BIG IDEA | Xây dựng ý tưởng chiến dịch quảng cáo dựa trên lý tính và xúc cảm

BIG IDEA | Xây dựng ý tưởng chiến dịch quảng cáo dựa trên lý tính và xúc cảm

Trang chủ / Bài viết

BIG IDEA | Xây dựng ý tưởng chiến dịch quảng cáo dựa trên lý tính và xúc cảm

Nguyễn Tấn Trung
24/10/2023 | Lượt xem : 784
BIG IDEA | Xây dựng ý tưởng chiến dịch quảng cáo dựa trên lý tính và xúc cảm


Xem nhanhẨn

"Nghệ thuật truyền thông không phải là nói cái gì mà là phải nói như thế nào?". Điều này thể hiện tầm quan trọng của cách chúng ta truyền đạt thông điệp trong chiến dịch quảng cáo. Khi tạo ra chiến dịch quảng cáo dựa trên lý tính và xúc cảm, chúng ta phải biết cách kết hợp lý tính thông qua dữ liệu và logic với việc kích thích xúc cảm để tạo nên một kết nối mạnh mẽ với khách hàng. Điều này đòi hỏi sự tinh tế và sự hiểu biết về tâm lý, thái độ, và giá trị của đối tượng. Tại đây, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá cách nghệ thuật truyền thông có thể biến ý tưởng thành sự thấm nhuần trong lòng người tiêu dùng.

1. Lý tính, xúc cảm trong quảng cáo

Chiến dịch quảng cáo là trụ cột quyết định sự thành bại của một sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường ngày nay, khi mà hành vi mua hàng thay đổi và bán hàng thông qua cảm xúc được đặt lên hàng đầu.

Khả năng thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng ban đầu với khách hàng rất quan trọng. Nhưng để làm điều đó, chúng ta phải hiểu rằng quảng cáo không chỉ về việc tạo ra những bức tranh đẹp mắt, mà còn về việc tạo lý tính và kết nối xúc cảm mạnh mẽ với đối tượng mục tiêu.

Lý tính giúp ta tạo nên sự logic, rõ ràng, và tin tưởng về sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong khi đó, xúc cảm là yếu tố kết nối tinh tế, khắc sâu vào tâm hồn của khách hàng, giúp họ tạo niềm tin, tạo sự tương tác, và thúc đẩy họ thực hiện hành động mà chúng ta muốn. 

Việc cân nhắc và kết hợp chúng một cách chuyên nghiệp sẽ là chìa khóa dẫn đến chiến dịch quảng cáo độc đáo và thành công.

Trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo, lý tính và xúc cảm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các chiến dịch hiệu quả.

Lý tính (Reason): trong quảng cáo liên quan đến việc truyền đạt thông tin, logic và sự thuyết phục thông qua dữ liệu, chứng cứ và lý do. Nó giúp người xem hiểu rõ giá trị và lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ. 

Ví dụ: Các thương hiệu mỹ phẩm thường giới thiệu sản phẩm mới bằng cách nhấn mạnh tính năng của sản phẩm như: gấp 2 lần Hyaluronic Acid, dưỡng ẩm da 72h và tăng cường bảo vệ da tự nhiên.

Xúc cảm (Emotion): trong quảng cáo là về việc kích thích tình cảm của người xem, làm cho họ cảm thấy động viên, hạnh phúc, hoặc thậm chí buồn. Nó tạo ra một liên kết tinh thần giữa thương hiệu và khách hàng thông qua cảm xúc chung. 

Ví dụ: Quảng cáo sữa truyền tải câu chuyện tình cảm tuổi học trò, hoài niệm  của người lớn cũng như cách thể hiện tình cảm của giới trẻ hiện nay khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Nó kích thích đến xúc cảm của khách hàng.

2. Cách kết hợp lý tính và xúc cảm trong chiến dịch quảng cáo

a. Phân tích đối tượng mục tiêu và phân đoạn thị trường

Trong lĩnh vực tiếp thị, việc hiểu rõ đối tượng (target audience) là một yếu tố quan trọng không thể thiếu. 

- Tùy chỉnh thông điệp: Hiểu về đối tượng giúp chúng ta tạo ra thông điệp phù hợp và thuyết phục hơn. 

Ví dụ: cách tiếp cận của một sản phẩm dành cho thanh niên sẽ khác biệt so với sản phẩm dành cho người cao tuổi.

- Tối ưu hóa kênh tiếp thị: Nắm rõ đối tượng giúp chọn ra những kênh tiếp thị hiệu quả nhất để tiếp cận họ. Điều này tiết kiệm tài nguyên và cải thiện hiệu suất chiến dịch.

Tạo mối kết nối: Khi tiếp cận mục tiêu theo cách họ cảm nhận và tìm hiểu, chúng ta xây dựng một mối kết nối mạnh mẽ hơn. Điều này giúp xây dựng lòng tin và trung thành của khách hàng.

- Phân tích mục tiêu (Target Analysis): Đây là quá trình nghiên cứu và thu thập thông tin về đối tượng mục tiêu, bao gồm độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích, và nhiều yếu tố khác. 

Ví dụ: nếu bạn làm tiếp thị cho một công ty thời trang, việc biết rằng đối tượng mục tiêu chủ yếu là phụ nữ trong độ tuổi 18-35 sẽ giúp bạn tạo nội dung và chiến dịch phù hợp hơn.

- Phân đoạn thị trường (Market Segmentation): Đối với các doanh nghiệp lớn hoặc có mục tiêu tiếp cận nhiều đối tượng khác nhau, phân đoạn thị trường là việc chia thị trường thành các phân đoạn dựa trên đặc điểm và nhu cầu khác nhau. 

Ví dụ: Vinamilk có sản xuất 3 loai sản phẩm cho phân đoạn thị trường là trẻ em, genZ,  người cao tuổi.

b. Tạo lý tính thông qua dữ liệu và logic

Trong việc tạo lý tính trong chiến dịch quảng cáo, cơ sở quan trọng là sử dụng dữ liệu và logic cụ thể. Dưới đây là cách chúng ta có thể thực hiện điều này:

- Nghiên cứu dữ liệu: Điều quan trọng là thu thập và phân tích dữ liệu liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ. 

- Logic hợp lý: Đảm bảo rằng thông điệp quảng cáo của bạn có tính logic và không mâu thuẫn. Sử dụng lý do và sự hiểu biết để đánh bại các đối thủ cạnh tranh và thuyết phục khách hàng về giá trị mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại.

Ví dụ: Nếu bạn quảng cáo một sản phẩm công nghệ như máy tính Acer Predator Helios 300 PH315:  sử dụng dữ liệu thống kê về hiệu năng, tính năng,và lợi ích của sản phẩm là 1 phương pháp để thuyết phục khách hàng.

c. Kích thích xúc cảm để kết nối tinh thần của khách hàng

Xúc cảm là một phần quan trọng của quảng cáo. Để kích thích xúc cảm, bạn có thể:

- Tạo câu chuyện: Sử dụng câu chuyện hoặc tình huống thực tế để kết nối với tình cảm của khách hàng. Câu chuyện thường khiến khách hàng cảm thấy gần gũi và đồng cảm.

- Sử dụng hình ảnh và âm thanh: Hình ảnh và âm thanh có thể tạo ra cảm xúc mạnh mẽ. Sử dụng chúng để kích thích xúc cảm như niềm vui, sợ hãi, hay yêu thương tùy thuộc vào thông điệp của bạn.

Ví dụ: Một ví dụ về việc kích thích xúc cảm trong quảng cáo của milo từ chiến dịch “Năng động Việt Nam” chủ yếu khuyến khích các bà mẹ chủ động cho con trẻ tham gia các hoạt động thể lực nhiều hơn. Ý tưởng này lại được lấy từ chính thái độ hờ hững trong việc cân bằng rèn luyện thể chất cho con và quan niệm giáo dục truyền thống của Việt Nam.

3. Xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả có yếu tố lý tính và xúc cảm

Để thực hiện một chiến dịch quảng cáo thành công có các yếu tố lý tính và xúc cảm, các bước dưới đây đều rất quan trọng và tác động lớn đến thành bại trong 1 chiến dịch. Dưới đây là một số bước quan trọng:

- Bước 1: Xây dựng ý tưởng/ xác định đối tượng: Đầu tiên, hãy xác định rõ đối tượng mục tiêu của chiến dịch. Điều này bao gồm việc hiểu đối tượng ở độ tuổi nào, sở thích, thói quen trực tuyến, và nơi họ tiêu thụ nhiều thông tin hơn. Sau đó bắt đầu xây dựng ý tưởng để thu hút sự chú ý và gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng.

- Bước 2: Nguyên liệu: Lên danh mục các dạng media sử dụng cho chiến dịch  như TVC, Key visual, video ngắn, hình ảnh, banner,...

- Bước 3:  Social: Dựa trên việc hiểu về đối tượng mục tiêu, lựa chọn nền tảng phù hợp như mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok ). Hãy tìm hiểu về khả năng tiếp cận và độ phù hợp cao nhưng vẫn đảm bảo về ngân sách

- Bước 4: Xây dựng chiến lược: Đặt ra mục tiêu cụ thể cho chiến dịch, và sử dụng KPIs để đo lường hiệu suất. Phân loại và sắp xếp các đầu việc theo từng giai đoạn, dẵn dắt ý thức khách hàng theo diễn biến tâm lý. 
Ví dụ: Tạo nhận thức - tạo tương tác - kêu gọi hành động với mục tiêu nhằm mục tiêu đạt  doanh số 300tr và tăng nhận diện thương hiệu

- Bước 5: Kế hoạch triển khai: Xác định nguồn chi phí cho chiến dịch và phân bổ nguồn kinh phí vào các phương tiện và nền tảng một cách hợp lý. Báo cáo và review lại kết quả.

Để thành công ngay từ giai đoạn xây dựng ý tưởng có yêu tố lý tính và xúc cảm, chúng ta cần biết về cách sử dụng cậu chuyện và hình ảnh hiệu quả:

- Tạo câu chuyện sâu sắc: Câu chuyện là một công cụ mạnh mẽ để kết hợp lý tính và xúc cảm. Hãy xây dựng câu chuyện mà đối tượng có thể đồng cảm, đảm bảo nó tương thích với thông điệp cốt lõi của chiến dịch.

- Sử dụng hình ảnh và âm thanh chất lượng: Hãy đảm bảo hình ảnh, video, và âm thanh được sử dụng trong chiến dịch đủ chất lượng để thu hút và kích thích xúc cảm của khách hàng. Hãy thử nghiệm và đảm bảo sự thích hợp với nền tảng bạn sử dụng.

- Sáng tạo và khác biệt: Để làm cho chiến dịch nổi bật, bạn cần phải có sự sáng tạo và độc đáo. Hãy tìm cách để tạo ra điểm nổi bật mà đối thủ của bạn không có.

Trong cả hai bước này, việc thường xuyên kiểm tra và đánh giá kết quả, sau đó điều chỉnh chiến dịch dựa trên dữ liệu thực tế là rất quan trọng. Điều này giúp bạn đảm bảo chiến dịch không chỉ dựa trên lý tính và xúc cảm mà còn có hiệu suất tốt và thích hợp với đối tượng mục tiêu.

Trong tất cả các chi tiết và khía cạnh của việc thực hiện chiến dịch quảng cáo dựa trên lý tính và xúc cảm, điểm quan trọng nhất là sự cân bằng giữa lý tính và xúc cảm. Để thu hút và kết nối với đối tượng, chúng ta cần biết cách sử dụng dữ liệu, logic, và tư duy lý tính để thuyết phục họ về lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ của chúng ta. Tuy nhiên, cũng cần hiểu tầm quan trọng của xúc cảm, đặc biệt trong việc tạo mối kết nối với khách hàng qua câu chuyện, hình ảnh, và các yếu tố tạo cảm xúc.

Khi triển khai một chiến dịch quảng cáo dựa trên lý tính và xúc cảm, bạn cần luôn duy trì sự cân nhắc và linh hoạt. Sử dụng dữ liệu để hiểu đối tượng của bạn, và sau đó xây dựng chiến dịch thích hợp, kết hợp logic và cảm xúc.

Kết luận

Nhớ rằng, thực hiện chiến dịch dựa trên lý tính và xúc cảm đòi hỏi sự hiểu biết về đối tượng, kiểm soát chi phí, và liên tục đánh giá hiệu suất để tối ưu hóa. Bằng cách kết hợp lý tính và xúc cảm, bạn có thể tạo ra những chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ và gây ấn tượng với khách hàng
 

#
Tác giả bài viết
Với sứ mệnh : "Trở thành quản gia về mặt thương hiệu cho mọi doanh nghiệp". Chỉ cần bạn muốn, chúng ta sẽ cùng thực hiện !
TikTok Brandsketer Việt Nam

Kênh TikTok chính thức của Brandsketer chuyên chia sẻ Case Study về ngành

Bài viết khác

Lên lịch hẹn "Meeting Online Miễn Phí" với đội ngũ chuyên gia của Brandsketer

* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.

Thông tin ứng tuyển

Laptop Không
Ứng tuyển
Gửi lại

Chọn liên hệ ngay

GỌI ĐỂ TƯ VẤN HOẶC ĐẶT LỊCH HẸN
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Gửi đi
Gửi lại