Khi bạn đi thuê một Agency để chạy quảng cáo hay làm một chiến dịch marketing nào đó, bạn thường hay có xu hướng chung yêu cầu đối phương "Bên em cam kết được gì cho anh/chị?". Nhưng khoan, trước tiên trả lời Hoàng muốn hỏi bạn rằng bạn có cở sở gì cho câu hỏi đó không? Tôi là người bỏ tiền nên tôi có quyền đòi hỏi, vậy Hoàng hỏi bạn nhé? "Bạn có cam kết được khi đi làm sẽ hoàn thành 100% công việc đề ra bất cứ lúc nào, bất cứ khi nào không? Nếu chỉ cần sai, trễ giờ 1p chẳng hạn bạn phải trả lại 3 tháng lương". Bạn sẽ nói là còn bị tác động bởi nhiều yếu tố....
Yah, vấn đề ở đấy đấy, bạn có biết cảm giác của ai đó nói rằng "tôi không quan tâm, đó là việc của bạn" là thế nào không? Thẳng thắn là khách hàng ai cũng cần, nhưng quan điểm rõ ràng của Hoàng là "chọn bạn mà chơi, chọn khách để làm". Nếu đã cố gắng giải thích hoặc bằng mọi cách mong muốn khách hàng hiểu vấn đề nhưng không được, Hoàng sẽ chọn cách từ chối làm việc. Vì dù sao đi nữa, tiền không phải là tất cả để rồi sau này rước vào một mớ phiền hà, thời gian đó Hoàng để làm việc khác, tư tưởng thoải mái sẽ tốt hơn.
Đó là câu chuyện về QUAN ĐIỂM LÀM VIỆC, nhưng video này không phải để chỉ trích, câu hỏi đặt ra tiếp theo là : CHUYỂN ĐỔI TRONG QUẢNG CÁO NÓI RIÊNG VÀ MARKETING NÓI CHUNG PHỤ THUỘC VÀO NHỮNG YẾU TỐ NÀO? Chuyển đổi trong digital viết tắt là CR, người ta tính chuyển đổi không cứ phải là khách NET, nó còn phụ thuộc vào mục tiêu ban đầu của client (khách hàng) :
- Engagement (Tương tác): Like, share, comment
- Impressions (Hiển thị) : View
- Lead : Tin nhắn, thông tin điền form...
Vấn đề là, bạn muốn chuyển đổi là gì cũng được nhưng trong phễu nhu cầu - hành vi của khách hàng bạn có xác định được sản phẩm/dịch vụ của mình đang ở đâu trong thị trường hay không?
Chỉ khi nào bạn biết cái này là cái gì? Trả lời cho mình câu hỏi trên bạn mới thực sự biết chuyển đổi của mình đang nằm ở đâu và có cơ sở để đòi hỏi được, như bảng trên hãy nghĩ về câu chuyện "ví dụ về bột giặt Omo" vào đầu thập niên 2000 trở về đây khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Qua ví dụ đó bạn sẽ thấy chuyển đổi, của bạn sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau :
1. Thị trường : Hành vi người tiêu dùng, đối thủ, thời điểm lên xuống (Ví dụ dịch bệnh, tết, sau tết)
2. Giá + chất lượng sản phẩm
3. Quảng cáo : Target + content
4. Sale : Bộ phận bán hàng
5. Một số vấn đề khác....
CAM KẾT ! Lúc này phải dựa trên các yếu tố này để trả lời chính xác cho client biết, nếu bạn nói rằng "Bên em có cam kết đơn hàng cho anh/chị hay không? thì hãy tự trả lời rằng agency có được kiểm soát luôn khâu chất lượng chốt đơn, phòng sale hay không? Bạn nói là yên tâm, phòng sale bạn gặp khách nào chốt khách đó thì có vẻ bạn hơi tự tin thái quá, bạn lấy cơ sở nào để đánh giá điều đó, nếu khách hàng không rep hoặc hỏi tới giá xong biến mất hoặc họ ko có hứng trả lời sau 1 thời gian ngắn thôi 1h - 2h không thấy chủ shop rep thì Hoàng cá luôn, xu hướng chung là bạn đổ lỗi tại khách hàng không NET, tại marketing chạy không đúng target. WHAOO !
Nào ! Bạn đã hiểu vấn đề chứ, còn nếu bạn coi video này là một "trash clip" thì hãy cứ tin tưởng vào các lời mời chào CAM KẾT ĐƠN HÀNG như thế này, thì khả năng cao lắm là bạn mất tiền làm việc với một nick ảo trên mạng.
NÊN, LỜI KHUYÊN LÀ : Hãy đổi lại câu hỏi, chúng tôi cam kết được tới đâu? Dựa trên những gì? Và chúng tôi có kế hoạch gì cho nhãn hàng của anh/chị? Marketing, hay quảng cáo nói chung không thể làm các gói 5 triệu - 10 triệu có sẵn để khách tự chọn lấy được, marketing là làm dựa trên ngân sách hiện có của khách hàng, bằng với ngân sách đó agency giải quyết câu chuyện LÀM SAO ĐỂ CÓ HIỆU QUẢ TỐI ƯU NHẤT.
Qua video này, chúc cho các anh/chị sẽ luôn tỉnh táo, sáng suốt khi lựa chọn agency thực thi các dự án quảng cáo cho công ty. Một lần nữa, tôi là Lê Hoàng, quản lý chính tại Brandsketer Việt Nam, xin chào và hẹn gặp lại.
----------------------------
TÓM TẮT:
CHUYỂN ĐỔI TRONG QUẢNG CÁO NÓI RIÊNG VÀ MARKETING NÓI CHUNG PHỤ THUỘC VÀO NHỮNG YẾU TỐ NÀO? Chuyển đổi trong digital viết tắt là CR, người ta tính chuyển đổi không cứ phải là khách NET, nó còn phụ thuộc vào mục tiêu ban đầu của client (khách hàng) :
- Engagement (Tương tác): Like, share, comment
- Impressions (Hiển thị) : View
- Lead : Tin nhắn, thông tin điền form...
Vấn đề là, bạn muốn chuyển đổi là gì cũng được nhưng trong phễu nhu cầu - hành vi của khách hàng bạn có xác định được sản phẩm/dịch vụ của mình đang ở đâu trong thị trường hay không? Hãy nghĩ về câu chuyện "ví dụ về bột giặt Omo" vào đầu thập niên 2000 trở về đây khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Qua đó bạn sẽ thấy chuyển đổi phụ thuộc vào những yếu tố sau :
1. Thị trường : Hành vi người tiêu dùng, đối thủ, thời điểm lên xuống (Ví dụ dịch bệnh, tết, sau tết)
2. Giá + chất lượng sản phẩm
3. Quảng cáo : Target + content
4. Sale : Bộ phận bán hàng
5. Một số vấn đề khác....
Phải dựa trên các yếu tố này để trả lời chính xác cho client biết, thay vì hỏi rằng "Bên em có cam kết đơn hàng cho anh/chị hay không?" thì hãy tự trả lời rằng "agency có được kiểm soát luôn khâu chất lượng chốt đơn, phòng sale hay không?".
------------------------------------------
Tham khảo thêm: Quy trình phân tích và định hướng kế hoạch quảng cáo cho Bất Động Sản của Brandsketer tại: Phần 1 - Phần 2 - Phần 3
Các bài viết liên quan:
Tư duy ÔNG CHỦ cho những ai đang CHẠY QUẢNG CÁO
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN