiện trên Facebook Live do người sáng tạo nội dung về lĩnh vực làm đẹp tổ chức, thu hút khách hàng mới và đạt được lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo gấp 8 lần.

Xu hướng #3: Công nghệ tương tác và sống động thúc đẩy quyết định mua hàng trong Ngày Sale khủng

Các công nghệ sống động mới nổi như AR/VR là cách để tăng mức độ tương tác của người đi mua hàng. Trên thực tế, 81% người đi mua hàng trên mạng xã hội được khảo sát cho rằng các công cụ AR có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ trong Ngày Sale khủng.

Sự kiện “Mua sắm trực tiếp” là một cách khác để thu hút người tiêu dùng. Việc phát trực tiếp các tương tác theo thời gian thực sẽ đẩy nhanh hành trình mua sắm, với việc người đi mua hàng chuyển từ mức độ nhận biết sang mua hàng trong một buổi phát: 77% người đi mua hàng trên mạng xã hội được khảo sát cho biết đã xem hoặc sẵn sàng tham gia sự kiện mua sắm trực tiếp online. Người đi mua hàng được thu hút bởi cơ hội nhìn thấy sản phẩm ngoài đời thực trước khi mua hàng, khuyến mãi độc quyền trong sự kiện trực tiếp, quyền truy cập thông tin chi tiết về sản phẩm trên màn hình cũng như có thể đặt câu hỏi và nhận câu trả lời theo thời gian thực.

Nhắn tin tức thì là một công cụ quan trọng khác để kết nối với người tiêu dùng. Năm ngoái, 72% số người đi mua hàng trên mạng xã hội đã gửi tin nhắn cho một doanh nghiệp qua IM khi họ mua sắm vào dịp cuối năm. Nhắn tin với công ty là cách dễ dàng và thuận tiện, thường mang lại phản hồi nhanh nhất và người dùng có thể trao đổi trực tiếp với nhân viên, thường là theo thời gian thực. Người đi mua hàng cũng hài lòng với cách tính năng nhắn tin tạo điều kiện để họ dễ dàng thanh toán các giao dịch mua, theo dõi đơn đặt hàng, cũng như quản lý hàng trả lại và tiền hoàn lại.

Để tăng cả doanh số tại cửa hàng lẫn doanh số online, KitKat Chocolatory Australia đã tối ưu hóa quảng cáo cho mục tiêu chuyển đổi và lưu lượng khách đến cửa hàng. Công ty này cũng tổ chức sự kiện trên Facebook Live để mọi người có thể dễ dàng mua hàng bằng tính năng Bình luận đến Messenger. Tính năng này sẽ tự động bắt đầu cuộc trò chuyện trong Messenger khi ai đó bình luận về buổi phát trực tiếp.

Xu hướng #4: Hành vi mua sắm thay đổi theo các Ngày Sale khủng khác nhau

Ngày Sale khủng là thời điểm mua sắm lớn: 81% người đi mua hàng dịp cuối năm được khảo sát cho biết là đã mua một món đồ nào đó trong ngày này vào năm 2021. Hơn một nửa số người đi mua hàng tìm hiểu về các giao dịch vào Ngày Sale khủng thông qua công nghệ của Meta, làm cho Meta trở thành nền tảng khám phá hàng đầu cho dịp mua sắm cuối năm.

Mặc dù vậy, không phải tất cả các Ngày Sale khủng đều giống nhau. Mặt hàng mọi người mua và lý do họ mua sắm sẽ khác nhau tùy theo Ngày Sale khủng. Vào ngày 10/10, người đi mua hàng có khả năng sẽ chi tiêu cho bản thân, mặc dù vào ngày 11/11, họ lại chuẩn bị cho mùa lễ. Các giao dịch mua vào dịp Black Friday và Cyber Monday thiên về các mặt hàng liên quan đến nhà cửa và CNTT. Ngoài ra, vào ngày 12/12 - Ngày Sale khủng phổ biến nhất - hầu hết các lượt mua được thúc đẩy do tâm trạng háo hức mua quà tặng và chuẩn bị cho dịp lễ. Cách mọi người lập kế hoạch cho Ngày Sale khủng cũng khác nhau, với hành vi thay đổi theo các thời điểm khác nhau.

Đối với Ngày Sale khủng 11/11, thương hiệu thương mại điện tử Đài Loan Jealousness đã chạy chiến dịch nhiều giai đoạn bằng cách dùng quảng cáo video trên Facebook với các mục tiêu khác nhau, nhờ đó đạt 4,5 điểm về độ cải thiện ý định mua hàng và tăng 10,8% về lượt chuyển đổi mua hàng.

Xu hướng #5: Người đi mua hàng xuyên biên giới phát triển mạnh nhờ trải nghiệm hấp dẫn và tập trung vào giá trị của thương hiệu

Chương trình khuyến mãi cuối năm là thời điểm tuyệt vời để phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế: 48% người đi mua hàng được khảo sát cho biết đã mua hàng xuyên biên giới vào năm ngoái và có đến 96% người đã thử dùng thương hiệu mới lần đầu tiên.

Khi quyết định có nên mua mặt hàng nào đó từ một quốc gia khác không, người tiêu dùng sẽ cân nhắc về giá cả, tình trạng hàng và chất lượng. Vấn đề về chuỗi cung ứng (như thời gian giao hàng lâu), phí vận chuyển đắt đỏ và lo ngại về khả năng trả hàng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng, cũng như mức độ tin tưởng của họ đối với người bán hoặc thương hiệu.

Doanh nghiệp có thể giúp giảm bớt một số lo ngại này bằng cách tận dụng những trải nghiệm hấp dẫn như tính năng mua sắm trực tiếp. Về hoạt động kinh doanh xuyên biên giới, 76% người đi mua hàng ở khu vực APAC, 46% người đi mua hàng ở khu vực EMEA, 54% người đi mua hàng ở khu vực LATAM và 34% người đi mua hàng ở khu vực Bắc Mỹ đã xem hoặc sẵn sàng xem sự kiện mua sắm trực tiếp. Cơ hội nhìn thấy sản phẩm ngoài đời thực, nhận ưu đãi độc quyền và có thể đặt câu hỏi theo thời gian thực trong khi đọc thông tin chi tiết về sản phẩm là tất cả lý do khiến người đi mua hàng yêu thích các sự kiện trực tiếp.

Khi hợp tác với đối tác đáng tin cậy, doanh nghiệp có thể thôi thúc mọi người khám phá và mang đến trải nghiệm mua hàng liền mạch cho khách hàng quốc tế. Thương hiệu đồ uống của Đài Loan Nature Fruit đã hợp tác với Đối tác kinh doanh của Meta là SHOPLINE để mở rộng sang thị trường Malaysia và đã tăng 50% lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo sau khi chạy chiến dịch.

Nguồn: Meta business news


 

#
Tác giả bài viết
Xin chào, tôi là Trâm Anh - Content Creator tại Brandsketer. Slogan mà tôi rất yêu thích là "Believe - Begin - Become". Hãy tin tưởng, hãy khởi đầu và bạn sẽ trở thành điều mà bạn luôn mơ ước.
Zalo Advertising & Marketing Brandsketer

Sân chơi Marketing dành cho cộng đồng của Brandsketer Việt Nam

Bài viết khác

Lên lịch hẹn "Meeting Online Miễn Phí" với đội ngũ chuyên gia của Brandsketer

* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.

Thông tin ứng tuyển

Laptop Không
Ứng tuyển
Gửi lại

Chọn liên hệ ngay

GỌI ĐỂ TƯ VẤN HOẶC ĐẶT LỊCH HẸN
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Gửi đi
Gửi lại