Inforgraphic: con đường thống trị mạng xã hội của Facebook từ năm 2008 đến 2020

Inforgraphic: con đường thống trị mạng xã hội của Facebook từ năm 2008 đến 2020

Trang chủ / Bài viết

Inforgraphic: con đường thống trị mạng xã hội của Facebook từ năm 2008 đến 2020

Lê Hoàng
26/12/2020 | Lượt xem : 1859
Inforgraphic: con đường thống trị mạng xã hội của Facebook từ năm 2008 đến 2020


Mời anh em xem qua bản đồ các mạng xã hội phổ biến ở mỗi quốc gia trong các năm 2008, 2012, 2016 và 2020. Hãy để ý đến độ phủ của màu xanh dương quen thuộc

1.Bản_Đồ_Mạng_Xã_Hội_2008.jpg

2.Bản_Đồ_Mạng_Xã_Hội_2012.jpg

3.Bản_Đồ_Mạng_Xã_Hội_2016.jpg

4.Bản_Đồ_Mạng_Xã_Hội_2020.jpg

Trên đây là inforgraphic về bản đồ của những mạng xã hội phổ biến nhất của mỗi quốc gia từ năm 2008 đến 2020, làm rõ còn đường thống trị mạng xã hội toàn cầu của Facebook. Từ chỉ vài nghìn người dùng vào năm 2004 lên đến 2,7 tỉ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU: Monthly Active User) vào năm 2020, Facebook hiện tại là mạng xã hội lớn nhất thế giới.
 

Con đường thống trị của Facebook


Nhưng quá trình tạo dấu ấn toàn cầu của Facebook không phát triển chỉ trong một sớm một chiều. Facebook phát triển từ Châu Mỹ sang Đông Nam Á, bắt đầu từ một dự án đầy say mê vào mỗi đêm của Mark Zuckerberg có tên là Facemash, một trang web thuộc loại “hot or not” dành cho sinh viên đại học Harvard rồi sau đó phát triển thành mạng xã hội nổi tiếng trên thế giới.

Trước năm 2008, bức tranh mạng xã hội tập trung vào những người tiên phong như Myspace và Hi5. Orkut của Google là mạng xã hội phổ biến nhất ở Brazil và Ấn Độ, còn Friendster đã tìm được chỗ đứng ở Đông Nam Á. Rồi sau đó làn sóng Facebook đã bùng nổ một cách mạnh mẽ và đến năm 2009 trở thành mạng xã hội phổ biến nhất ở phần lớn Châu Mỹ, Châu Âu, Nam Á và Châu Đại Dương. Trừ Brazil vẫn chỉ dùng Orkut cho đến năm 2011.

Câu chuyện cũng tương tự ở Châu Phi, khi dữ liệu lưu lượng truy cập internet ngày càng tăng và chỉ ra sự thống trị toàn cảnh của Facebook trên toàn châu lục.

Đến đầu năm 2020, Facebook được đánh giá là trang mạng xã hội hàng đầu ở 151 trong số 167 quốc gia được đo lường, tương đương hơn 90%.
 

Trung Quốc và Nga chống lại sức hút của Facebook


Tuy nhiên sự phát triển của Facebook không hoàn toàn là không có vật cản.

Tại Trung Quốc thì trang web mạng xã hội phổ biến nhất là Qzone của Tencent từ giữa những năm 2000. WeChat, nền tảng nhắn tin all-in-one rất phổ biến ở Trung Quốc, về mặt kỹ thuật thì không đủ tiêu chuẩn để thiết lập trên bản đồ như “một trang web mạng xã hội”, nhưng ứng dụng này hiện đang có đến hơn 1,2 tỉ MAU. Facebook dù đã cố gắng đua tranh tại quốc gia này nhưng đã bị cấm vào năm 2009.

Tương tự ở Iran, Facebook cũng bị chặn lần đầu tiên vào năm 2009 và liên tục bị chặn kể từ đó. Thay vào đó các mạng xã hội phổ biến nhất tại Iran là các trang Ba Tư: Cloob và Facename từ năm 2009 đến 2016. Facebook trước đó đã xoay sở để chiếm được vị trí số 1 trong một thời gian ngắn vào năm 2011 rồi sau đó bị thay thế bởi Instagram, một ứng dụng cũng thuộc sở hữu của Facebook.

Các quốc gia khác mà Facebook gặp khó khăn để cạnh tranh dù không bị chặn là Nga và nhiều nước thuộc Liên Xô cũ. Ở khu vực này, mạng xã hội thống trị lần lượt được chuyển đổi qua lại giữa 2 cái tên Vkontakte và Odnoklassniki, đều thuộc sở hữu của gã khổng lồ internet Mail.ru của Nga.
 

Facebook độc quyền trên mạng xã hội di động


Với dấu ấn lớn đã có trên thị trường mạng xã hội, phạm vi tiếp cận của Facebook lại càng được mở rộng hơn khi tính vào các ứng dụng di động mà công ty này sở hữu.

Trong năm 2020, Facebook đạt 1,3 tỉ MAU trên ứng dụng Messenger, 2 tỉ MAU trên ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất thế giới WhatsApp và dưới 1,2 tỉ MAU trên mạng xã hội chia sẻ ảnh Instagram.

Theo ước tính riêng của Facebook trong bản báo cáo quý 3 năm 2020 thì các sản phẩm cốt lõi của Facebook được hơn 3,2 tỉ người sử dụng mỗi tháng. Nghĩa là khoảng 40% dân số thế giới (7,8 tỉ người tính đến tháng 12 năm 2020) đang sử dụng các mạng xã hội do Facebook sở hữu.
 

Sự thống trị sẽ còn tăng thêm hay bắt đầu giảm bớt?


Với sự giám sát ngày càng tăng đối với các công ty công nghệ khổng lồ, Facebook hiện đang phải đối mặt với hàng loạt các vụ kiện chống độc quyền lớn ở Mỹ, và các quốc gia khác cũng đang tăng cường dự thảo các quy định quản lý tiềm năng khác trong tương lai. Đồng thời Facebook cũng đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận những người dùng trẻ tuổi ở các nước phát triển, những nơi mà đang chuyển dần sang sử dụng Snap và TikTok thay vì mạng xã hội truyền thống.

Năm 2020 sẽ đánh dấu đỉnh cao của đế chế toàn cầu Facebook hay chỉ là một cột mốc quan trọng khác trên con đường hướng tới sự thống trị dài hơn nữa? Hãy để thời gian trả lời tất cả!
 

Nguồn: Visualcapitalist

#
Tác giả bài viết
Hi! Tôi là Lê Hoàng, tuy không phải chuyên gia, nhưng công việc chính vẫn là quản lý các dự án QUẢN TRỊ MARKETING TỔNG THỂ & ĐÀO TẠO cho các doanh nghiệp. Với hơn 10 năm kinh nghiệm từ 2012, sứ mệnh trở thành quản gia về mặt thương hiệu cho mọi SMEs vẫn được tôi cùng đội ngũ gìn giữ trọn vẹn. Liên lạc với Hoàng khi có nhu cầu. Cảm ơn vì đã ghé thăm, chúc các anh/chị 1 ngày tốt lành.
 Dự án : 244 | Bài viết : 203 | Brands Age : 8 năm
Zalo Social Branding | Brandsketer Việt Nam

Cộng đồng Zalo chia sẻ bí quyết xây dựng Social Branding, Creative (Content - Idea - Design)

Bài viết khác

Lên lịch hẹn "Meeting Online Miễn Phí" với đội ngũ chuyên gia của Brandsketer

* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.

Thông tin ứng tuyển

Laptop Không
Ứng tuyển
Gửi lại

Chọn liên hệ ngay

GỌI ĐỂ TƯ VẤN HOẶC ĐẶT LỊCH HẸN
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Gửi đi
Gửi lại