Đạo đức trong kinh doanh tại Brandsketer Việt Nam

Đạo đức trong kinh doanh tại Brandsketer Việt Nam

Trang chủ / Bài viết

Đạo đức trong kinh doanh tại Brandsketer Việt Nam

Lê Hoàng
09/11/2021 | Lượt xem : 1352
Đạo đức trong kinh doanh tại Brandsketer Việt Nam


Ở Brandsketer có một văn hoá làm việc được truyền từ đời nhân viên này qua lớp thế hệ khác, không hẳn gọi đó là "cho đi trước nhận lại sau" vì nghe kiểu như đang tính toán vậy. Mà Hoàng sẽ gọi đó là "đạo đức trong kinh doanh" về TẦM NHÌN, thành bại của tổ chức đều phụ thuộc vào tầm nhìn của người đứng đầu, không phải cứ hình ảnh đẹp, truyền thông rầm rộ, không phải cứ đông nhân viên, công ty văn phòng đẹp, ở trung tâm thành phố, không phải cứ đóng vai là sếp là phải có xe hơi, có điện thoại xịn, có tóc chải ngược vuốt keo..." Mà lại là phong cách làm việc nhìn xa trông rộng và "tuyệt đối không cúi đầu"".

Nghe lạ phải không, nói một cách dễ hiểu hơn nhé, thông thường khi làm việc ở một công ty nào đó, họ dạy bạn rằng nếu gặp khách phải ăn nhậu “xã giao”, phải cúi đầu, khách nói gà là vịt cũng phải nghe, khách mà chần chừ chưa mua bạn phải dùng mưu mẹo, giả bộ "không sao đâu”, ngậm bồ hòn làm ngọt,... nhưng sau đó thì liên tục làm phiền hoặc tìm cách bán cho bằng được, bán xong rồi thì "mackeno", nhưng ngược lại ở Brandsketer không có như vậy, hơn ai hết Hoàng hiểu rằng chỉ cần nhượng bộ khách để đạt được thứ trước mắt là "tiền" thì Hoàng và công ty sẽ bị đòi hỏi lâu dài về sau, từ đó mất đi thời gian, công sức để chăm khách khác, không khác gì cá mắc câu biết đâu mà gỡ, chim vào lồng biết thuở nào ra.

Hoàng sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện, chị khách này đã mất nhiều thời gian, công sức để làm việc với nhiều đơn vị rất hoa mỹ, hình ảnh truyền thông đẹp lồng lộn để rồi toàn ăn trái đắng, sau đó thì quay lại tìm Brandsketer, lúc này Hoàng biết nên gần như chỉ trò chuyện chứ không hề tư vấn, không phải tự cao gì đâu, nhưng vài triệu nó không phải con số lớn với công ty, doanh thu phần đa của Brands đều nằm ở những hợp đồng lớn và rất lớn, nhưng bạn biết không những hợp đồng đó lại từ chính những khách có hợp đồng nhỏ như thế này. (Bạn có thể xem đoạn làm việc của Hoàng phía bên dưới). Đây không phải lần duy nhất, mà rất rất nhiều khách hàng như thế. 

Theo như đoạn làm việc ở trên, Hoàng phải khéo léo lồng quan điểm làm việc về "thời gian hỗ trợ" vào trong các câu nói, để khách hàng nghe không mất lòng, lại vẫn vui vẻ, như một lời nhắc nhở vậy đó, Hoàng cũng không hề cả nể ai cả, kể cả khách hàng chưa hề ký hợp đồng với bên Hoàng.

Tất cả những điều trên Hoàng nói, với “văn hóa quần đùi” không chạy theo khách của Brands thì cũng không có nghĩa là khách hàng phải chạy theo Brands bạn nhé! Mà thực ra sự hợp tác tốt nhất, lâu bền nhất phải đến từ 2 phía, như cách 1 cặp đôi kết hôn và hạnh phúc khi và chỉ khi tình yêu đến từ cả hai, chứ chỉ từ 1 người yêu đơn phương, người kia nghĩa vụ thì sớm thôi, những đứa con sẽ khổ. Đối với Brandsketer, ai cả nể ai cũng không thể khiến trời quang mây tạnh. Mà cả nể chính là cánh cửa dẫn đến “địa ngục” của những đòi hỏi vô lý. Ở đó sẽ không thể có sự hợp tác thoải mái, mà chỉ có sự gắng gượng, gồng gánh, không khí lúc nào cũng căng như dây đàn thì khó thể nào có không gian cho những sáng kiến, SÁNG TẠO chen chân vào. Làm Marketing thì các bạn cũng biết rồi đó, chủ yếu là làm sao luôn giữ được cái đầu lạnh, thoải mái và thả lỏng tối đa để sáng tạo tự do tuôn trào. Đúng không?

Quan điểm làm việc là như vậy, khách nào như khách nấy nhỏ to đối xử công bằng như nhau và mục đích chính là ở THÀNH CÔNG CỦA KHÁCH, đôi khi khách hàng chỉ cần bán được 1 vài đơn, hoặc không bán được 1 đơn nào, nhưng họ cần có 1 người biết lắng nghe, biết thấu hiểu, biết kiên nhẫn đi và giải thích cho họ thì đó là hạnh phúc từ một người lạ không máu mủ ruột rà. Thử nghĩ nhé, bạn cố gắng lấy vài triệu chỉ để giải quyết câu chuyện doanh số, bạn không làm rõ quan điểm làm việc, không làm rõ quy trình, rồi sau đó mâu thuẫn trong quá trình dẫn đến cự cãi, việc này kết thúc có thể sẽ làm nhân viên trong tổ chức của bạn riệu rã vì mất niềm tin với công ty, sợ khi nhận 1 dự án nào đó, sợ phải đi xử lý, từ từ chuyện thường xuyên xảy ra sẽ hình thành 1 văn hoá làm ăn chộp dựt liên tục đi tìm khách khách mới, đó chính là sự kinh khủng nhất của 1 công ty muốn lâu dài. Ngược lại bạn chăm sóc họ tốt, nhưng rõ ràng, có ranh giới để không bước qua làm tới, không cần nghĩ tới lợi ích nhỏ nhoi trước mắt, chỉ cần nghĩ tới sự phát triển của họ và sự thoải mái khi làm việc, thì thường bạn lại toàn được họ cho độc đắc khó cưỡng cầu.

Đọc thêm: Muốn bán hàng giỏi, thì giỏi content, muốn giỏi content, thì lo đọc sách

 

Marketing là gì có phải Digital không? Bắt đầu với digital nên bắt đầu từ đâu 

Quan điểm này không chỉ được áp dụng trong công việc mà cũng là quan điểm hành xử trong lối sống bình thường ở Brands, nhân viên được tự do thể hiện quan điểm, ý kiến, không có ranh giới giữa cấp trên, cấp dưới, nhưng không có nghĩa là không có giới hạn, đừng đánh tráo khái niệm giữa sự tự do, thoải mái với sự vượt mặt bạn nhé. Và nếu bạn tìm một công ty lúc nào cũng cho bạn thấy khách hàng là tối thượng, gọi dạ bảo vâng, lễ phép ngoan nhất nhà và nếu bạn quan tâm service hào nhoáng bên ngoài. Thì đó không phải là Brandsketer. Nhưng nếu bạn quan tâm CHẤT LƯỢNG công việc, sự RÕ RÀNG trong vai trò và bổn phận của đôi bên, bạn tìm kiếm sự phối hợp nhịp nhàng như những người đồng hành, thì đó là Brandsketer, và chúng tôi luôn ở đây, để chờ bạn.

Mọi con đường đều dẫn về La Mã, quyết định là ở khách hàng, Brandsketer không quyết định thay bạn gì cả, chẳng ai muốn lựa chọn trong cuộc đời của mình là do người khác tác động đúng không?, nhưng 1 điều quan trọng, không ai muốn MỘT MÌNH. Không ai muốn phải tự chật vật xoay xở tất cả những vấn đề mà lẽ ra chúng ta phải làm cùng nhau sẽ tốt hơn. Và đó cũng là thông điệp mà Brands muốn nói với, bạn chắc chắn sẽ không một mình.

 

 
#
Tác giả bài viết
Hơn 10 năm làm trong nghề, tôi chỉ tập trung 1 loại năng lực song đôi là Marketing & Quản trị doanh nghiệp. Trường phái truyền thông theo đuổi từ khi ra trường cho đến nay của tôi vẫn như 1, đó là sự bền vững, bài bản, dài hạn cho mọi thương hiệu.
 Dự án : 242 | Bài viết : 200 | Brands Age : 8 năm
Zalo Phù Sa Yêu Thương

Cộng đồng thiện quyện Phù Sa Yêu Thương

Bài viết khác

Lên lịch hẹn "Meeting Online Miễn Phí" với đội ngũ chuyên gia của Brandsketer

* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.

Thông tin ứng tuyển

Laptop Không
Ứng tuyển
Gửi lại

Chọn liên hệ ngay

GỌI ĐỂ TƯ VẤN HOẶC ĐẶT LỊCH HẸN
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Gửi đi
Gửi lại