Người ta thường nói, mối quan hệ giữa Agency và Client không hề bền vững. Và trong thực tế, rất ít những Agency và Client trở nên gắn bó với nhau sau thời gian làm việc. Vậy, mâu thuẫn giữa họ là gì? Và liệu có giải pháp nào để giúp cả hai thiết lập mối quan hệ? Hãy cùng Brandsketer mổ xẻ nguyên nhân trong bài viết này.
Có lẽ, mâu thuẫn đầu tiên mà Agency thường hay gặp phải với khách hàng đó chính là nguồn kinh phí (Budget) thực hiện cho một chiến dịch Marketing – Quảng cáo hoặc các dịch vụ khác. Theo tâm lý chung, đa phần khách hàng đều muốn tiết kiệm tối đa kinh phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh. Và chính điều này đã “vô tình” làm khó các Công ty quảng cáo.
Theo kinh nghiệm và những chia sẻ từ cả Client lẫn Agency, Brandsketer hiểu rằng, để tạo ra một chiến dịch Marketing hiệu quả, Agency cần phải có ý tưởng và sự “chi đậm” từ khách hàng để có thể biến ý tưởng trên Brief thành hiện thực. Ý tưởng càng sáng tạo, nguồn kinh phí càng cao.
Nguồn kinh phí hạn hẹp khiến các Agency khó lòng "sáng tạo"
Nhưng, đa phần các Client lại không nghĩ như thế. Họ cho rằng, chỉ cần đưa ra Budget nhất định, các Agency cần phải tìm ra giải pháp vừa đủ trong nguồn chi của họ mà vẫn mang lại hiệu quả cao.
Vì hai luồng suy nghĩ khác nhau và đôi khi, khách hàng lại “vô tình” không hiểu rằng, với một mức kinh phí thấp thì thành phẩm sẽ khó có thể chất lượng. Bởi, tiền nào của nầy mà.
Đây là điểm mấu chốt thứ hai khiến cho mối quan hệ giữa Agency và Client trở nên rạn nứt và trở thành hai thái cực đối lập như “oán thù nghìn năm”.
Không giống như các loại hình kinh doanh khác, hoặc bán sản phẩm hoặc sáng tạo để tạo ra thành phẩm như thiết kế, in ấn,… các Agency quảng cáo bao gồm cả hai nhiệm vụ: Vừa sáng tạo ý tưởng vừa thực hiện chiến dịch quảng cáo (gồm cả online lẫn offline).
Song, không phải lúc nào ý tưởng cũng được Client nhìn ra cái hay và duyệt chi để thực hiện. Những ý tưởng hay được các Agency quảng cáo tâm đắc đôi khi…bị dẹp bỏ bởi một lý do đơn giản: Khách hàng không thích hoặc không thấy có gì thú vị, mặc dù ý tưởng đó có thể sẽ tạo nên một “viral” trong ngành quảng cáo.
Cũng có một số trường hợp, vấn đề về ý tưởng không xuất phát từ các Client mà nằm ngay chính Agency. Những ý tưởng nghèo nàn, không có gì nổi bật hoặc các câu Slogan nhạt thếch, nội dung nhàm chán từ phía các Công ty quảng cáo khiến khách hàng không thể nào “nuốt trôi”. Và việc phải làm lại một Brief mới là điều không có gì bất ngờ.
Xem thử: Những sai lầm thiếu hiểu biết khi thuê Agency chạy Google Adwords
Brandsketer đã ghi nhận có rất nhiều trường hợp Agency khốn đốn khi gặp các Client “điều khiển thời gian”, tức là họ đòi hỏi phải có Brief trong thời gian ngắn nhất. Không chỉ có trong quảng cáo mà vấn đề này còn gặp phải ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong in ấn và thiết kế.
Ở lĩnh vực thiết kế, các nhân viên thiết kế là người “chịu trận” nhiều nhất khi thường phải nhận những cuộc gọi bất đắc dĩ vào các khung “giờ linh” hay các cuộc gọi yêu cầu thiết kế gấp. Ví như sáng gọi điện thiết kế logo hoặc thiết kế Website nhưng deadline đến chiều phải có vì lý do “cần gấp”.
Tương tự như thiết kế, các Agency cũng thường hay gặp những trường hợp “chẳng biết cười hay khóc” khi khách hàng ra deadline gửi Brief trong thời gian nhanh nhất, như ký kết hợp đồng buổi sáng và buổi chiều phải có brief chẳng hạn.
Và nếu làm trong ngành Marketing – Quảng cáo, ắt hẳn bạn cũng biết, để cho ra một bản Brief hoàn chỉnh, thời gian thực hiện phải mất bao lâu rồi chứ?
Không chỉ riêng hai lĩnh vực trên, các Agency thực hiện chiến dịch Marketing Online, SEO website cũng dễ bị “dính đạn” từ khách hàng. Điển hình như các Công ty SEO web, thời hạn để Website khách hàng lên là tối thiểu 3 tháng. Tuy nhiên, có nhiều khách hàng chỉ mới một tháng đầu tiên đã gọi điện yêu cầu giải trình về việc Website không lên top Google, thậm chí còn đòi thanh lý hợp đồng. Rơi vào trường hợp như vậy, các Công ty SEO website phải tính sao?
Ắt hẳn, vấn đề này khiến rất nhiều Agency bức xúc bởi tình trạng “mèo lại hoàn mèo” rất dễ diễn ra. Diễn ra như thế nào, mời bạn tham khảo câu chuyện dưới đây:
Công ty X. chuyên thực hiện thiết kế logo. Một khách hàng nọ yêu cầu thiết kế cho họ một logo với thời hạn deadline 2 ngày với mức chi khá cao. Vớ được mối to, công ty X. vô cùng mừng rỡ và bắt tay vào thực hiện.
Sau khi hoàn thành xong logo, công ty X nhanh chóng gửi cho khách và hi vọng khách sẽ gật đầu đồng ý. Nhưng, khách hàng lại phản hồi lại và yêu cầu chỉnh sửa một chút. Lần 1, lần 2, lần 3,… lần thứ n, khách hàng vẫn chưa duyệt. Cuối cùng, vị khách đó yêu cầu gửi lại file thiết kế đầu tiên do công ty X. thực hiện.
Bạn thấy mẫu chuyện trên quen không? Vâng, đó chính là những gì mà các Agency thường gặp.
Trên đây là 4 mâu thuẫn thường gặp giữa Agency và Client mà Brandsketer tổng hợp được. Và đây chính là bước đệm để tìm ra giải pháp biến “mối thâm thù” Công ty và khách hàng trở thành “bạn bè thân thiết”.
Để mối quan hệ giữa Agency và Client trở nên có hậu, cả hai cần phải thấu hiểu công việc của nhau hơn và cảm thông nhiều hơn.
Có một thực tế là, Client thường gắn họ với sản phẩm/dịch vụ nhiều hơn, trong khi các Agency lại đặt mình vào vị thế người tiêu dùng, tìm ra Insights của họ để thực hiện các chiến dịch hiệu quả.
Và có thể thấy được, nhiều Clients hiện nay vẫn đang xem mối quan hệ giữa mình với Agency là chủ - tớ, khiến mối quan hệ trở nên căng thẳng. Để làm giảm tình trạng này, Client cần phải tôn trọng Agency nhiều hơn, biến mối quan hệ chủ - tớ thành bạn. Trong khí đó, các Agency cũng cần thể hiện thái độ, trách nhiệm nhiều hơn trong công việc.
Còn nữa, để hiều thêm về công việc của các Agency Marketing, mời bạn tham khảo bài viết này.
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN