Với sự tiến bộ của công nghệ thì việc quảng cáo qua Facebook, email,… đang dần dần phổ biến, mở ra cơ hội với những người làm kinh doanh, Digital Marekting,… Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản như thế thì việc tiếp thị chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả cao bởi có rất nhiều ứng dụng cho phép người dùng ngăn chặn các tin nhắc spam, hay nặng hơn là report. Để mang đến hiệu quả trong việc đưa thương hiệu đến người tiêu dùng, các công ty nên học hỏi phương pháp tiếp thị theo kiểu Con ngựa thành Troy.
Quay ngược về lịch sử, câu chuyện Con ngựa thành Troy được truyền lại như sau:
Cuộc chiến thành Troy của người dân Hy Lạp đã kéo dài cả thập kỷ nhưng vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Nhận thấy nhiều anh hùng Hy Lạp đã phải hy sinh, Odysseus đã nảy ra một ý tưởng giúp cho Hy Lạp giành chiến thắng.
Con ngựa thành Troy được Odysseus dùng “làm quà tặng” cho những người dân thành Troy
Nắm được thông tin người dân thành Troy coi ngựa là động vật linh thiêng, quân Hy Lạp đã dựng một con ngựa gỗ khổng lồ nhưng rỗng ruột. Để món quà càng khó từ chối, họ sử dụng gỗ từ loại cây linh thiêng để tạo ra nó. Odsysseus và nhóm quân lính trốn bên trong con ngựa. Số lính Hy Lạp khác giả vờ rút quân, phá hủy lều trại và chuẩn bị lên tàu.
Sau khi thảo luận về việc quân Hy Lạp có đáng tin không, người thành Troy đã kéo con ngựa khổng lồ vào trong thành, ăn mừng cả đêm vì đã giành chiến thắng sau 10 năm chiến tranh.
Vào nửa đêm, tất cả mọi người đã say mềm. Odysseus bắt đầu hành động, ra tín hiệu cho quân Hy Lạp quay lại, dẫn quân lính ra khỏi con ngựa, giết chết lính gác không phòng bị và mở cổng thành. Quân Hy Lạp lúc này đã tiến vào thành phố, tàn sát những người dân trong thành, giữ một số làm nô lệ. Một số quân lính đi xa hơn, tạo nên những thành thị được cho là nguồn gốc của Rome.
Và từ đây, câu chuyện Con ngựa thành Troy được xem như một phép ẩn dụ, kêu gọi sử dụng mưu trí và là ví dụ của lối suy nghĩ sáng tạo.
Xem thử: 17 mẹo chạy Facebook Ads để tăng doanh số bán hàng
Ngày nay, không có bất kỳ sự xung đột nào đến mức người ta phải áp dụng mưu trí theo Con ngựa thành Troy của Odysseus. Trên chiến trường thì không, nhưng thương trường thì có. Để có thể mang thương hiệu đến nhiều người, có không ít những công ty áp dụng theo phương pháp này. Và đã thành công.
Amazon.com là một ví dụ. Ban đầu, website này chỉ đơn thuần cung cấp sách giá rẻ cho những người có nhu cầu. Khi mọi người đã ngả lòng, Amzon tiếp tục mở rộng ra thêm nhiều mặt hàng khác, dần dần thu hút được càng nhiều khác khoản chi tiêu trực tuyến từ khách hàng. Các dịch vụ như Prime, Echo và Kindle được chứa trong con ngựa thành Troy - lần mua hàng giá rẻ đầu tiên mà một người thực hiện.
Biểu tượng mặt cười và chỉ từ A đến Z của Amazon ngụ ý họ kinh doanh tất cả mặt hàng. Mọi việc đều dựa vào chiến thuật Con ngựa thành Troy
Như vậy, chúng ta có thể hiểu nôm na về bản chất của Con ngựa thành Troy là: Đưa ra một món quà (khuyến mãi, giảm giá,… cho lần mua đầu tiên) à Liên tục gia tăng doanh số bán hàng.
Theo Brands Việt Nam
Tham khảo thêm: 6 bước lập kế hoạch tiếp thị số cho người mới
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN