Case Study : Dự án digital cho Mercedes Trường Trinh đi vào ngõ cụt sau 6 tháng

Case Study : Dự án digital cho Mercedes Trường Trinh đi vào ngõ cụt sau 6 tháng

Trang chủ / Bài viết

Case Study : Dự án digital cho Mercedes Trường Trinh đi vào ngõ cụt sau 6 tháng

Lê Hoàng
07/08/2022 | Lượt xem : 1504
Case Study : Dự án digital cho Mercedes Trường Trinh đi vào ngõ cụt sau 6 tháng


Xem nhanhẨn

Vấn đề xảy đến :

Hoàng bắt đầu nhận dự án này cho Mercedes Trường Trinh từ 26/9/2021, ban đầu cứ nghĩ đây là 1 case khá dễ, vì dòng xe mer là một trong những dòng có lẽ ai cũng thích, rào cản duy nhất ở đây nếu có chắc cũng chỉ là tiền mà thôi. Thế nhưng đến tháng 6 & 7/2022 thì đây là một trong những case project dưới 50 triệu làm cho Hoàng đau đầu nhất, liên tục 2 tháng liền không có kết quả, đốt gần $2000 mà không hề có nổi 1 cuộc gọi.

Khách thì kêu trời, đòi chấm dứt hợp đồng, than vãn ngày này qua ngày kia, áp lực đè nặng trên 2 vai, một là làm sao để có kết quả cho khách hàng, hai là tiếp tục duy trì hợp đồng cho công ty. Cả những nhân sự lead dự án cốt cán của Brands cũng bó tay, không hiểu nổi lý do là gì? Thời gian đó gần như Hoàng không tham gia vào bất kỳ dự án nào do bận đi công tác và lo cho kế hoạch công ty vào cuối năm. Nhưng khách hàng này lại là một trong những người bạn đã chơi với Hoàng nhiều năm về trước, anh ấy đã chuyển rất nhiều công ty và đó giờ nghe nói cũng chỉ làm marketing với mình bên Hoàng là lâu nhất, có lẽ cũng là vì niềm tin.

Case study :

Cũng vì niềm tin đó, Hoàng quyết định phải vào cuộc và quyết xử lý vấn đề cho ra. Sơ bộ một chút xíu về case này, chỉ chạy Google Ads đẩy chuyển đổi về website, dòng xe Mercedes GLC trở lên, ngân sách trung bình từ 15 - 20 triệu/tháng. Ban đầu khi chạy từ tháng 9 năm ngoái mọi thứ đều rất ổn định, khi tìm hiểu, dung lượng tìm kiếm của thị trường cũng không phải là thấp. Khi chạy, đội technical của Brands luôn tối ưu với chỉ số tốt nhất so với đối thủ, testing search lúc nào cũng ở top 1 - 3, vậy cớ gì hiệu quả càng ngày càng giảm?

Phương pháp loại trừ :

Hoàng bắt đầu dành ra nửa ngày rảo lại toàn bộ quy trình lead dự án của công ty, xem có vấn đề ở đâu hay không? Sử dụng phương pháp loại trừ và cải tiến từng giai đoạn 1 để tìm ra nguyên nhân cốt lõi vấn đề. Các bạn có thể xem mindmaps phía dưới, đây là dòng chảy cơ bản nhất của 1 dự án bên Google Ads.

Như hình các bạn có thể thấy, đây là 1 dòng chảy rất cơ bản của một kế hoạch Google Ads, gồm 3 bước, dĩ nhiên Hoàng không thể ghi đầy đủ và chi tiết cho từng flow được, phần vì bảo mật cho dự án của khách, phần vì không đủ thời lượng để ghi và nói đến tất cả. Với mỗi vấn đề, Hoàng sẽ có 1 flow khác nhau để tìm cho ra vấn đề phát sinh, như case của bên Mercedes này, việc đầu tiên Hoàng cần làm là check lại 3 flow này.

- Flow 1 : Vượt qua đối thủ trên Google tìm kiếm.

Với flow này chúng ta có 3 vấn đề cần cải thiện, thứ 1 là "Khách sẽ search từ khoá bắt đầu bằng "Mercedes" ví dụ như "Mercedes GLC 250", đối với vấn đề này đây là nhiệm vụ của bộ phận technical phải lo. Làm sao để chạy được đúng từ khoá mà khách hàng thường hay search, từ đó mới đúng được đối tượng. Tiếp theo, phải giải quyết được vấn đề thu hút khi cùng hiển thị trên top 1-3 với các đối thủ khác, đó chính là CTR. Còn lại là tốc độ load của web.

Bằng cách xem các chỉ số báo cáo liên quan trong trình quản lý quảng cáo của Google Ads và thử cho thay đổi nội dung quảng cáo, từ khoá, chuyển đổi mục tiêu kỹ thuật trong 2 ngày. Hoàng hoàn toàn xác định được rằng flow 1 hoàn toàn không có gì phải đáng lo ngại, vấn đề không nằm ở đây. Trong các phiên đấu giá, đội Digital Admin vẫn thực thi tốt nhiêm vụ của họ. Nếu vậy, thì không lẽ vẫn đề chỉ còn nằm ở 2 flow còn lại?

- Flow 2 & 3 : Thắng ở "On page" từ đó mới "Click to actions"

Khi kiểm tra lại website và nội dung trong web, Hoàng mới bắt đầu dần nhận ra vấn đề, mà nếu không bỏ thời gian tìm hiểu lại thì có lẽ vẫn chẳng thể phát hiện ra được. Đó là "Bảng giá cũ", trong khi trên web là bảng giá tháng 5, còn nay đã là tháng 7 chuẩn bị tới tháng 8. Khi vừa thay đổi lại điều này, ngay lập tức các hôm sau, kết quả đã ngay lập tức dần được cải thiện.

Không phải cái gì nhiều và chuẩn cũng tốt :

Thêm 1 điều nữa, trên tài khoản GG Ads lúc nào cũng đề xuất người dùng nào là phải bổ sung cái này, cái kia cho đầy đủ, tuy nhiên, theo kinh nghiệm của Hoàng, không phải cứ nhồi nhét nhiều vô là được. Hoàng có nhờ bạn Digital của mình setu lại 1 cái ads mới mà hoàn toàn không thêm nhiều từ khoá, tiện ích, thế mà kết quả rất đáng mừng, nhưng các bạn thử nhìn xem. lúc nào ĐỘ MẠNH QUẢNG CÁO CŨNG Ở MỨC BÁO ĐỘNG như thế này đây.

Kết lại

Đây là 1 trong những case study khá nhỏ mà Hoàng chia sẻ cho mọi người, mong là những ai đang gặp khó khăn với quảng cáo, có thể biết cách, biết hướng khắc phục. Hãy nhớ đến dòng chảy (flow), vẽ ra càng chi tiết càng tốt, sau đó dùng phương pháp loại trừ dần dần, chắc chắn bạn sẽ tìm ra sớm được vấn đề mà thôi. Chúc bạn thành công.

Đọc thêm: Digital Marketing bây giờ và Digital Marketing ngày xưa

#
Tác giả bài viết
Hi! Tôi là Lê Hoàng, tuy không phải chuyên gia, nhưng công việc chính vẫn là quản lý các dự án QUẢN TRỊ MARKETING TỔNG THỂ & ĐÀO TẠO cho các doanh nghiệp. Với hơn 10 năm kinh nghiệm từ 2012, sứ mệnh trở thành quản gia về mặt thương hiệu cho mọi SMEs vẫn được tôi cùng đội ngũ gìn giữ trọn vẹn. Liên lạc với Hoàng khi có nhu cầu. Cảm ơn vì đã ghé thăm, chúc các anh/chị 1 ngày tốt lành.
 Dự án : 244 | Bài viết : 203 | Brands Age : 8 năm
Zalo Advertising & Marketing Brandsketer

Sân chơi Marketing dành cho cộng đồng của Brandsketer Việt Nam

Bài viết khác

Lên lịch hẹn "Meeting Online Miễn Phí" với đội ngũ chuyên gia của Brandsketer

* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.

Thông tin ứng tuyển

Laptop Không
Ứng tuyển
Gửi lại

Chọn liên hệ ngay

GỌI ĐỂ TƯ VẤN HOẶC ĐẶT LỊCH HẸN
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Gửi đi
Gửi lại