“Content is King” câu nói nổi tiếng của “ông lớn” Bill Gates thể hiện tầm quan trọng của việc xây dựng, tạo ra và phân phối các giá trị nội dung liên quan đến sản phẩm/dịch vụ trong các hoạt động marketing của một doanh nghiệp, có lẽ không còn xa lạ gì với các content marketer, song song đó là sự phân chia rõ rệt của hai “trường phái”trong phạm trù này, theo bạn nên chú trọng điều gì hơn? SEO hay nội dung?
Điều mà các nhà tiếp thị nghiêng về SEO thường quan tâm là xếp hạng các keysearch “năng suất” của Google. “Mục tiêu cuối cùng của họ là tạo ra nhiều sự chú ý, theo dõi nội dung càng nhiều càng tốt bằng cách đạt được các vị trí xếp hạng cao trong các trang hiển thị kết quả tìm kiếm thông tin. Trong khi đó, các nhà tiếp thị thiên về nội dung thường chú trọng đến chất lượng của bài viết và câu chuyện trong thông điệp mà họ muốn chia sẻ với khách hàng.” Có thể nói, đây chính là ví dụ điển hình của phạm trù “số lượng” với “chất lượng” .
Tuy vậy, điều duy nhất có thể khiến content thật sự là “king” chính là khi dung hòa được cả hai yếu tố trên. Dưới đây là một số tips có thể hữu ích cho bạn, được chia sẻ bởi Emma - một tổ chức cung cấp ứng dụng tiếp thị bằng thư điện tử.
Tiếp thị nội dung về bản chất cũng chỉ là một phương thức kết nối, xây dựng và duy trì quan hệ giữa Doanh nghiệp và Khách hàng. Chính vì vậy việc xây dựng nội dung xoay quanh “linh hồn” của thương hiệu là cách tốt nhất để tạo ra được sự kết nối. Nếu chỉ thiên về “số lượng” khách hàng tiếp cận được hay tập trung quá nhiều về nội dung bài viết cũng sẽ không đảm bảo được thành công lâu dài cho doanh nghiệp.
Emma khuyên rằng : “nên khai thác đều cả hai yếu tố này, sử dụng các “dữ liệu” để giúp doanh nghiệp xuất hiện ở những nơi có nhiều khách hàng mục tiêu nhất và sử dụng “lời nói” để nhìn nhận nhu cầu của họ cũng như chia sẻ với họ làm thế nào doanh nghiệp có thể đáp ứng các nhu cầu ấy một cách tốt nhất.
Cuối cùng, mục tiêu của một thông điệp tiếp thị là làm cho khách hàng cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu cũng như biết được doanh nghiệp đang tạo ra cho họ một giải pháp.”
Doanh nghiệp nào cũng có quyền lựa chọn một hoặc nhiều hơn một kênh để tương tác với khách hàng của mình. Điều quan trọng là phải nhìn thấy được những bất cập của từng kênh để điều chỉnh các chiến thuật tiếp thị sao cho phù hợp. Rất nhiều Doanh nghiệp khi quá tập trung vào một kênh nào đó, truyền thông xã hội, ấn phẩm hay thư điện tử thường quên rằng thông điệp họ đang muốn truyền tải không được “đọc” bởi các kênh này mà là đối tượng khách hàng dùng nó.
Emma khuyên rằng : “nên tìm hiểu những rào cản có thể xảy ra khi truyền thông điệp tiếp thị của mình đến khách hàng qua một kênh nào đó để tìm cách khắc phục và đến gần với họ hơn.”
Bất kì doanh nghiệp nào cũng có riêng cho mình một tệp khách hàng điển hình. Khai thác các thông tin về độ tuổi, nghề nghiệp, động cơ, các khó khăn và nhu cầu của một nhóm khách mua hàng điển hình này để làm cơ sở điều chỉnh, khắc phục những nhược điểm của chiến lược tiếp thị sao cho phù hợp tối đa với “chân dung” khách hàng mục tiêu. Emma khuyên rằng : để kế hoạch tiếp thị số đến “với số đông khách hàng mục tiêu hơn, doanh nghiệp cần phải vượt ra khỏi khuôn khổ của những mẫu hình “tĩnh” như thế và xây dựng chân dung một khách hàng điển hình luôn vận động và thay đổi không ngừng.
Để làm điều đó, doanh nghiệp phải trả lời cho một số câu hỏi: Khách hàng đang thay đổi như thế nào? Hiện nay họ đang làm gì và nhu cầu của họ là gì? Họ đang vui mừng vì điều gì hay quan tâm đến sự kiện nào? Họ đang tự đặt ra cho mình những mục tiêu gì, mong đợi những gì? Họ đang gặp những khó khăn gì và đang đi tìm lời khuyên từ những ai? Hãy chứng minh rằng doanh nghiệp có thể vận động và thay đổi cùng với khách hàng và họ sẽ trung thành với doanh nghiệp.”
Yếu tố cốt lõi “thu hút” khách hàng đến với Doanh nghiệp của bạn là khi nhìn thấy được những giải pháp cho nhu cầu thật của họ. Nghiên cứu kĩ lưỡng về khách hàng mục tiêu để tìm ra nhu cầu của họ, “tuy nhiên, doanh nghiệp không nhất thiết phải đáp ứng hết tất cả các nhu cầu ấy mà chỉ cần chọn ra một hay hai “nỗi đau” của khách hàng mà mình muốn tập trung nhiều nhất khi thực hiện các nỗ lực tiếp thị. Thấu hiểu và đồng cảm với khách hàng là cách để doanh nghiệp đưa giải pháp của mình đến gần với họ hơn.”
Rất nhiều Doanh nghiệp chỉ nghĩ đến khách hàng ở những giai đoạn đầu tiên của chiến dịch tiếp thị số, điều này thật sự là một sai lầm “khủng khiếp” hoàn toàn có thể “giết chết” mối quan hệ giữa bạn và khách hàng.
Emma khuyên rằng : “Hãy nghĩ đến họ như những quan hệ lâu dài luôn cần sự lắng nghe và hỗ trợ của doanh nghiệp trong các nhu cầu của mình. Và đừng quên gửi cho họ những lời cảm ơn.
Nếu một trong những chiến dịch tiếp thị chưa đạt được kết quả như kỳ vọng thì nên xem lại doanh nghiệp đã thật sự lắng nghe khách hàng chưa hay chỉ đang chạy theo số lượng khách hàng tiếp cận được.”
Hãy nhớ rằng, mặc dù cách thức tương tác giữa Doanh nghiệp và khách hàng có thể dựa trên “thế giới ảo” tuy nhiên khách hàng của bạn 100% là một thực thể với nhu cầu và cảm xúc thật. Đảm bảo rằng bạn có thể “truyền tải” thông điệp kinh doanh của mình mà không gây bất kì sự hiểu nhầm nào, đồng thời vẫn tối ưu lượng tương tác sạch chính là chìa khóa mang tiếp thị số đến gần khách hàng hơn.
Đọc thêm 6 bước đơn giản lập kế hoạch tiếp thị số cho người mới tại đây.
-------------------------------------------
Tìm hiểu và theo dõi chúng tôi tại :
✩ Website : https://www.brandsketer.com/
✩ Facebook : https://www.facebook.com/brandsketer/
✩ Cộng đồng : https://www.facebook.com/groups/brandsketersupport
✩ Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCa6SXkYgXfmRmTKB6U76OrA
✩ Zalo : https://zalo.me/1580339537056632950
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN