Rất nhiều anh chị chạy quảng cáo rơi vào trường hợp: Giá tin nhắn và chất lượng khách tốt nhưng thực tế số lượng ''chốt đơn'' rất thấp. Nếu bạn cũng vướng phải trường hợp này thì đừng vội cho rằng camp không hiệu quả. Mà hãy rà lại toàn bộ Ads Flow một lần nữa, hãy hỏi tại sao giá thầu tốt, khách có tương tác mà vẫn chưa mua hàng? Nếu sản phẩm của bạn thuộc ngành hàng giá trị cao hoặc sản phẩm đặc thù liên quan sức khỏe, sắc đẹp thì có thể khách hàng (KH) cần thời gian tìm hiểu kĩ hơn, tương tác nhiều hơn, thì mới có đủ tin tưởng chuyển đổi. Bạn có thể tham khảo Ads Flow của dự án Whey mà Brands đang thực thi:
Phân tích một chút sơ đồ trên, ví dụ quảng cáo của bạn tiếp cận 1000 người, có được 50 người nhấn vào nút chuyển đổi ( tin nhắn, để lại form), bạn chuyển 50 khách hàng đó cho đội sale làm việc thì lọc ra được 25 người thực sự quan tâm, có tương tác rồi cuối cùng bạn chốt được 3 đơn hàng. Nhìn mọi thứ thì rất tốt, kĩ thuật cũng không thể tối ưu hơn nữa nhưng tính tổng lại thì doanh thu vẫn lỗ.
Nhưng chậm lại một nhịp! Trong 1000 người, bạn mới chốt được có 3 người, vậy còn 997 người còn lại thì sao? Các nhà quảng cáo thường bỏ quên luôn 997 người đó mà cứ tiếp tục đi tìm khách hàng mới. Điều này dẫn đến trong một thời gian kéo dài, tiền lời mà không bù nổi tiền quảng cáo thì khả năng rất cao là bạn mất niềm tin luôn vào quảng cáo.
Vậy có cách nào để khai thác triệt để nguồn khách hàng từ quảng cáo? Cách mà mọi người hay nghe nhiều nhất là Retargeting (tiếp thị lại), nhưng hôm nay Brands team chia sẻ một phương pháp khác, ít chi phí hơn nhưng đòi hỏi sự kiên trì của bạn, đương nhiên nếu bạn đủ kiên trì và thực hiện một cách phù hợp, hiệu quả là không ngờ đến: XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG
Và khi xây dựng cộng đồng, 3 câu hỏi lớn nhất là:
Như mình nói ở trên, khách hàng càng ngày càng khó để ra quyết định mua hàng, họ cần chăm sóc kĩ hơn, nên khi bạn xây dựng một cộng đồng, mời KH vào và cung cấp những thông tin mà họ cần, thì độ tin tưởng sẽ được xây dựng dần, tạo điều kiện dễ hơn trong việc mua hàng.
Bên cạnh đó, đây là nơi để khách hàng tương tác với bạn nhiều hơn, tạo ra một mạng lưới hỗ trợ và giúp đỡ nhau giữa các thành viên trong cộng đồng hoặc giữa doanh nghiệp bạn và khách hàng ⇒ tăng nhận diện thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể sử dụng cộng đồng để tìm kiếm và thu hút nhân tài, hợp tác với các đối tác và đối tác tiềm năng mới, giảm bớt gánh nặng cho phòng sale, phòng nhân sự.
Tuy nhiên, việc xây dựng cộng đồng cần thời gian và nguồn lực hỗ trợ, do đó doanh nghiệp cần đánh giá cẩn thận, chuẩn bị kĩ các phương án trước khi quyết định. Nếu bạn không có nguồn lực đủ để xây dựng và duy trì một cộng đồng vững mạnh, thì việc này có thể trở thành một gánh nặng và không hiệu quả cho doanh nghiệp. Nhưng đừng lo quá, vì mình hù các bạn đấy :))) thật ra khi vừa bắt đầu, bạn không cần phải đao to búa lớn ''Tôi phải tổ chức cộng động thật lớn mạnh!'' Mà có thể bắt đầu từ cộng đồng online (tùy ngành nghề mà có thể tạo nhóm Facebook, Zalo, Discord,...cho phù hợp), bắt đầu bằng các sự kiện online rồi dần tiến đến offline.
Câu trả lời là bạn hãy tận dụng tối đa nguồn lực mà bạn có! Dưới đây là một số gợi ý của mình:
Ví dụ thực tế:
Thứ 5 hàng tuần, Brandsketer có tổ chức các sự kiện, khóa học ngắn để hỗ trợ cộng đồng, vậy thì từ thứ 2 bọn mình đã ''tổng tấn công'' lên tất cả các nguồn lực mà Brands có. Có một lưu ý thế này, mỗi ý tưởng bạn cần triển khai thành các dạng content phù hợp cho từng nền tảng (biến thể) tránh râu ông nọ cắm cằm bà kia. Dưới đây là một số kênh truyền thông của team:
Nhưng vấn đề quan trọng là chất lượng vẫn tốt hơn số lượng, khi mà thành viên vào ồ ạt rồi bạn không quản lí tốt, chất lượng group không có thì có thể những người khách chất lượng sẽ rời nhóm.
Câu hỏi này có câu trả lời siêu dễ, nhưng để biến nó thành hiện thực thì cần rất nhiều chất xám: ''Có tương tác hay không là phải nhờ ý tưởng, mình phải tạo ra những content, chương trình ĐỦ HAY thì KH mới muốn tương tác chứ?'' Dưới đây là một số gợi ý để tạo thêm tương tác cho cộng đồng, bạn hãy linh hoạt cho ngành nghề của doanh nghiệp mình nhé!
Một khâu rất quan trọng mà bạn phải chú ý là: QUẢN LÍ CỘNG ĐỒNG. Không ít các cộng đồng trở thành ''chợ trời'' khi tuyển nhiều thành viên vào, tương tác nhiều nhưng mỗi người 1 câu chuyện, buôn bán, quảng cáo mà không hề thống nhất với MỤC ĐÍCH của bạn, thế nên:
- Nhân lực: bạn cần phân bổ nhân lực hợp lí, các công việc cơ bản để duy trì và phát triển group như: lên chủ đề, viết bài, đăng bài, kiểm duyệt, tạo - tổng kết minigame, thảo luận,.. chất lượng của nhân sự chính là cốt lõi cho sự phát triển của cộng đồng bạn đó!
Và điều cuối cùng mình muốn gửi gắm đến các doanh nghiệp Việt đang đi trên 3 chuyến đò bạc tỉ. Chuyến đầu tiên là Facebook, với sự bùng nổ ''chỉ cần biết nhấn nút chạy quảng cáo là ra đơn'' . Thứ hai là sàn thương mại điện tử với hàng ngàn voucher hiện thực hóa ''giá mua tốt hơn cả giá gốc''. Cuối cùng là Tiktok với chỉ một content lên xu hướng ''bạn có thể bán cả thế giới''.
Một nền tảng mới ra đời mang cho doanh nghiệp hàng ngàn cơ hội, rồi lại thoái trào và lấy đà cho một nền tảng mới ra đời. Việc nắm bắt xu hướng mới là tốt, nhưng khi mọi điều kiện thuận lợi qua đi, thị trường sẽ trả bạn về vị trí bằng với những giá trị thực bạn trao. Và đó cũng là lí do để bạn xây dựng một cộng đồng, một sân chơi của riêng mình, đồng ý mục tiêu cuối cùng vẫn là lợi nhuận để phát triển doanh nghiệp, nhưng trong quá trình bạn xây dựng cộng đồng ấy, đó là chứng tích của sự trao đi giá trị từ doanh nghiệp bạn!
Trên đây là một vài kinh nghiệm về xây dựng cộng đồng của mình, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Đừng quên tham gia các sự kiện và cộng đồng của Brands để nắm thêm nhiều bí quyết phát triển doanh nghiệp nhen!
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN