Làm mưa làm gió trên mọi cụm rạp của cả thế giới trong tháng 4 vừa qua, Avengers: Endgame (Hồi kết) - đã khép lại loạt phim siêu anh hùng thuộc thương hiệu Marvel Cinematic Universe (Vũ trụ điện ảnh của Marvel).
Suất chiếu cuối cùng cũng đã “hạ màn” và với những kỉ lục doanh thu “phá đảo” mới được lập nên từ bộ phim này, hãy cùng nhìn lại chiến dịch marketing tuyệt vời của Avengers: Endgame.
Với nhiều người, tuổi thơ của họ gắn với các siêu anh hùng, 21 tập phim trong suốt một thập kỉ, thật không bất ngờ khi Avengers: Endgame (Hồi kết) được ví như một “giây phút lịch sử” và để ăn mừng giây phút này, còn cách nào hay hơn là trang điểm với mỹ phẩm Ulta Beauty, thuê một chiếc Audi từ công ty Hertz, mua một phần “happy meal” của McDonald’s và chụp hình với điện thoại Google Pixel 3?
Xem thử: Muôn cách thể hiện tình yêu giữa thương hiệu và khách hàng
Marvel Cinematic Universe được xem là một trong những “ông lớn” vô cùng chịu chi cho các chiến dịch marketing của mình. Lần này, với ngân sách marketing toàn cầu ước tính hơn 200 triệu USD, bộ phim mới nhất về Avengers có chiến lược quảng bá quy mô lớn nhất trong lịch sử của Marvel Studios, vượt qua mức chi phí hơn 150 triệu USD của Avengers: Infinity War vào năm ngoái.
Theo công ty dữ liệu và nghiên cứu thị trường Kantar, chỉ trong ngày 21/4, Marvel Studios đã chi khoảng 13,6 triệu USD để quảng bá cho Avengers: Endgame riêng tại thị trường Mỹ. Phần lớn ngân sách ở Mỹ được chi cho sóng truyền hình, chủ yếu với những quảng cáo dài 1 phút chạy trên những chương trình talkshow như: Today, Late Late Show của James Corden và Late Night With Seth Meyers.
Và với số tiền đầu tư kỉ lục, Avengers: Endgame đã đạt được nhiều thành tích “khủng” như trở thành bộ phim đầu tiên đạt doanh thu hơn 1 tỷ USD chỉ trong một tuần công chiếu và là phim cán mốc doanh thu 2 tỷ USD trong thời gian nhanh nhất.
Cũng giống như những chiến dịch marketing trước, Marvel Studios không “đơn độc”, luôn luôn có những thương hiệu liên kết đi kèm. Vậy Marvel Studios đã thuyết phục giám đốc marketing của các thương hiệu đó như thế nào? “Khi đứng riêng lẻ, bạn chỉ bán được xe hơi, bánh kẹp, ngũ cốc và điện thoại. Nhưng nếu hợp tác, bạn có thể bán cho các siêu anh hùng xe hơi, burger, ngũ cốc và điện thoại.”
Tuy cốt truyện của các Avengers đã thay đổi và phát triển sau bốn bộ phim, nhưng cách các đối tác sử dụng thương hiệu nhượng quyền khổng lồ này vẫn không thay đổi gì đáng kể.
Ta hãy thử so sánh và đối chiếu một vài sản phẩm.
Lần này, họ có sự góp mặt của điện thoại Google Pixel 3 với các stickers “Playmoji” công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) khắc họa hình ảnh của các siêu anh hùng. Tua lại thước phim năm 2012 nào, hãy nhìn xem, Walmart cũng đã từng đưa công nghệ AR vào lần sử dụng hình ảnh nhượng quyền từ Avengers.
Bạn có thể tưởng tượng việc đang phải lái xe đi làm và ngay trước mắt, hành tinh chúng ta đang bị tấn công không? Nghe thì có vẻ điên rồ nhưng cả Hertz và Acura đều đã làm điều đó. Quảng cáo của Hertz cho Endgame sẽ khuyên bạn nên mua thêm bảo hiểm phòng trường hợp đó thật sự xảy ra. Quay lại năm 2012, quảng cáo của Acura lúc bấy giờ cũng cho ta thấy cách định vị xe khi trái đất bị người ngoài hành tinh xâm chiếm bằng phần mềm GPS của họ.
Qua sự thành công của chiến dịch marketing này, Avengers: Endgame cho thấy được hiệu quả marketing đến từ các thương hiệu liên kết, hơn nữa là bài học về cách lồng ghép quảng cáo ấn tượng.
Còn nữa, hãy mở rộng tầm nhìn qua cách các thương hiệu lớn Coca-Cola, Lam Boutique làm Marketing.
Nguồn: BrandsVietnam
Tham khảo thêm: Cách làm truyền thông thương hiệu nổi bần bật khi có “rất nhiều tiền” hoặc “không có tiền”
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN