Hai ông bạn già đã từng kề vai sát cánh bước qua biết bao đợt sóng thị trường, nếm đủ mùi từ hạnh phúc tiền xài phủ phê đến cả khi biến động đến mức ổ bánh mì phải bẻ đôi nuốt vào còn thấy nghẹn ở cổ. Thời điểm đó 2 ông có cùng mục tiêu mở công ty riêng để vận hành theo cách riêng, chính điều đó đã gắn kết 2 người tưởng đâu sẽ gắn với nhau như thể tay trái và tay phải không tách rời dù có chuyện gì xảy ra. Quả là không phụ lòng nhau, bằng sự kiên trì, có mục tiêu rõ ràng mà 2 ông đã có cơ hội sở hữu công ty riêng của chính mình. Thông qua câu chuyện của 2 ông, mình chợt nhận ra có nhiều thứ mình cần phải học và thật vinh hạnh khi được học từ chính những trải nghiệm quý báu mà 2 ông đã trả bằng thanh xuân tuổi trẻ của chính mình. Cùng mình đi qua 4 bài học này nhé !
Khách hàng ngày nay có nhiều lựa chọn để mua để hợp tác, mỗi khách hàng đến với mình có thể 1 phần là vì duyên, nhưng một phần là trao cho chính doanh nghiệp đó một cơ hội được thể hiện giá trị đến khách hàng. Có thể đến từ giá cả, dịch vụ chăm sóc, thái độ nhân viên, lời hứa hẹn,...
Thông qua đó cả 2 bên sẽ hiểu được giá trị đang trao đi là gì. Phía doanh nghiệp sẽ cảm thấy vui vì đã xử lí xong vấn đề cho khách hàng, tăng độ uy tín thương hiệu của chính mình, cũng như phía khách hàng đang trao đi là sự tin tưởng, cho cơ hội doanh nghiệp thể hiện qua dự án, sản phẩm. Khách hàng trả tiền cho bạn, để được bạn phục vụ như ông hoàng - 1 câu nói mà bản thân mình thấy vừa đúng mà vừa sai. Đúng là họ trả tiền để được phục vụ, nhưng rõ ràng giá trị mình mang đến cũng giá trị như cách họ trả cho mình.
- Ông K. : Dạo này tôi thấy ông kí hợp đồng vài trăm triệu từ mấy con ốc vít bé tí. Ông lên dữ à ?!
- Ông M. : Hợp đồng đến từ nhà phân phối mới đấy. Ông đấy, lúc trước mua mỗi lần chỉ 1-2 con ốc nhỏ thôi. Lần nào đến, tôi cũng tìm loại ổng mua cả buổi, may sao vẫn có loại ổng cần.
Không nên có sự phân biệt to hay nhỏ mà hãy nhận ra mỗi khách hàng sẽ có giá trị riêng và như nhau. Đương nhiên, giá trị chúng ta trả hay trao đi vẫn sẽ như nhau.
Nếu chưa rõ đạo đức trong kinh doanh là gì? Hãy đọc "Đạo đức trong kinh doanh tại Brandsketer Việt Nam". Hiểu một cách đơn giản, Đạo Đức trong kinh doanh bao gồm những hành động đúng đắn và trung thực trong mọi hoạt động của doanh nghiệp - một khái niệm cần thiết và có trọng lực để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động theo các quy định pháp luật. Đồng thời, tôn trọng các giá trị đạo đức và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu bất kì doanh nghiệp nào thiếu đạo đức trong kinh doanh, doanh nghiệp đó ắt hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn và hậu quả tiêu cực về lâu về dài trong tương lai.
Điều này không chỉ ảnh hưởng, làm mất đi uy tín và niềm tin của khách hàng, mà còn làm gia tăng nguy cơ phải đối mặt với những lệnh cấm hoặc hậu quả pháp lý trầm trọng. Cuối cùng ảnh hưởng đến tài chính, danh tiếng và sự tồn tại của doanh nghiệp trên thương trường.
- Ông M. : Vì để đủ KPIs, nhân viên tôi đã liên hệ khách hàng của các bạn khác trong công ty thuyết phục hợp tác dựa vào những thiếu sót của người khác.
- Ông K. : Vậy các bạn nào bị khách ngừng hợp tác nên xem lại cách chăm sóc và cách làm việc với khách hàng.
- Ông M. : Uhm cũng đúng. Nhưng cái tôi suy nghĩ mấy nay là việc lấy khách từ đồng nghiệp khác nhiều hơn.
Kinh tế đang phát triển bằng tốc độ chóng mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Giữa bối cảnh đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tỏ ra quan tâm lợi nhuận hơn là ĐẠO ĐỨC trong kinh doanh. Nhưng, lẽ thường tình, đạo đức trong kinh doanh là quan trọng, nó là nền tảng để xây dựng doanh nghiệp có khả năng phát triển bền vững. Tự cứu lấy doanh nghiệp, cứu bản thân không sai nhưng nếu để vi phạm đạo đức kinh doanh là bạn đang sai.
- Ông K. : Nguồn mạch doanh nghiệp là văn hoá công ty. Nhân viên còn trẻ sẽ thiếu sót nhiều về cả kinh nghiệm, cách sống và thái độ. Ông có nghĩ doanh nghiệp cần có bộ lọc thật gắt buổi phỏng vấn đầu tiên không ? Thay vì để chúng bước vào tự tung tự tác ?!
- Ông M. : Tôi với ông đã già đi qua nhiều vấp ngã, thất bại. Tuổi trẻ ngông cuồng, nhiệt huyết, sống thật đó là chất xúc tác không thể thiếu cho thành công. Mỗi doanh nghiệp có mỗi văn hoá, định hướng, sự phát triển riêng. Vì thế, nên xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, tôn trọng nhân viên và khách hàng, thường xuyên đào tạo, rèn luyện nhân viên về đạo đức trong kinh doanh thì nguồn dinh dưỡng này sẽ ngấm đọng lại thôi ông à.
Có những nơi lại bảo đào tạo về CHUYÊN MÔN & QUY TRÌNH là đủ rồi, tự bản thân nhân viên phải biết cách đối nhân xử thế và cư xử đúng mức trong các tình huống cuộc sống. Nhưng thật ra, muốn có một nguồn nhân sự mạnh mẽ ta phải đào tạo TỪ BÊN TRONG. Vận hành nuôi dưỡng một công ty dù to dù nhỏ, chúng ta cũng cần tầm nhìn xa và đưa ra những quyết định đúng đắn, có trách nhiệm. Không chỉ đảm bảo sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của khách hàng, không gây hại đến môi trường và cộng đồng. Mà còn cần chú trọng đến quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan, bao gồm cả nhân viên, khách hàng, cộng đồng, đối tác kinh doanh.
Không ai sinh ra đã có đủ đầy kinh nghiệm, vốn sống cả, càng lớn chúng ta sẽ trải các khoảnh khắc yêu thương, thù hận, bức bối, thất vọng để có thể đánh đổi cảm xúc cao hơn và mạnh mẽ hơn ở thời khắc chúng ta gọi là thành công vào sau này. Nếu doanh nghiệp không ổn ở một thời điểm, đó là lúc thể hiện năng lực của chính mình để cứu lấy doanh nghiệp. Dù kết quả tốt hay xấu thì cũng do chính ta thực hiện thì rất đáng tự hào khi kể về.
Nhưng chỉ vì lợi nhuận, vì sự sống còn của doanh nghiệp bạn mà đánh đổi cả đạo đức trong kinh doanh thì thương trường này cũng sẽ bài trừ bạn, bởi không sớm thì muộn vì rõ ràng nó chẳng có giá trị gì cho xã hội.
Lời nhắn nhủ từ ông K. và ông M.
Dẫu biết thương trường phải cạnh tranh, thị trường nghìn khắc nghiệt nhưng bắt đầu vì điều gì thì chính nó cũng có thể là dấu chấm hết cho bất kì tình huống nào.
Kết lại, các doanh nghiệp cần phải có tâm và có tầm trong kinh doanh. Cần hiểu rõ giá trị của đạo đức trong kinh doanh và đặt nó lên hàng đầu. Bằng cách đảm bảo đạo đức trong kinh doanh, doanh nghiệp sẽ đạt được sự phát triển bền vững và tạo ra giá trị cho xã hội.
Ngoài ra, Brandsketer có cập nhật các khoá học ngắn và các thông tin về thương hiệu, digital ở Group Facebook và Group Zalo. Tham gia học hỏi, trao đổi cùng chúng mình nhé.
Đọc thêm : [Quick Post] Doanh nghiệp bạn thường tìm kiếm khách hàng từ đâu?
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN