Có nhiều bạn làm Marketing lâu năm, khi thấy các plan/proposal mà Brandsketer làm cho các nhãn hàng được trình bày theo kiểu mindmap thì đều thấy lạ và có tư tưởng "e dè" cái lạ đó. Thực ra chẳng riêng gì các bạn ấy, mà ngay cả Client hoặc team Inhouse khi tiếp xúc cũng "thấy lạ". Họ thường có câu hỏi TẠI SAO không làm kiểu slide cho đẹp và viết bằng tiếng anh như bao cái rule khác trên thị trường, cho trông có vẻ Pro & Sáng tạo hơn?
Thực ra, phản ứng này là 1 điều hết sức bình thường. Bởi lẽ, đã rất nhiều năm từ việc viết 1 Business cho tới Marketing Plan thì người ta đều quen với việc dùng PPT trình chiếu các slide đơn lẻ, khi thấy 1 cái mới sẽ nghi ngờ là lẽ tất nhiên. Nhớ trước đây, khi Hoàng làm ở công ty cũ, để chuẩn bị PIT cho 1 project nào đó, phải thức đêm thức hôm cả tuần làm đến 40 - 50 cái slide, rồi trang trí, hiệu ứng các thứ, mà còn chưa chắc win được với client và các agency khác.
Dĩ nhiên, cái việc ta win được hay không trong buổi PIT đó nó không quyết định ở cái đẹp xấu của slide, nhưng nếu nội dung tốt mà slide xấu quá thì cũng có lẽ không nên lắm. Sau này khi ngồi suy nghĩ để Kaizen lại, tự mình đặt ra bài toán : "Làm sao để tiết kiệm thời gian, công sức đến mức tối thiểu, nhưng cái Plan/Proposal đó phải đạt được cùng lúc 3 thứ là TỔNG QUÁT - CHI TIẾT - ĐẦY ĐỦ, để tính hiệu quả dù có thể chưa hơn, nhưng ít nhất cũng phải ngang bằng cách cũ?"
Thế là phương pháp làm plan bằng mindmaps ra đời, sau đó 6 năm thử cách này, khó khăn chỉ ở 1 chỗ là phải giải thích cho client làm quen với nó mà thôi, còn lại thì hiệu quả rất xứng đáng :
1. Tiết kiệm thời gian, công sức & nhân lực hơn, vd : Thay vì cả tuần chuẩn bị, thì giờ đây chỉ cần 1 ngày là xong.
2. Chuỗi workflow chi tiết hơn, dễ phát hiện ra được "Shallow point" trong cái tổng thể.
3. Tỷ lệ WIN nhiều hơn.
Tuy nhiên phương pháp này cũng mang lại thách thức khá lớn, đòi hỏi ở người sử dụng nó :
- Khả năng lập kế hoạch và hệ thống khá lớn
- Năng lực đi kèm đủ đáp ứng.
- Tính kiên trì, nhẫn nại để chi tiết hoá từng flow một.
Giống như cuốn "Marketing Plan trên 1 trang giấy", chẳng có phương pháp nào tuyệt đối, Slide hay Mindmaps cũng thế. Ta sẽ không bài xích bất cứ tư duy nào, mỗi người sẽ chọn cho mình 1 lối đi riêng, mà ở đó ai cảm thấy hợp thì có thể "trial".
Tuy nhiên, Kaizen để tốt hơn luôn là 1 tư duy đổi mới sáng tạo mà ai cũng nên dùng để cải tiến công việc mỗi ngày, nhưng cũng nhớ rằng đừng rời xa thực tế, quan trọng là ở kết quả, nếu không quá trình có hay đến mấy cũng vẫn sai là sai.
- Lê Hoàng -
P/s : Tham khảo 1 mẫu Marketing tổng thể dạng mindmaps khác tại đây, plan trên hình còn PIT nên chưa public được.
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN