6 năm đi làm và những bài học mình đã đúc rút được

6 năm đi làm và những bài học mình đã đúc rút được

Trang chủ / Bài viết

6 năm đi làm và những bài học mình đã đúc rút được

Lương Ngọc Trâm Anh
24/11/2023 | Lượt xem : 916
6 năm đi làm và những bài học mình đã đúc rút được


Xem nhanhẨn

Với cùng một sự việc nhưng tùy thuộc vào nhận thức, kinh nghiệm và độ tuổi mà mỗi người sẽ có những góc nhìn và quan điểm khác nhau. Điều này cũng đúng khi chúng ta bước vào thế giới công sở. Lúc mới ra trường, các bạn trẻ nhìn thế giới qua lăng kính màu hồng, đầy tinh thần nhiệt huyết, hào hứng, năng động và có đôi chút bốc đồng, nổi loạn. Nhưng sau nhiều năm đi làm, trải nghiệm qua nhiều vị trí công việc khác nhau, chúng ta sẽ dần trưởng thành, suy nghĩ chín chắn và bao dung hơn. Bên cạnh đó, có những bài học bạn phải nhận ra để có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Đây cũng là lý do tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình với những bạn trẻ, đồng thời cũng ghi lại những kỷ niệm, để nhiều năm sau nhìn lại có thể thấy được sự tiến bộ và thay đổi của bản thân. Hy vọng rằng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những góc nhìn mới mẻ và hữu ích.

1. Luôn học hỏi, đào sâu kiến thức chuyên môn và kỹ năng mới để bản thân tốt hơn mỗi ngày

Mình đã gặp nhiều bạn có suy nghĩ và đổ lỗi rằng: Môi trường công ty này đồng nghiệp toxic, lương thưởng không xứng đáng, sếp dở,... (pla pla các kiểu) không giúp bạn phát triển được. Và bạn không thể học hỏi được gì từ chỗ này, bạn muốn chuyển việc đi chỗ khác. 

Thẳng thắn mà nói, cá nhân mình thấy môi trường sẽ là 1 trong những yếu tố thúc đẩy. Nhưng để bạn có thể phát triển tốt và tiến xa hơn trong sự nghiệp và cuộc sống, chính là sự nỗ lực học tập và những tư duy tích cực từ trong chính nội tại của mỗi người. Để bản thân trở nên xuất sắc hơn, chúng ta cần rèn luyện cho mình thói quen liên tục học hỏi và cải tiến mỗi ngày. Bằng cách trao dồi, đào sâu kiến thức chuyên môn, rèn luyện thêm các kỹ năng mới và mở rộng phát triển mối quan hệ chất lượng. 

Học hỏi cũng là một cách để tự tôn trọng và trân trọng giá trị của bản thân, giúp bạn trở nên tốt hơn chính mình của ngày hôm qua và bạn sẽ thấy cuộc sống của bạn tràn đầy ý nghĩa và niềm vui.

2. Nơi làm việc chủ yếu là mối quan hệ công việc, đừng để tình cảm khác làm ảnh hưởng

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, một người thầy từng dạy chúng mình rằng: “Mọi thứ đến vì điều gì thì sẽ đi vì điều đó”. Hãy nhìn lại trong môi trường làm việc của chúng ta xem, có phải đa phần chúng ta và đồng nghiệp quen biết nhau từ khi vào chung công ty? Tiếp nè, mình xét tới lý do lựa chọn: vì sao bạn lựa chọn vào công ty A làm việc thay vì chọn công ty B hay vì sao công ty A quyết định tuyển bạn thay vì tuyển 1 bạn tên XZY khác? Tất cả chúng ta đến với nhau có phải đều có chung 1 mục đích đó: nhận lợi ích và công việc bạn đang làm chính là thứ để níu giữ và duy trì tất cả những mối quan hệ đó.

Cốt lõi của các mối quan hệ giữa các cá nhân ở nơi làm việc là "công việc".

Vì thế, hãy bỏ đi những suy nghĩ trẻ con và ngớ ngẩn như là: chị đồng nghiệp thân thiết của mình nghỉ việc rồi, mình buồn quá và mình cũng nghỉ theo. Hay là mình và bạn đồng nghiệp C cãi nhau, nhìn cái mặt nó mình chẳng ưa gì cả thế là mình quyết định nghỉ việc,...

Dù sao cũng sẽ thật may mắn nếu bạn có được những người bạn thân ở nơi làm việc, họ sẽ giúp bạn thêm vui vẻ và có nhiều động lực hơn mỗi ngày để tới nơi làm việc. Tuy nhiên, đừng đặt quá nhiều tình cảm của mình vào họ một cách dễ dàng, rồi lại để ảnh hưởng đến công việc đó nhé.

3. Không dính líu tiền bạc với đồng nghiệp, kể cả sếp

Tiền bạc là một vấn đề nhạy cảm và có thể gây ra nhiều xung đột, đặc biệt là trong môi trường công sở. Không dính líu tiền bạc với đồng nghiệp, kể cả sếp, là một nguyên tắc cơ bản để duy trì mối quan hệ tốt đẹp và tránh những rắc rối không đáng có. 

- Thứ nhất, Tiền bạc có thể làm mất đi sự tôn trọng và tin tưởng: Nếu bạn vay tiền hoặc cho mượn đồng nghiệp tiền. Sẽ có các tình huống khó xử xảy ra như là: không trả đúng hạn, không trả đủ số tiền hoặc không trả lại tiền. Điều này có thể khiến cho các mối quan hệ trở nên xấu đi và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

- Kế tiếp, tiền bạc có thể gây ra sự ghen tị và ganh ghét lẫn nhau: Nếu bạn tiết lộ về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, hoặc đầu tư của bạn với đồng nghiệp, trong nhiều trường hợp xấu có thể gây ra sự ghen tị gây ảnh hưởng đến sự hợp tác và tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm.

- Tiền bạc có thể làm gây ra những mâu thuẫn và ảnh hưởng đến vị trí công việc của bạn: Đây là trường hợp thực tế mình đã từng chứng kiến khi sếp có dính líu tiền bạc với nhân viên. Mình còn nhớ thời điểm đó anh A ngày nào cũng mua đồ ăn sáng, ăn trưa và nước uống giúp sếp. Đến một ngày nọ (cũng vài tháng sau đó), anh A đưa nguyên danh sách thống kê tiền ăn hàng ngày của ông sếp, số tiền tổng cộng cũng lên vài triệu rồi. Cả hai đôi co qua lại và mọi chuyện vỡ lẽ ra dẫn đến xích mích mâu thuẫn khiến cả công ty có 1 trận drama.

Mặc dù việc xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và sếp là quan trọng, nhưng nên giữ khoảng cách về vấn đề tiền bạc để tránh tình huống khó xử. Đó là cách bạn có thể xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hòa đồng và hiệu quả.

4. Luôn tiết kiệm để giữ sự ổn định và chủ động về mặt tài chính

Tiết kiệm là một kỹ năng quan trọng để quản lý tài chính hiệu quả và đạt được những mục tiêu trong cuộc sống. Bằng cách tiết kiệm, bạn có thể giữ sự ổn định và luôn chủ động về mặt tài chính hay nói xui xui, lỡ đột ngột bị đuổi việc hay biến cố gì xảy ra thì cũng có tiền để xoay sở kịp thời chứ đúng không nè.

Thật ra, cái lời khuyên hãy tiết kiệm chúng ta nghe nhang nhảng mỗi ngày, hết chuyên gia này đến chủ tịch kia đều khuyên như vậy. Nhưng câu hỏi đặt ra thì làm sao để tiết kiệm trong khi lương hàng tháng còn không đủ chi tiêu? 

>>> Có một sự thật có thể bạn chưa nhận ra, đó là: Cho dù thu nhập bạn bao nhiêu đi chăng nữa, có thể là 5 - 6 tr/ tháng hay 20 -50 tr/tháng,... Nếu bạn không biết kiểm soát chi tiêu của mình thì bạn sẽ mãi mãi không bao giờ tiết kiệm được đồng nào cả. Vì thế, từ khóa chính chúng ta cần giải quyết chính là “kiểm soát những ham muốn của bản thân”. 

Nhớ lại xem nào, những khi bạn quyết định mua 1 món hàng nào đó thì động cơ chính của bạn là gì? Mình liệt kê thử nhé: 

- Vì thấy nó rẻ, giá hời,..

- Mua vì sự tiện lợi của nó,...

- Mua để chứng tỏ với cả thế giới rằng: mình có tiền, mình hiểu biết, mình sành sỏi hơn người,....

- Mua vì sự sợ hãi, sự fomo,... (sợ người ta mua hết, vì sợ người khác đánh giá rằng mình tuột hậu, sợ bị chê cười vì mình không sở hữu món đồ đó,...)

……..

Đây chính là 4 tử huyệt cảm xúc của một con người và hàng ngày, những nhãn hàng, thương hiệu và người bán,... đều tìm mọi cách tác động khiến chúng ta phải chi tiền. Nếu bạn không sớm nhận ra, bạn sẽ mua đến sạch túi những món hàng mà bạn có thể không bao giờ sử dụng tới.

Hãy nhớ: TIẾT KIỆM chính là BẢN LĨNH để giữ sự ổn định và chủ động về mặt tài chính.

Bạn cần xác định mục tiêu tiết kiệm, lập kế hoạch chi tiêu, theo dõi thu chi và tìm kiếm những cách gia tăng thu nhập và giảm chi phí. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn có thể quản lý tài chính một cách thông minh và hiệu quả.

5. Tất cả đều là duyên, nghỉ việc cũng vậy

Thời điểm mình chia sẻ bài viết này là cuối năm 2023, giai đoạn nền kinh tế thị trường vô cùng khó khăn - hệ lụy khủng hoảng sau hơn 2 năm dịch covid tàn phá toàn cầu và đáy của chu kỳ kinh tế. Khi mà mỗi ngày có hàng nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường, phải nộp đơn xin ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản. Thì việc bạn nằm trong danh sách lay-off là hết sức bình thường. 

Tất cả đều là một chữ “Duyên”, dù cho bạn xin nghỉ việc chủ động hay bị động thì bản chất vẫn là “Hết duyên”. Chúng ta đừng đặt nặng quá nhiều vấn đề: Ai Đúng - Ai Sai hay Trái - Phải,... gì ở đây. Bởi vì, đây chính là bản chất của cuộc sống hay trong đạo Phật thường nhắc đến 2 chữ “Vô Thường” - Tức là mọi chuyện trên đời đều có tính HỮU HẠN, có được rồi mất, đến rồi lại đi,... Hãy học cách chấp nhận và mỉm cười khi mọi chuyện dù Tốt hay Xấu đến với bạn. 

Nghỉ việc không phải là kết thúc, mà là khởi đầu của một chương mới trong cuộc đời bạn.

Như mình đã đề cập ở những phần trên, bạn hãy không ngừng tôi luyện nội lực của bản thân về chuyên môn, kỹ năng và cả tiết kiệm để chủ động tài chính. Thì khi những trường hợp “tệ” vô tình xảy đến, bạn cũng không quá lo lắng. Thay vào đó, bạn có nhiều thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi và định hướng lại con đường phía trước của mình. Hãy luôn mở lòng mình và sẵn sàng đón nhận những cơ hội mới, bạn sẽ thành công.

Lời kết

Trên đây là những điều mình đã học được và tự trải nghiệm sau nhiều năm rời ghế nhà trường. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là góc nhìn của riêng mình và chắc chắn sẽ không dành cho tất cả. Cảm ơn các bạn đã đọc và hãy để lại cho mình thấy những ý kiến của các bạn nhé, mình sẽ sẵn sàng tiếp thu. Xin chào và hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo nhé!

 

#
Tác giả bài viết
Xin chào, tôi là Trâm Anh - Content Creator tại Brandsketer. Slogan mà tôi rất yêu thích là "Believe - Begin - Become". Hãy tin tưởng, hãy khởi đầu và bạn sẽ trở thành điều mà bạn luôn mơ ước.
Zalo Cộng đồng CMO Brandsketer

Nhóm Zalo tìm hiểu Giám đốc Marketing Online Brandsketer Việt Nam

Bài viết khác

Lên lịch hẹn "Meeting Online Miễn Phí" với đội ngũ chuyên gia của Brandsketer

* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.

Thông tin ứng tuyển

Laptop Không
Ứng tuyển
Gửi lại

Chọn liên hệ ngay

GỌI ĐỂ TƯ VẤN HOẶC ĐẶT LỊCH HẸN
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Gửi đi
Gửi lại