60s To Sell Yourself - Đâu mới là cốt lõi Giao tiếp?

60s To Sell Yourself - Đâu mới là cốt lõi Giao tiếp?

Trang chủ / Bài viết

60s To Sell Yourself - Đâu mới là cốt lõi Giao tiếp?

Nguyễn Thị Anh Thư
23/10/2022 | Lượt xem : 1492
60s To Sell Yourself - Đâu mới là cốt lõi Giao tiếp?


Xem nhanhẨn

Trước khi vào đề, người đọc phải nhớ "Giao tiếp không phải là một sự chữa cháy để ''thâu tóm tâm lí'' người đối diện mà nó là một hành trình lâu dài thể hiện nội tại cá nhân và gắn kết với những người bên cạnh."

I. 3 Yếu tố cốt lõi trong giao tiếp

Chỉ với một cú click chuột bạn có thể tìm thấy vô vàn bí kíp giao tiếp trên Google. Nhưng những kỹ năng, thủ thuật thì chỉ kịp để chữa cháy, đâu mới thật sự là cốt lõi giao tiếp để chúng ta rèn luyện lâu dài?

1. Thần Thái

Thần thái nghe có vẻ hoa mỹ nhưng nói một cách đơn giản, đó là người khác thấy được sự tự tin, thu hút thông qua lời nói và cử chỉ của bạn : KIẾN THỨC - TRẢI NGHIỆM - ÁNH MẮT

Kiến thức giúp bạn mở mang và trải nghiệm để bạn thực hành lý thuyết, rèn luyện 2 thứ này giúp cho lời bạn nói có chiều sâu hơn. Và ánh mắt cực kì quan trọng, bạn không cần có một đôi mắt biết nói, nhưng ít nhất khi bạn trò chuyện, mắt không ngó ngang ngó dọc, nhưng cũng đừng nhìn chằm chằm vào đối phương, bạn có thể nhìn vào mắt 4 giây và 2 giây nhìn chỗ khác để việc nhìn vào mắt trở nên thoải mái hơn nhé.

2. Diễn đạt

- Tùy từng đối tượng, tình huống mà chúng ta chọn cách diễn giải phù hợp, nhưng "từ tốn, ngắn gọn, súc tích" là điều mà bạn phải có trong giao tiếp, xin đừng giông dài, nói nhiều không bao giờ là cách.

- Kể câu chuyện : Những ví dụ gần gũi với đời sống bao giờ cũng dễ hiểu và dễ tiếp thu hơn là lý thuyết khô khan. Và để kể một câu chuyện hay, hoặc là bạn có năng khiếu kể chuyện bẩm sinh, hoặc là bạn phải luyện, chỉ bằng một cái nhấc chân vào thư viện để đọc những câu chuyện của tác giả và thêm một cái nhấc chân nữa để ra ngoài gặp gỡ, lắng nghe câu chuyện đời thường.

- Kỹ thuật : Kỹ năng thuyết trình, xử lí tình huống, kỹ thuật cao độ, trường độ, v.v. hay kỹ năng giao tiếp nói chung đều là những yếu tố giúp cho việc giao tiếp hiệu quả hơn. Nhưng kỹ thuật là cái thiếu cũng không được mà thừa cũng không xong nên bạn đừng lạm dụng chúng nhiều quá nhé.

3. Body language

Và yếu tố cuối cùng không thể thiếu chắc chắn là ngôn ngữ cơ thể. Đúng và đủ, cử chỉ nhuần nhuyễn và dùng với liều lượng phù hợp sẽ tạo được sự linh hoạt. Một ánh mắt tự tin, một nụ cười đúng lúc, hay một cái nhấc tay nó cũng làm mượt mà hơn cuộc giao tiếp của bạn.

II. 5 Nguyên tắc người nói 

1. Lắng nghe đúng cách

Đây hẳn là quy luật mà bạn đã nghe rất nhiều lần, nhưng Brands sẽ chia sẻ với bạn một khía cạnh khác của lắng nghe. Có đến 4 loại lắng nghe cơ bản, và tùy từng trường hợp mà bạn hãy chọn cách lắng nghe phù hợp nhé :

- Nghe để thưởng thức : Nghe để cảm nhận và không cần suy nghĩ gì nhiều.

- Nghe để học hỏi : Trường hợp này để nghe tốt hơn bạn cần phát triển 2 kỹ năng kèm theo là kỹ năng hệ thống lại để thấy được một bức tranh trọn vẹn và kỹ năng đặt câu hỏi để hiểu sâu hơn.

- Nghe để đánh giá : Thường áp dụng nhiều trong teamwork, tranh biện, và nghe ở đây là để giải quyết một vấn đề nào đó, nên không chỉ nghe thôi mà sau đó bạn cần đưa ra quan điểm của mình về vấn đề đó.

- Nghe để đồng cảm : Với tình huống này, lúc nghe đừng nghĩ quá nhiều, đừng phán xét đúng sai, đừng vội đưa ra bất cứ lời khuyên nào mà hãy thật sự lắng nghe để nghe ra được cảm xúc của người đó. Hãy chân thành để tâm vào câu chuyện, đôi khi bạn không thật sự hiểu hết toàn bộ cảm xúc của họ nhưng việc mà bạn nghiêm túc lắng nghe đó cũng đã là niềm đồng cảm lớn nhất với đối phương rồi.

2. Đặt mình vào người đối diện

Mỗi chúng ta sinh ra và trưởng thành trong những hoàn cảnh khác nhau, suy nghĩ, tính cách, trải nghiệm cũng khác nhau nên nếu không đặt mình vào vị trí người khác, bạn sẽ không thể hiểu nổi tại sao họ lại làm như thế. Đặt mình vào người đối diện, để ta có cái nhìn đa chiều hơn, từ đó lời nói ra cũng sẽ có chiều sâu hơn.

3. Ai cũng có cái khó riêng? 

Ai cũng có cái khó riêng của mình, nên khi mà bạn thật sự thấu hiểu đối phương, bạn mới có thể cảm thông và chấp nhận, lời nói mới có thể nhân văn, cuộc trò chuyện mới trọn vẹn là sự kết nối. Như trong sách Giao tiếp bằng trái tim cũng có một câu trích dẫn như sau:

''Mọi người cho rằng sự hài hòa trong giao tiếp chính là làm thế nào để đối phương lắng nghe, chấp nhận mình mà quên bẵng việc mình cần quan sát tìm hiểu các nhu cầu thực sự của đối phương.''

4. Tĩnh tại cảm xúc

Có thể đây là khái niệm hơi ''lạ'' mà bạn ít nghe trong giao tiếp. Tĩnh tại ở đây là bạn vẫn giữ được bình tĩnh, không bị cuốn theo cảm xúc, không bị bên ngoài tác động, khi đó bạn sẽ không nói ra những lời nóng giận, mang cái tôi, không những không giải quyết được vấn đề mà còn làm phức tạp nó hơn. Và làm sao để rèn sự tĩnh tại này? Câu trả lời là bạn cần có nội tại, xin hãy nhìn ảnh dưới đây để biết nội tại là gì.

Người có nội tại yếu, sẽ bị thế giới bên ngoài tác động, nhào nặn. Người có nội tại mạnh sẽ giữ được bình tĩnh và cái chất của mình, lúc nói ra cũng sẽ thể hiện được quan điểm, chính kiến của mình một cách khéo léo.

5. Tử huyệt cảm xúc 

Đa phần chúng ta đều sẽ có một hoặc cả bốn tử huyệt cảm xúc sau : TIỀN TÀI - DANH VỌNG, VẬT CHẤT - NHU CẦU BẢN THÂN - TÌNH YÊU (Nhu cầu được yêu thương). Ai cũng có nỗi sợ và nhu cầu riêng, chỉ khi bạn xác định được nó bạn mới có thể điều chỉnh cách giao tiếp cho phù hợp, tập trung và giải quyết nhu cầu của họ. Từ đó việc giao tiếp sẽ đạt hiệu quả hơn, nhưng nhớ là hãy dùng kỹ năng này theo đường ''chính quy'' chứ đừng dùng nó thao túng người khác đấy nhé.  -_- 

III. Luyện tập 

Không cần nói quá nhiều chúng ta đều biết được tầm quan trọng của giao tiếp, và đó là một chặng đường dài, không thể chỉ ngày một ngày hai là giỏi ngay được nên bạn nhớ thường xuyên luyện tập các yếu tố phía trên nhé. Một bài tập nhỏ mà Brandsketer dành cho bạn : "60s to sell yourself - Bạn có 60s để giới thiệu bản thân mình sao cho ấn tượng nhất trong 1 sự kiện lớn trước hàng trăm người, hãy vận dụng tất cả những gì bạn có : Câu từ, thần thái, giọng nói, kỹ năng, sự tự tin,... Hãy chuẩn bị nó và chia sẻ với đội ngũ của Brands bất cứ lúc nào! "

IV. Lời kết

Giao tiếp không phải là một sự chữa cháy để ''thâu tóm tâm lí'' người đối diện mà nó là một hành trình lâu dài thể hiện nội tại cá nhân và gắn kết với những người bên cạnh. Và bạn biết không, đỉnh cao thật sự trong giao tiếp không phải là một thần thái hút hồn hay giọng nói trầm ấm, cũng không phải kỹ năng, chúng chỉ là những phương tiện để bạn có thể giao tiếp hiệu quả hơn. Mà đỉnh cao thật sự đó chính là giao tiếp bằng trái tim, bằng sự chân thành, chất ''thật'' trong mỗi chúng ta. Với bài viết trên, hi vọng mang đến những gạch đầu dòng hữu ích cho bạn về giao tiếp. Chúc các bạn thành công trong giao tiếp!

---

Đúc kết từ CC Brandsketer | 22.10.2022 | Trainer Lê Hoàng 

Đọc thêm: Top 10 Influencer, Best Instagram,.... có sức ảnh hưởng nhất 2021, họ là ai?

 

 
#
Tác giả bài viết
mmm
 Dự án : 152 | Bài viết : 13 | Brands Age : 4 năm
Zalo Brandsketer Việt Nam

Đăng ký theo dõi Zalo OA của Brandsketer để nhận thông tin mới nhất.

Bài viết khác

Chúc mừng năm mới Quý Mão 2023 Chúc mừng năm mới Quý Mão 2023
Lê Hoàng
24/01/2023 | Lượt xem : 778
4 Hormone hạnh phúc của Brandsketer    4 Hormone hạnh phúc của Brandsketer
Lê Ngọc Diễm
03/01/2024 | Lượt xem : 645
[LIVE] Phần 3 - Bốn cách tăng đơn trên Livestream [LIVE] Phần 3 - Bốn cách tăng đơn trên Livestream
Lê Ngọc Diễm
05/04/2023 | Lượt xem : 1313
6 NGUYÊN TẮC CHO TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ.    6 NGUYÊN TẮC CHO TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ.
Lê Hoàng
29/07/2023 | Lượt xem : 1591

Lên lịch hẹn "Meeting Online Miễn Phí" với đội ngũ chuyên gia của Brandsketer

* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.

Thông tin ứng tuyển

Laptop Không
Ứng tuyển
Gửi lại

Chọn liên hệ ngay

GỌI ĐỂ TƯ VẤN HOẶC ĐẶT LỊCH HẸN
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Gửi đi
Gửi lại