Chạy quảng cáo LinkedIn vừa LẠ mà vừa QUEN

Chạy quảng cáo LinkedIn vừa LẠ mà vừa QUEN

Trang chủ / Bài viết

Chạy quảng cáo LinkedIn vừa LẠ mà vừa QUEN

Lê Ngọc Diễm
24/09/2022 | Lượt xem : 1149
Chạy quảng cáo LinkedIn vừa LẠ mà vừa QUEN


Xem nhanhẨn

I. Tình hình tuyển dụng và ứng tuyển hiện nay ra sao ?

Dạo gần đây nào là báo chí đăng bài, thời sự đưa tin tình hình tuyển dụng không mấy suôn sẻ. Các HR thì kêu trời, than thở các group trên Facebook rằng “tuyển không được, không có hồ sơ ứng viên, đang sắp bị công ty đuổi vì tuyển không đủ KPIs nhân sự”, còn các ứng viên thì “mới ra trường mà đòi hỏi trên mây, ứng tuyển xong lại bùng nhận việc, làm 2-3 ngày không phù hợp lại nghỉ,…” Với chỉ chừng 1 vài lí do mới liệt kê thôi đã thấy được sự đào thải khó khăn do tính chất công việc của các công ty cho nhân viên mới cũng như sự chọn lọc kĩ càng dành công việc mới ngày càng trở nên càng khốc liệt và rộn ràng hơn bao giờ hết. Vậy với tình hình hiện tại hỏi thử xem, nếu là 1 HR thì có đáng để than trời hay không ?. Dưới góc độ của 1 HR phải chăng các khó khăn khi tuyển dụng hiện nay có phải là:

- Đăng bài tuyển dụng rất nhiều, phễu đầu vào cũng kha khá mà sau quá trình sàn lọc lại chỉ còn 1 vài ứng viên
- Trong 1 vài ứng viên được mời phỏng vấn chỉ chọn vớt được 1-2 ứng viên
- Rồi từ 1-2 ứng viên thì bị bùng nhận việc với 1 vài lí do cá nhân
- Sau đó 1 ứng viên còn lại vào nhận việc vài ngày rồi cuốn gói ra đi vì áp lực vì không phù hợp công việc.

Cứ thế, lượng ứng viên thì cứ ở ngoài vòng tròn với một khát khao tìm việc làm rất lớn mà các HR thì loay hoay không biết làm sao bằng cách nào có thể phủ sóng tới các ứng viên 1 cách nhẹ nhàng và phù hợp.

Doanh nghiệp nào cũng vậy, yếu tố nhân sự sẽ luôn là đều quan trọng và cần xử lí cấp bách, vậy thì bài viết Brandsketer mang đến lần này có thể giúp bạn tận dụng được tính năng nhiều người biết nhưng còn ít người dùng ở thời điểm hiện tại - “Quảng cáo trên mạng xã hội LinkedIn”. Nếu chưa biết LinkedIn là gì ? Mình xin giải thích ngắn gọn như sau: LinkedIn là mạng xã hội cho những người có sự quan tâm về tuyển dụng. Người dùng sẽ kết nối với nhau bằng các bài chia sẻ kinh nghiệm, sơ yếu lí lịch, tìm kiếm việc làm, tuyển dụng.

 Cụ thể, tính năng quảng cáo này sẽ được vận hành và sử dụng ra sao ? Hướng dẫn chi tiết thì Brandsketer không thể đưa hết vào bài viết này rồi nhưng sẽ tóm tắt một cách gọn gàng dễ hiểu để bạn có thể sử dụng được tính năng quảng cáo tuyệt vời ở mạng xã hội này.

II. Các điều kiện cần và đủ để tiến hành chạy quảng cáo LinkedIn

1. Cần 3 thứ để chạy quảng cáo LinkedIn

Về cấu tạo sẽ giống với các nền tảng quảng cáo khác sẽ gồm: chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo. Có lẽ thế nên mình mới bảo “vừa lạ mà vừa quen”. Trước khi chạy quảng cáo chuẩn bị 3 điều kiện cần:

- Thẻ có chức năng thanh toán quốc tế (hiện nay chưa có hình thức thanh toán bằng VNĐ nên người dùng tại Việt Nam sẽ thanh toán bằng USD)
- Trang LinkedIn để chạy quảng cáo
- Tài khoản quảng cáo LinkedIn. Để tạo tài khoản quảng cáo hãy truy cập vào https://business.linkedin.com chọn “Market” hoặc dùng truy cập đường link https://business.linkedin.com/marketing-solutions nhé.

The Complete Guide to LinkedIn Ads in 2022

2. Hiểu rõ các mục tiêu chiến dịch để chạy quảng cáo thành công và phù hợp nhu cầu tuyển dụng

Gồm có 7 mục tiêu chiến dịch mà nền tảng cho phép người dùng tận dụng tuy theo mục đích chạy quảng cáo tuyển dụng, cùng mình tìm hiểu giá trị của từng mục tiêu ngay bên dưới nhé.

- Nhận biết thương hiệu: Tăng độ nhận biết thương hiệu
- Lượt truy cập trang Website: Tăng lượng truy cập vào Website
- Tương tác: Tăng lượt tương tác với bài viết trên như: click, like, share, hashtag…hoặc tăng lượng follow Page
- Lượt xem video: Tăng lượt xem video
- Khách hàng tiềm năng: Thu hút ứng viên quan tâm để lại thông tin cá nhân để HR liên hệ
- Chuyển đổi trang Website: Tăng lượt chuyển đổi Website hoặc ứng dụng
- Hồ sơ ứng tuyển: Quảng cáo tuyển dụng để thu hút hồ sơ ứng viên

3. Người dùng được phép thiết lập mục tiêu quảng cáo gồm những yếu tố nào ?

a. Vị trí địa lí tuyển dụng

Tuỳ theo nhu cầu tuyển nhân viên mà bạn sẽ đặt mục tiêu vị trí tuyển dụng cho phù hợp và tất nhiên không thể tuyển dụng cho công ty ở Hồ Chí Minh mà lại chạy quảng cáo ra tận Hà Nội rồi. Vì thế, luôn kiểm tra các phần này thật kĩ càng nhé.

b. Tệp ứng viên bạn muốn sử dụng ra sao ?

- Tệp do mình có sẵn
- Tệp sẵn có và muốn chạy quảng cáo retargeting trên tệp ứng viên đó
- Tệp ứng viên tương tự (look a like) dựa vào tệp ứng viên sẵn có sẽ tìm các ứng viên mới tương tự với tệp hiện tại
- Tệp dựa trên độ phủ của LinkedIn với phần cài đặt chọn lựa phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của HR như : Công ty/Nhân khẩu học/Trình độ : bằng cấp, chứng chỉ liên quan, chuyên ngành,.../Kinh nghiệm làm việc : chức danh, nhiệm vụ chính, vai trò đối với doanh nghiệp,.../Sở thích

Setting up an ad campaign on LinkedIn - Click Consult

c. Phần loại trừ đối tượng

Loại trừ các hồ sơ ghi nhận đang làm việc cho chính doanh nghiệp mình, loại trừ các yếu tố khác mà HR muốn sàn lọc cho chất lượng hồ sơ của mình sẽ nhận được khi chạy quảng cáo.

d. Vị trí hiển thị quảng cáo

- Trang LinkedIn ở máy tính và di động
- Các kênh liên kết với LinkedIn

e. Ngân sách và lịch chạy

- Ngân sách: gồm ngân sách hằng ngày hoặc trọn đời. Ngân sách trọn đời là người dùng sẽ cho mức chi tiêu và chạy trong thời gian bắt đầu và kết thúc cụ thể.
- Lịch chạy: gồm lịch chạy cụ thể ngày bắt đầu và kết thúc hoặc lịch chạy xuyên suốt cho đến khi các tác động tắt chiến dịch.

4. Định dạng quảng cáo và cách sử dụng của chúng

Ở bước tạo quảng này, có thể chọn bài viết có sẵn ở trang LinkedIn hoặc tự tạo lập 1 nội dung quảng cáo điều được nhé.

a. Tìm hiểu sơ qua các định dạng quảng cáo cụ thể

 - Quảng cáo hình ảnh đơn : Chạy quảng cáo gốc trong “Nguồn cấp dữ liệu LinkedIn” trên máy tính để bàn và thiết bị di động

 - Quảng cáo hình ảnh băng chuyền: Kể một câu chuyện tương tác truyền cảm hứng cho các chuyên gia hành động

 - Quảng cáo video : Thu hút khán giả chuyên nghiệp bằng video gốc ở mọi giai đoạn trong hành trình của ứng viên

 - Quảng cáo văn bản : Thu thập khách hàng tiềm năng và thúc đẩy mức độ tương tác bằng cách chia sẻ tài liệu trong nguồn cấp dữ liệu

 - Quảng cáo tiêu điểm : Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, sự kiện và hơn thế nữa để tăng lưu lượng truy cập vào trang web hoặc trang đích của bạn

 - Người theo dõi Quảng cáo : Quảng cáo Trang LinkedIn của bạn để thu hút người theo dõi

 - Quảng cáo hội thoại : Thu hút khách hàng tiềm năng của bạn trong Nhắn tin trên LinkedIn

 - Quảng cáo sự kiện : Khuếch đại Sự kiện LinkedIn của bạn để tối đa hóa sự tham dự sự kiện

 - Quảng cáo tin nhắn : Gửi tin nhắn trực tiếp đến khách hàng tiềm năng của bạn để bắt đầu hành động ngay lập tức

- Quảng cáo ứng tuyển việc làm : thúc đẩy công việc mở và sử dụng dữ liệu hồ sơ LinkedIn để cá nhân hóa từng quảng cáo. Chúng chỉ hiển thị trên nền tảng máy tính để bàn LinkedIn.

b. Cách sử dụng các định dạng quảng cáo với các mục tiêu cài đặt ra sao ?

Mặc dù nền tảng có 7 mục tiêu chạy quảng cáo và 11 định dạng quảng cáo, nhưng không phải mục tiêu nào cũng sẽ được áp dụng cho tất cả định đạng. Cho nên LinkedIn đã giới hạn 1 số định dạng cho từng mục tiêu cụ thể qua hình phân loại rõ ràng bên dưới.

Như vậy một bức tranh cài đặt quảng cáo hết sức cụ thể đã hoàn thành. Việc còn lại cần làm là xem lại tổng thể kĩ càng các mục tiêu đã cài đặt rồi gửi bài quảng cáo để xét duyệt và phân phối. Các HR cứ bình tĩnh và chuẩn bị tinh thần cho đợt lọc hồ sơ sắp tới thôi.

III. Lời kết

Tuy nhiên, các HR cần hiểu rõ chạy quảng cáo là một hình thức phủ sóng thông tin tuyển dụng đến với lượng người dùng ở LinkedIn mà thôi còn việc chạy quảng cáo mà vẫn không tuyển được ai thì cũng hết sức bình thường. Mình xin gác tạm câu chuyện cài đặt mục tiêu qua một bên vì nó sẽ nằm ở tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp của mỗi công ty rồi. Cái mình đang muốn nói ở đây, là phải có 1 chiến lược chạy quảng cáo cụ thể dựa trên các mô hình phân tích của doanh nghiệp như SWOT,... chẳng hạn. Mình ví dụ cho dễ hiểu, tuyển dụng nhân sự không cần kinh nghiệm, lương cứng 7 triệu và hàng loạt đãi ngộ hấp dẫn nhưng không có ứng viên thì vấn đề không hẳn nằm ở lương bổng, chính sách đãi ngộ rồi vì mặt bằng chung sinh viên mới ra trường có mức lương đó không phải mức lương quá ít để trang trải cuộc sống. Vậy hãy suy tính lại, phải chăng vấn đề có phải là tên công ty còn xa lạ kiến ứng viên sợ bị lừa ? Công ty nằm ở quận xa trung tâm thành phố làm cho ứng viên ngại đường xa hoặc không mang lại cảm giác sang chảnh khi đi làm như các quận trung tâm ? Công ty thiếu sự truyền thông về hình ảnh hoạt động làm ứng viên không thoả mãn ấn tượng về môi trường làm việc ? Ở đâu cũng vậy “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Sau khi phân tích được điểm mạnh điểm yếu của chính doanh nghiệp của mình, Brandsketer tin bạn sẽ hiểu rõ hơn về ngôi nhà thứ 2 này để tìm ra hướng đi chiêu mộ nhân tài về củng cố đội ngũ công ty và sớm đạt được KPIs trong tháng nhé!

 

 
#
Tác giả bài viết
Năng lực là thước đo đong đếm tính hiệu quả sau mỗi quá trình và không một ai có thể đánh cắp năng lực của mình. Nâng cấp bản thân qua HỌC SÂU HIỂU RỘNG là cách tôi đã áp dụng. Tôi là Diễm - Digital Admin từ Brandsketer Việt Nam
TikTok Brandsketer Việt Nam

Kênh TikTok chính thức của Brandsketer chuyên chia sẻ Case Study về ngành

Bài viết khác

Lên lịch hẹn "Meeting Online Miễn Phí" với đội ngũ chuyên gia của Brandsketer

* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.

Thông tin ứng tuyển

Laptop Không
Ứng tuyển
Gửi lại

Chọn liên hệ ngay

GỌI ĐỂ TƯ VẤN HOẶC ĐẶT LỊCH HẸN
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Gửi đi
Gửi lại