Đi tìm lợi thế cạnh tranh bền vững với Marketing R&D

Đi tìm lợi thế cạnh tranh bền vững với Marketing R&D

Trang chủ / Bài viết

Đi tìm lợi thế cạnh tranh bền vững với Marketing R&D

Hoàng Thị Phương Phương
12/03/2024 | Lượt xem : 1176
Đi tìm lợi thế cạnh tranh bền vững với Marketing R&D


Xem nhanhẨn

Thị trường biến động không ngừng, buộc các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới thiết kế và mở rộng sản phẩm. Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và thị hiếu khách hàng luôn thay đổi, đổi mới chính là chìa khóa sống còn. Việc nghiên cứu và phát triển (R&D) đóng vai trò then chốt, giúp doanh nghiệp trụ vững và nắm bắt nhu cầu thị trường.

   I. Research and Development ( R&D)

Để thành công trong Marketing, doanh nghiệp cần hiểu rõ thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Việc nghiên cứu chính là kim chỉ nam dẫn lối, giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng vững chắc cho các chiến lược hiệu quả. Và một trong những mô hình các doanh nghiệp có thể áp dụng để đưa ra được một bức tranh toàn cảnh về thị trường và khách hàng là 5W1H. Hiểu được rõ khái niệm 5W1H là gì và xây dựng kế hoạch marketing theo quy tắc 5W1H sẽ giúp doanh nghiệp xác định những mục tiêu quan trọng

 

1. How: Hướng dẫn thực hiện: 

"How" là kim chỉ nam dẫn dắt doanh nghiệp thực hiện công việc, dự án hay giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Nó bao gồm các câu hỏi như:

- Đạt mục tiêu: "Bằng cách nào để đạt được mục tiêu đề ra?"

- Thực hiện công việc: "Làm thế nào để thực hiện từng công việc cụ thể một cách hiệu quả nhất?"

- Sử dụng nguồn lực: "Làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực sẵn có?"

- Kiểm soát và đánh giá: "Làm thế nào để theo dõi và đánh giá tiến độ thực hiện một cách hiệu quả?"

2. What - Giải mã nhu cầu khách hàng: 

What là chìa khóa để thấu hiểu khách hàng, từ đó xây dựng chiến lược phù hợp và chinh phục thị trường. Doanh nghiệp cần tập trung vào:

- Insight khách hàng: Khám phá những mong muốn, nhu cầu tiềm ẩn và hành vi của khách hàng.

- Key Message và Key Visual: Truyền tải thông điệp và hình ảnh thương hiệu một cách ấn tượng và thu hút.

- Hành vi mua hàng: Yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng? 

3. Who

Who là yếu tố then chốt để hướng sản phẩm/dịch vụ đến đúng đối tượng. Doanh nghiệp cần xác định rõ: 

- Khách hàng mục tiêu: Ai là người có nhu cầu và khả năng mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp?

- Nhóm khách hàng phụ: Xác định các nhóm khách hàng tiềm năng khác để mở rộng thị trường.

4. When- Nắm bắt thời điểm vàng

When giúp doanh nghiệp chọn thời điểm thích hợp để thực hiện chiến dịch, tung sản phẩm hay tiếp cận khách hàng. Doanh nghiệp cần cân nhắc:

- Nhu cầu khách hàng: Khi nào khách hàng có khả năng quan tâm và mua sản phẩm?

- Sự kiện thị trường: Khi nào là thời điểm tích hợp để quảng cáo chiến dịch?

- Chu kỳ sản phẩm: Khi nào cần ra mắt sản phẩm mới để duy trì sức cạnh tranh? 

5.  Where- Chiếm lĩnh thị trường mục tiêu

Where là yếu tố quan trọng để tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch và tiếp cận khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp cần xác định:

- Kênh truyền thông: Sử dụng kênh nào để thu hút khách hàng tốt nhất?

- Vị trí địa lý: Thực hiện chiến dịch ở đâu là phù hợp với mục tiêu và đối tượng khách hàng?

- Điểm bán hàng: Chọn địa điểm phân phối sản phẩm thuận tiện cho khách hàng.

6. Which - Lựa chọn phương án chiến lược:

Which là bước cuối cùng để thực thi chiến dịch hiệu quả. Doanh nghiệp cần:

- Lựa chọn phương pháp phù hợp: Dựa trên mục tiêu, nguồn lực và đặc điểm của chiến dịch, lựa chọn phương pháp thực thi phù hợp nhất.

- Chuẩn bị các phương án dự phòng: Xác định các rủi ro tiềm ẩn và xây dựng phương án dự phòng để đảm bảo chiến dịch diễn ra suôn sẻ.

- Lựa chọn phương án dự phòng: Khi rủi ro xảy ra, dựa trên các tiêu chí đã xác định để lựa chọn phương án phù hợp nhất.

Bằng cách kết hợp hài hòa các yếu tố How, What, Who, When, Where và Which, doanh nghiệp sẽ tạo dựng chiến lược hiệu quả, chinh phục thị trường và đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, thành công không chỉ nằm ở việc xác định các yếu tố này mà còn ở cách thức thực thi chiến lược một cách khoa học và logic. Và một trong những phương pháp giúp các doanh nghiệp thực thi tốt nhất có thể kể đến PDCA. 

II. PDCA: PLAN- DO- CHECK- ACT

Chu trình PDCA (Plan-Do-Check-Act) là một công cụ cải tiến hiệu quả được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Việc triển khai PDCA đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của công cụ này, từ đó thúc đẩy hiệu quả hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh. 

1. PLAN: Nền tảng cho sự tối ưu hóa

Bước đầu tiên trong hành trình cải tiến quy trình và sản phẩm chính là lập kế hoạch. Giai đoạn này đóng vai trò nền tảng cho toàn bộ chu trình PDCA, đảm bảo sự thành công cho các bước tiếp theo.

- Xác định mục tiêu:

   + Khớp nối kỳ vọng: Mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp cần phù hợp với kỳ vọng của khách hàng. Đây là yếu tố then chốt để tạo ra sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường.

   + Phân tích và đánh giá: Xác định các vấn đề hiện có thông qua phân tích và đánh giá kỹ lưỡng. Từ đó, lựa chọn và ưu tiên những vấn đề cần cải thiện.

   + Chia nhỏ mục tiêu: Phân chia mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ hơn để dễ dàng thực hiện và theo dõi. Đảm bảo các mục tiêu tuân theo nguyên tắc SMART (Cụ thể, Đo lường được, Có thể đạt được, Thực tế, Có thời hạn).

    + Dựa trên dữ liệu: Sử dụng dữ liệu và thông tin để xác định phạm vi công việc một cách chính xác.

- Thiết lập kế hoạch hành động:

     + Xác định vấn đề và thiết lập mục tiêu: Xác định rõ ràng vấn đề cần giải quyết và mục tiêu cụ thể muốn đạt được.

     + Kế hoạch rõ ràng: Lập kế hoạch chi tiết với các bước hành động cụ thể, thời gian hoàn thành và người phụ trách cho từng nhiệm vụ.

     + Dự trù ngân sách: Xác định ngân sách cần thiết cho dự án và lập kế hoạch chi tiêu hợp lý.

2. DO: Thực hiện và hoàn thiện

Giai đoạn "DO" là bước chuyển quan trọng từ kế hoạch sang hành động trong chu trình PDCA. Đây là lúc doanh nghiệp thực hiện các thí nghiệm, áp dụng những gì đã được đề ra trong giai đoạn "PLAN".

Tập trung vào chi tiết:

      + Tuân thủ kế hoạch: Đảm bảo thực hiện đúng các bước, quy trình và phương pháp đã được vạch ra trong giai đoạn lập kế hoạch.

      + Chú trọng chi tiết: Quan tâm đến từng khía cạnh nhỏ trong quá trình thực hiện để đảm bảo hiệu quả và tính chính xác.

-Thu thập dữ liệu và giám sát:

     + Dữ liệu toàn diện: Ghi chép và thu thập đầy đủ mọi thông tin, dữ liệu liên quan đến quá trình thử nghiệm.

     + Dữ liệu đa dạng: Bao gồm cả kết quả tích cực và tiêu cực để có cái nhìn toàn diện cho việc đánh giá sau này.

3. CHECK: Đánh giá hiệu quả và xác định điểm cải tiến

Giai đoạn CHECK là bước quan trọng trong chu trình PDCA, đóng vai trò đánh giá hiệu quả của quy trình sau khi được cải tiến và xác định những điểm cần tiếp tục cải thiện trong tương lai. 

- Hệ thống thông số khách quan

     + Đo lường hiệu quả: So sánh kết quả thực tế với mục tiêu đề ra và hiệu quả của các chu kỳ PDCA trước.

     + Xác định vấn đề và giải pháp

     + Phân tích kết quả: Xác định những điểm mạnh, điểm yếu của quy trình dựa trên dữ liệu thu thập được.

     + Đề xuất giải pháp: Đưa ra phương hướng giải quyết phù hợp cho những vấn đề tồn tại.

4. ACTION: Hành động và cải tiến 

Giai đoạn "ACTION" là bước cuối cùng trong chu trình PDCA, nơi doanh nghiệp thực hiện các hành động cụ thể để giải quyết vấn đề và cải tiến quy trình.

Hai khía cạnh của ACTION:

- Hành động: Thực hiện các giải pháp đã được đề ra trong giai đoạn CHECK để khắc phục các vấn đề tồn tại.

- Điều chỉnh: Tùy chỉnh và hoàn thiện quy trình dựa trên kết quả thực tế của việc áp dụng giải pháp 

   + Kết quả đạt kỳ vọng:

  •  Lưu giữ làm tài liệu tham khảo cho các kế hoạch cải tiến trong tương lai.
  •  Chia sẻ kinh nghiệm thành công cho các bộ phận liên quan.

    + Kết quả thấp hơn kỳ vọng:

  •  Phân tích nguyên nhân, tìm ra giải pháp mới để khắc phục vấn đề.
  •  Lặp lại chu trình PDCA với giải pháp mới được đề xuất.

PDCA không phải là một giải pháp "chữa cháy" hay "cứu cánh" tức thời cho doanh nghiệp. Nó là một hành trình cải tiến liên tục, đòi hỏi sự áp dụng thường xuyên và nhất quán.

III. Vòng quay PDCA: Hành trình cải tiến không ngừng 

Vòng quay Plan-Do-Check-Action chỉ thực sự hiệu quả khi được vận hành bởi một cá nhân sở hữu hai yếu tố quan trọng: sức khỏe về trí và khỏe về thể chất. Duy trì sự cân bằng giữa hai yếu tố này giúp tối ưu hóa năng lực làm việc, khơi dậy sự sáng tạo, nâng cao hiệu quả công việc và thúc đẩy sự phát triển bản thân. 

Đặc biệt hơn hết, bên trong sức khỏe về trí của mỗi con người còn có thứ gọi là năng lượng ý chí, giống như pin, năng lượng ý chí cần được nạp đầy và sử dụng hợp lý để đảm bảo công việc hiệu quả. Nếu thiếu hụt năng lượng ý chí sẽ dẫn đến tình trạng uể oải, giảm tập trung và khó khăn trong việc đưa ra quyết định. Lúc này, hiệu quả công việc sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. 

Và để rèn luyện sức khỏe về trí thì việc áp dụng kỹ năng hệ thống và lập kế hoạch là vô cùng cần thiết. Kỹ năng này giúp ta sắp xếp công việc khoa học, quản lý thời gian hiệu quả và tập trung vào những mục tiêu quan trọng. 

V. PHẦN KẾT: 

Tóm tại, đầu tư vào R&D là một quyết định chiến lược, mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược R&D phù hợp, tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm và tạo môi trường khuyến khích sáng tạo để tối ưu hóa hiệu quả của phương pháp này.

#
Tác giả bài viết
Hoàng Thị Phương Phương Content Creator tại Brandsketer Việt Nam
Chào mọi người, mình là Song Phương - Content Creator - ''You only live once, but if you do it right, once is enough". Chúng ta chỉ sống một lần, vì thế hãy sống cho thật ý nghĩa, sống hết mình và không để mọi thứ xung quanh trở nên lãng phí.
Zalo Phù Sa Yêu Thương

Cộng đồng thiện quyện Phù Sa Yêu Thương

Bài viết khác

Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Email Marketing  Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Email Marketing
Phạm Trần Công Hiếu
24/08/2023 | Lượt xem : 836
Marketing & Tư duy đổi mới sáng tạo   Marketing & Tư duy đổi mới sáng tạo
Lê Hoàng
24/05/2024 | Lượt xem : 1276

Lên lịch hẹn "Meeting Online Miễn Phí" với đội ngũ chuyên gia của Brandsketer

* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.

Thông tin ứng tuyển

Laptop Không
Ứng tuyển
Gửi lại

Chọn liên hệ ngay

GỌI ĐỂ TƯ VẤN HOẶC ĐẶT LỊCH HẸN
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Gửi đi
Gửi lại