Google Ads vs Facebook Ads: Dùng khi nào, trong trường hợp nào?

Google Ads vs Facebook Ads: Dùng khi nào, trong trường hợp nào?

Trang chủ / Bài viết

Google Ads vs Facebook Ads: Dùng khi nào, trong trường hợp nào?

Lê Hoàng
30/06/2019 | Lượt xem : 2449
 Google Ads vs Facebook Ads: Dùng khi nào, trong trường hợp nào?


Xem nhanhẨn

Như đã đề cập trên tiêu đề, Google Ads vs. Facebook Ads - Nên dùng khi nào và trong trường hợp nào? Đây có lẽ là một trong những câu hỏi “hóc búa” nhất làm “đau đầu” nhiều doanh nghiệp nhỏ với tài chính marketing còn hạn hẹp. Thấu hiểu điều đó, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ từng bước một, cùng các bạn giải đáp câu hỏi trên. Bằng những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm tích lũy nhiều năm trong ngành, chúng tôi tin rằng thông tin trong bài viết này có thể sẽ giúp bạn “nhẹ đầu” hơn và mỗi xu doanh nghiệp đổ vào quảng cáo sẽ xứng đáng hơn.

Trước khi đưa ra những “phán xét” xem kênh nào mang lại lợi ích nhiều hơn, hãy cùng điểm qua một số khái niệm và khác biệt cơ bản của Google Ads và Facebook Ads.

 

Google Ads là gì?

Google - nền tảng trang tìm kiếm được thành lập vào năm 1998 và vẫn không ngừng phát triển lớn mạnh vượt bậc cho đến ngày nay với 70% người dùng trực tuyến. Thật không ngoa khi nói rằng kênh tìm kiếm này có lẽ đã không còn xa lạ gì với “nhân loại” nữa, thậm chí khi cần search (tìm kiếm) một thông tin gì đó, thay vì nói “search it!” chúng ta thường nghiễm nhiên thay thế bằng “google it!” và câu này hoàn toàn đúng ngữ pháp bởi lẽ GOOGLE đã trở thành một động từ chính thức mang nghĩa “tìm kiếm thông tin thông qua công cụ Google” trong từ điển Oxford.

Với Google, con người giờ đây có thể dễ dàng tìm kiếm tất cả những gì mà họ muốn từ sản phẩm, mẹo vặt, videos, những cửa hàng và địa chỉ xung quanh nhà họ,… chỉ trong chớp mắt. Theo thống kê, Google xử lý hơn 40.000 truy vấn tìm kiếm mỗi giây, hơn 3 tỷ mỗi ngày và hơn một nghìn tỷ mỗi năm và sự tăng trưởng này bắt đầu mạnh mẽ và không có dấu hiệu dừng lại kể từ đầu năm 2000. Điều này đồng thời làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta tìm kiếm, truyền tải cũng như là tiếp nhận thông tin và dĩ nhiên là ảnh hưởng không hề nhỏ đến cách chúng ta mua sắm và tiêu dùng sản phẩm, kéo theo đó là những tác động mãnh mẽ đến môi trường quảng cáo.

“Đã từng được biết đến với cái tên Google AdWords, Google Ads là nền tảng quảng cáo pay per click (trả phí trên mỗi cú nhấp chuột) lớn và phổ biến nhất thế giới. Những công cụ tìm kiếm khác cũng sử dụng kỹ thuật này cho nền tảng quảng cáo của mình. Nhưng vì Google quá phổ biến với khách hàng nên khi nhắc đến quảng cáo trả phí, người dùng sẽ nghĩ ngay đến Google Ads.”

Vậy làm thế nào để phân biệt đâu là website sử dụng Google Ads với những website kết quả hiển thị tự nhiên? Rất đơn giản. Hãy để ý những kết quả tìm kiếm đầu tiên với khung “QC” bên tay trái, đây là website sử dụng Google Ads.

 

Facebook Ads là gì?

Nếu như Google là kênh tìm kiếm phổ biến nhất với người dùng thì không đâu khác Facebook chính là kênh mạng xã hội với số lượng người truy cập và sử dụng khổng lồ. Trên nền tảng tạo ra một mạng lưới kết nối con người mạnh mẽ, nơi mà chúng ta có thể lên tiếng về quan điểm cá nhân, những trải nghiệm và tương tác, kết nối với những chủ đề mà chúng ta thích, Facebook đã thay đổi hành vi mua sắm và tiếp nhận thông tin của khách hàng.

Facebook thu nhặt nhiều dữ liệu hơn cả những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng : trang bạn thích, chủ đề bạn tương tác, bạn bè, ngày sinh nhật, vị trí hiện tại, kỳ nghỉ vừa qua của bạn và nhiều hơn thế nữa. Với ngân hàng dữ liệu này giúp Facebook tạo ra những giá trị cho nhà quảng cáo dễ dàng nhắm trúng người dùng mục tiêu hơn bao giờ hết.

Sở hữu một khối lượng dữ liệu người dùng khổng lồ, khả năng xác định khách hàng mục tiêu và chỉ quảng cáo đến những người thực sự có khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Một chức năng mạnh mẽ mà không nhiều nền tảng quảng cáo có thể cung cấp một cách chi tiết đến thế. Thật không ngạc nhiên khi năm ngoái, Facebook Ads chiếm đến 25% tổng ngân sách quảng cáo trực tuyến của toàn thế giới.

Nếu Google Ads phổ biến với tìm kiếm trả phí, thì Facebook Ads chắc chắn là tiên phong với mạng xã hội trả phí (paid social). 

 

 

Cách vận hành

Google Ads Facebook Ads cung cấp chức năng quảng cáo dựa trên những nền tảng cơ bản của nó.

Google Ads giúp chủ doanh nghiệp nhắm đối tượng mục tiêu dựa trên các truy vấn tìm kiếm của họ trên Google, hay còn được gọi là từ khóa. Những quảng cáo này tập trung trả về những kết quả tìm kiếm liên quan và giải quyết được nhu cầu cụ thể của người dùng.

Một khi chiến dịch được thiết lập, quảng cáo của bạn gia nhập một vòng đấu giá với các nhà quảng cáo khác cũng lựa chọn từ khóa tương tự. Và Google sẽ hiển thị quảng cáo với giá thầu cao nhất cùng nội dung hữu dụng với người dùng nhất. Tất nhiên, Google cung cấp một loạt công cụ để thiết lập chiến dịch nhưng đây là những thứ cơ bản nhất mà bạn nên biết.

Mặt khác Facebook Ads, giúp nhắm quảng cáo đến đối tượng dựa trên hành vi và khuôn mẫu mà bạn lựa chọn trên nền tảng quảng cáo. Facebook cung cấp sự lựa chọn nhắm mục tiêu đa dạng dựa trên nhân khẩu học, giúp nhà quảng cáo nhắm đến đối tượng dựa trên hành vi, sở thích và sở ghét.

 

Ai nên sử dụng Google Ads?

“Nếu bạn là một doanh nghiệp mới và muốn tập trung vào gia tăng doanh số, một chiến dịch thu hút lead (đối tượng tiềm năng) trên Google sẽ giúp bạn mang lại lợi nhuận tốt hơn.

Không đòi hỏi bạn phải có ngân sách quảng cáo lớn, Google tập trung vào nâng cao trải nghiệm người dùng. Google luôn mong muốn truyền tải những gì tốt nhất đến người dùng của họ, nên nội dung bạn tạo ra cũng cần dựa trên nguyên tắc này. Chất lượng của quảng cáo và nội dung website là yếu tố ưu tiên trước ngân sách và là một yếu tố quan trọng xác định thứ hạng tìm kiếm trên Google trong cuộc chiến giá thầu. Để chắc chắn chiến dịch đạt được hiệu quả và đánh bại đối thủ của mình, bạn nên thuê một agency có kinh nghiệm dày dặn trong quảng cáo Google.

Vậy tóm lại, nếu bạn là doanh nghiệp mới với ngân sách tầm trung và mục tiêu đơn giản, Google Ads sẽ là lựa chọn tốt nhất cho câu hỏi Google Ads vs Facebook Ads.”

Xem thử: 3 yếu tố bắt buộc phải có để "chạy" Quảng cáo hiệu quả

 

Khi nào nên sử dụng Facebook Ads?

“Với những chiến dịch nhấn mạnh vào tăng nhận diện thương hiệu trên mạng xã hội, quảng cáo Facebook nên được đặt ở vị trí trung tâm trong kế hoạch marketing. Facebook không chỉ giúp bạn có cái nhìn và thấu hiểu rõ hơn về insight của đối tượng mục tiêu, mà còn giúp bạn nuôi dưỡng một cộng đồng quan tâm đến vấn đề mà doanh nghiệp của bạn đang giải quyết.

Điều mà ai cũng biết và là yếu tố quan trọng nhất cho sự tăng trưởng doanh nghiệp – truyền miệng (word of mouth). Không nền tảng quảng cáo nào có sức mạnh lớn trong việc tạo ra cộng đồng và 1 lượng lớn fan cho doanh nghiệp hơn Facebook đang làm.

Lợi nhuận thu được từ Facebook có nhiều hơn những gì được đo đếm bằng tiền. Chúng ta đều biết tiềm năng mạnh mẽ của kênh và số lượng người dùng đông đảo đến như thế nào. Điều đó làm cho Facebook trở thành nền tảng quảng cáo hàng đầu khó lòng đánh bại hiện nay.” 

Đọc thêm 17 mẹo chạy Facebook Ads tăng doanh số hiệu quả tại đây.

Tóm lại, sự khác biệt cơ bản của Google Ads vs. Facebook Ads đó là, Google Ads sẽ giúp bạn tìm kiếm khách hàng mới ngay lập tức và theo 1 quy trình nhất quán, cụ thể, mang lại cho bạn lợi nhuận nhanh chóng. Trong khi đó Facebook Ads lại giúp các khách hàng mới dễ dàng tìm thấy và hiểu về doanh nghiệp của bạn hơn

Như vậy, mỗi loại hình doanh nghiệp lại phù hợp với 1 hình thức quảng cáo khác nhau.

Khác biệt đến từ sản phẩm và chân dung khách hàng mục tiêu của mỗi người. Điều đó lý giải tại sao cái này hiệu quả với chủ doanh nghiệp này, nhưng lại không hiệu quả với người còn lại. Điều này đặc biệt đúng khi bạn đo lường hiệu quả bằng lợi nhuận thật.

Hãy hiểu thật rõ về doanh nghiệp, sản phẩm và mục tiêu trực tuyến mà bạn muốn nhắm đến để lựa chọn thật chính xác công cụ phù hợp. Chúc các bạn thành công!

Còn nữa, nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp chạy quảng cáo bài bản, click here.

Nguồn: SEONGON

Tham khảo thêm: 3 cách target dành cho người mới chạy quảng cáo cực đơn giản, ai cũng có thể làm được!

#
Tác giả bài viết
Hi! Tôi là Lê Hoàng, tuy không phải chuyên gia, nhưng công việc chính vẫn là quản lý các dự án QUẢN TRỊ MARKETING TỔNG THỂ & ĐÀO TẠO cho các doanh nghiệp. Với hơn 10 năm kinh nghiệm từ 2012, sứ mệnh trở thành quản gia về mặt thương hiệu cho mọi SMEs vẫn được tôi cùng đội ngũ gìn giữ trọn vẹn. Liên lạc với Hoàng khi có nhu cầu. Cảm ơn vì đã ghé thăm, chúc các anh/chị 1 ngày tốt lành.
 Dự án : 243 | Bài viết : 202 | Brands Age : 8 năm
Facebook Brandsketer Việt Nam

Fanpage chính thức của Brandsketer Vietnam trên nền tảng Facebook.

Bài viết khác

Lên lịch hẹn "Meeting Online Miễn Phí" với đội ngũ chuyên gia của Brandsketer

* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.

Thông tin ứng tuyển

Laptop Không
Ứng tuyển
Gửi lại

Chọn liên hệ ngay

GỌI ĐỂ TƯ VẤN HOẶC ĐẶT LỊCH HẸN
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Gửi đi
Gửi lại