Đã là Đĩ, đừng bao giờ làm con Đĩ bình dân

Đã là Đĩ, đừng bao giờ làm con Đĩ bình dân

Trang chủ / Bài viết

Đã là Đĩ, đừng bao giờ làm con Đĩ bình dân

Lê Hoàng
15/07/2017 | Lượt xem : 801
Đã là Đĩ, đừng bao giờ làm con Đĩ bình dân


Lưu ý quan trọng : Bài viết sử dụng một lượng lớn ngôn từ mạnh và khiếm nhã của người viết, thế nên bạn có quyền không đọc và bỏ qua nó, còn nếu vẫn tiếp tục hãy chấp nhận nó "là bài viết theo quan điểm chủ quan", đừng mắng chửi mà tội nghiệp.

Một con Đĩ hạng sang đã chấp nhận đi giá rẻ một lần thì sẽ vĩnh viễn nó sẽ trở thành hàng giá rẻ. Một ngày nào đó phát hiện việc giá rẻ không đủ ăn, nó sẽ không thể nào quay lại làm hàng hạng sang như trước, mà chỉ có nước bỏ nghề.

 

Và chúng ta cũng thế ...

Vào những thập niên 1980 cho tới 1995 tôi vẫn nhớ rõ, người ta gọi con buôn, lái thương là "Con Đĩ kinh tế", tức lúc đó thời kỳ bao cấp chắc vẫn chưa qua, nhà nước vẫn là nơi hằng mơ ước của cánh nhà giàu quyền quý.

Cho đến hôm nay, 2017, năm "kinh doanh" được khen ngợi, nhà nước khuyến khích, cả xã hội hân hoan thì tôi vẫn mạn phép so sánh với danh từ "Con Đĩ" một lần nữa. Tới đây bạn vẫn có thể hoàn toàn ngừng việc đọc.

Cùng làm dịch vụ (Nói chung), nếu như chúng ta giảm giá hoặc coi rẻ dịch vụ của mình một lần, chúng ta sẽ chẳng bao giờ nâng được giá dịch vụ của mình lên mức như cũ. Nghề dịch vụ cũng giống như làm Đĩ, cái cốt yếu là thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng và đem lợi nhuận về cho bản thân.

Đĩ hạng sang hay bình dân, gì đều có thể thỏa mãn một mức nhu cầu nhất định cho khách hàng, chỉ khác biệt ở chỗ dịch vụ của em nào tốt hơn, nhiều khi khách hàng đi vì con Đĩ đó đẹp, dịch vụ tốt chứ không phải đi về cái GIÁ.

Cạnh tranh về giá là cạnh tranh ngu xuẩn nhất

Vậy nên cạnh tranh về giá là cái ngu xuẩn nhất trong 2 ngành ĐĨ và DỊCH VỤ. , bảo rằng mới ra thì cần gì quan tâm giá cả, chỉ cần có khách hàng là đủ rồi, không cạnh tranh về giá thì làm sao giành được khách hàng từ các công ty lớn có thương hiệu khác khác. (Có thể tôi nói đến đây, một số bạn hoặc công ty mới không đồng ý với quan điểm này nhưng khoan...hãy đọc tiếp)

Không lẽ ngôi đây tôi lại phải đi dạy sale cho các anh chị có suy nghĩ đấy....Hazzz, mặc dù tôi chẳng giỏi gì và chẳng giám múa rìu qua mắt thợ, nhưng chắc chắn cam đoan được một điều "Cái giá mà khách hàng trả sẽ dựa trên năng lực, sự chuyên nghiệp của chính chúng ta".

Một con Đĩ cao cấp hoạt động lâu năm tất nhiên dịch vụ sẽ xuống cấp, xét trên 1 khía cạnh khác, các quy trình đi khách sẽ có những lỗ hổng mà các con Đĩ khác cần phải khai thác, giả sử như khi xưa Đĩ cao cấp hay bình dân luôn phải dựa vào mối quan hệ mới có khách hàng và sẽ luôn quen mùi như thế, nhưng những con đĩ mới ra nghề, có thể dùng Social để tiếp thị, cho khách hàng xem sản phẩm và giá cả trước rồi mới để khách hàng chọn, đó là một lỗ hổng mới cần khai thác, khi Đĩ xưa đã dần tụt hậu.

Ngành dịch vụ cũng thế, thay vì cạnh tranh về giá, chúng ta có thể tiếp cận khách hàng bằng nhiều hình thức chứ không nhất thiết cứ phải đi theo vế xe đổ của các công ty dịch vụ xưa. Nên nhớ, nếu giá bạn rẻ và dịch vụ bạn tốt thì may ra khách hàng mới quan tâm, còn giá rẻ mà dịch vụ như bùn cũng chỉ khiến công ty của bạn chết dần mà thôi.

 

"Nhưng đa phần giá rẻ đều là dịch vụ chẳng ra gì"

Một con Đĩ bình dân, lấy tiền khách rẻ thối thì làm gì có tiền trùng tu, làm gì có tiền tu bổ, tất nhiên dịch vụ của nó sẽ xuống cấp nhanh hơn những con Đĩ cao cấp khác. Một công ty dịch vụ nếu như lấy cái giá rẻ mạt để giành khách hàng, thì đương nhiên số tiền mang lại sẽ không đủ để duy trì hệ thống và dịch vụ của công ty đó sẽ kém dần do nhân viên lương thấp, chết dần chết mòn, nhân sự cùng từ từ dần dứt áo ra đi. Chỉ trừ khi bạn khởi nghiệp như Brandsketer Start-Up thì "bố bạn chịu" bởi đó là điểu hiển nhiên và lúc đó chỉ mong "Kiếm những người thực sự tâm huyết chấp nhận đau thương ở hiện tại mà hướng tới tương lai chung" (Dĩ nhiên những con người đó rất đang quý có thể coi là những nhà đầu tư, là nhà lãnh đạo tương lai trong tổ chức).

 

Bài học từ mỳ Miliket

Học tập bài học của Miliket, 1 thời làm mưa làm gió trong lĩnh vực F&B, Miliket đã ám thị trong lòng người VN hai chữ "Mỳ tôm giấy" do trên vỏ mì của Miliket có 2 con tôm đối sánh, nhưng Miliket đang chết dần và mất thị phần vào các hãng khác, có phải là do họ cứ mãi ở phân khúc giá rẻ không?

Các công ty dịch vụ ngày nay ra đời như nấm sau mưa, và ra 10 thì chết 9, lý do thì có rất nhiều nhưng chủ quan tôi nhìn thấy một lý do hết sức đơn giản là cạnh tranh nhau về giá. Tôi từng làm việc với khá nhiều công ty lớn và để ý nhìn thấy quy trình làm việc của họ là sẽ dò giá của đối thủ và đưa ra mức giá thấp hơn, những lại chèn vào trong bản kế hoạch những chi phí không đáng có, nếu nhìn sơ bộ, họ đã đưa ra mức giá thấp hơn đối thủ rất nhiều, nhưng nếu đọc chi tiết bản kế hoạch, mức giá sẽ bị đội lên khủng khiếp do có quá nhiều hạng mục bù vào "không hợp lý, không đúng nhu cầu thực tế" và dĩ nhiên cho đến lúc khách hàng nhận ra sự tham lam của họ là quá trễ để có sự tồn tại của bản hợp đồng thứ 2.

Nhưng các công ty vừa và nhỏ không nhìn thấy điều đó, họ thi nhau bắt chước công ty lớn cạnh tranh nhau về giá. Và họ chết yểu. Làm đĩ, đừng bao giờ là con đĩ bình dân, trừ khi bạn đã hết thời. Làm dịch vụ, đừng bao giờ làm một cách rẻ mạt, trừ khi bạn chỉ làm vì niềm vui.

Vậy công ty mới ra đời, làm sao để cạnh tranh với các đối thủ khác nếu như không hạ giá, tất cả chỉ gói gọn trong câu hỏi "Làm sao để khách hàng chọn bạn giữa vô vàn đối thủ khác cũng giống như mình?"

 

Sự khác biệt là khoảng cách lớn nhất

Câu trả lời ở đây là SỰ KHÁC BIỆT về dịch vụ và giá trị bạn mang lại cho khách hàng có lớn hay không?, có hiệu quả hơn với những giá trị mà các công ty trước mang lại? Ví dụ nhỏ là khi tôi thành lập Brandsketer, tôn chỉ ban đầu là không bao giờ cạnh tranh về giá, luôn lấy cao hơn thị trường, tuy nhiên chất lượng và kế hoạch lúc nào cũng phải đi đôi với thực tế. Nhưng khách hàng của tôi lại đổ về ào ạt, kinh dị hơn nữa là mặc dù tôi làm Marketing cho họ chưa thực sự tốt kiểu hoàn hảo, nhưng khách hàng vẫn luôn sẵn sàng chi tiền và hài lòng về thái độ chuyên nghiệp, chăm sóc đúng mực, giải quyết mâu thuẫn hợp lý. Kể cả nhân viên của mình, khi biết khách hàng do giá "Em cứ trả lời thẳng GIÁ BÊN EM CAO LẮM anh ơi"

Đó là tôi đã chọn một hướng đi hoàn toàn khác với thị trường, tôi chọn ngành dịch vụ, với âm mưu biến công ty thành cái chợ chứ không phải trung tâm thương mại, không hào nhoáng mà chỉ cần nhộn nhịp, lý do vì sao bạn biết không? TIỀN, cái chợ chắc chắn sẽ NHIỀU TIỀN hơn trung tâm thương mại, nếu như trung tâm thương mại thi nhau phá sản, thì tôi chưa thấy cái chợ nào nó phá sản cả.

Và từ trước đến giờ, tôi chưa hề thấy công ty quảng cáo nào dám cam kết "đem lại tương tác thật, phát hiện giả chỗ nào hoàn tiền 100%" cho khách hàng, thế nên tôi chọn ngay cái khó nhất, làm quảng cáo cam kết tương tác thật, chấp nhận đền hợp đồng cho khách hàng khi không đủ cam kết, giá thì tôi lấy mắc gấp đôi người ta, nhưng giá trị mang lại thì gấp nhiều vì trong đầu khách hàng đã được định hình, chạy quảng cáo không thể đo lường thì tôi đã mang lại cho họ cái báo cáo để đo lường, chạy quảng cáo chỉ để sống qua ngày thì tôi hướng dẫn làm thương hiệu lâu bền và thế là lượng khách hàng của tôi tăng đột biến chỉ trong tháng đầu công ty thành lập.

Và bây giờ, tôn chỉ của công ty tôi vẫn thế, đã làm Đĩ, đừng bao giờ chọn làm con đĩ bình dân, đã làm dịch vụ, đừng bao giờ cạnh tranh nhau về giá, mà hãy luôn mang đến kế hoạch phụ hợp với nhu cầu của khách hàng hiện tại.

Tham khảo và viết lại.

#
Tác giả bài viết
Hi! Tôi là Lê Hoàng, tuy không phải chuyên gia, nhưng công việc chính vẫn là quản lý các dự án QUẢN TRỊ MARKETING TỔNG THỂ & ĐÀO TẠO cho các doanh nghiệp. Với hơn 10 năm kinh nghiệm từ 2012, sứ mệnh trở thành quản gia về mặt thương hiệu cho mọi SMEs vẫn được tôi cùng đội ngũ gìn giữ trọn vẹn. Liên lạc với Hoàng khi có nhu cầu. Cảm ơn vì đã ghé thăm, chúc các anh/chị 1 ngày tốt lành.
 Dự án : 244 | Bài viết : 203 | Brands Age : 8 năm
Zalo Cộng đồng CTV học viên Marketing

Cộng đồng CTV khoá học/dịch vụ chính thức

Bài viết khác

Lên lịch hẹn "Meeting Online Miễn Phí" với đội ngũ chuyên gia của Brandsketer

* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.

Thông tin ứng tuyển

Laptop Không
Ứng tuyển
Gửi lại

Chọn liên hệ ngay

GỌI ĐỂ TƯ VẤN HOẶC ĐẶT LỊCH HẸN
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Gửi đi
Gửi lại