Ở phần trước, chúng ta đã phần nào nắm được những tổng quan về Marketing theo một khía cạnh rất mới, Marketing ở Agency. Vậy các Agency này hoạt động theo “cơ chế” nào? Và sẽ cần những tố chất gì để trở thành một “mẩu” của “bức tranh” Agency to lớn này?
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ “ vén bức màn” để các bạn có thể nhìn thấy rõ hơn về cách thức hoạt động của những thành phần luôn sống “thầm lặng” phía sau “ánh hào quang”. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn vào “team” Agency “xem có gì nào” thì bài viết này chắc chắn sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Xem thử: 5 bước Marketing Truyền Miệng đơn giản mà hiệu quả theo Andy Sernovitz
Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu về “cấu trúc” của Agency, hay nói một cách dễ hiểu hơn là Agency có những Bộ phận nào và nhiệm vụ của mỗi Bộ phận này là gì.
Thông thường, một Agency “kiểu mẫu” thường có 5 Bộ phận, gồm :
- Thiết kế & Sáng tạo (Design & Creative) : như đã biết, nhiệm vụ chính của Agency là đưa ra giải pháp sáng tạo, chính vì vậy, bộ phận này được coi là “xương sống” của Agency vì họ sẽ là những cá thể trực tiếp mang đến những nền tảng giải pháp cho Client.
- Nội dung (Copy & Content) : bộ phận thứ hai này chịu trách nhiệm chính về những câu từ, lời thoại, nội dung sẽ được sử dụng trong dự án, đây cũng là bộ phận làm việc trực tiếp với team Thiết kế - Sáng tạo.
- Sản xuất & Công nghệ (Technology & Production) : đây là bộ phận chính đảm đương việc thực thi những giải pháp sáng tạo đã đề ra (thực hiện video, chụp hình, sản xuất TVC,...).
- Và để các Bộ phận trên đây có thể phối hợp “nhịp nhàng” hơn, bộ phận Hoạch định chiến lược (Planning & Analytics) ra đời, với nhiệm vụ chính là nghiên cứu Insights của người tiêu dùng và đưa ra những cách thức truyền thông phù hợp với những Insights đó.
- Bao trùm hơn nữa là Bộ phận Dịch vụ khách hàng (Account/ Client Services), đúng như tên gọi, bộ phận này có trách nhiệm làm việc trực tiếp với khách hàng, tìm hiểu toàn bộ những nhu cầu, mong muốn của Client cả trước, trong và sau khi hợp tác. Đây cũng là “cầu nối” quan trọng giữa Agency và Client.
Vậy, các Bộ phận này sẽ “chia” việc với nhau như thế nào trong một dự án? Bây giờ, chúng ta sẽ tiến hành phân tích một quy trình làm việc mẫu, cụ thể là của Brandsketer - Agency Marketing Mix.
Có 6 bước thường thấy trong một quy trình triển khai dự án “chuẩn”.
Tiếp nhận yêu cầu -> Khảo sát & Lên kế hoạch -> Trình bày ý tưởng -> Triển khai -> Theo dõi & tối ưu -> Báo cáo.
Có thể nói, Chăm sóc Khách hàng là bộ phận “nặng việc” nhất trong cả quy trình dự án bởi lẽ luôn phải tiếp nhận, ghi nhận ý kiến của Client và trực tiếp truyền đạt lại để các bộ phận khác có thể nắm rõ. Đồng thời, theo dõi trong suốt dự án và đảm bảo duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Client kể cả sau khi dự án đã kết thúc.
Sau khi đã Tiếp nhận yêu cầu, việc tiếp theo Agency cần làm là các thành viên của bộ phận Hoạch định chiến lược sẽ cùng nhau ngồi lại, nghiên cứu Insights người tiêu dùng theo từng dự án cụ thể, khảo sát và lên kế hoạch, đưa ra những giải pháp sáng tạo phù hợp. Bộ phận này sẽ làm việc từ bước Tiếp nhận ý tưởng đến khi hoàn thiện giải pháp.
Sau khi đã tìm ra được giải pháp phù hợp, lúc này team Thiết kế - Sáng tạo sẽ “nhảy” vào để mang những giải pháp đó “nhào” thành những ý tưởng sáng tạo, độc đáo, mới lạ. Đem đi Trình bày với Client và đợi sự đồng thuận. Song song đó, họ cũng đóng góp, chỉnh sửa những ý tưởng này cho đến khi nó được Triển khai và ngay cả trong quá trình thực thi dự án.
Lúc này, bộ phận Nội dung và Sản xuất - Công nghệ sẽ đưa những ý tưởng “trên giấy” này vào Triển khai, thực thi, theo dõi và tối ưu hóa để đảm bảo dự án đi đúng hướng, trúng “mục tiêu”. Đồng thời ghi nhận và báo cáo những kết quả đạt được về phía Client.
Trên đây là quy trình làm việc chuẩn của một Agency điển hình cùng cách thức các bộ phận phối hợp với nhau. Có thể nói “bức màn” Agency đã được “vén lên” rõ ràng, không giấu diếm. Vậy để “vào team” Agency, bạn cần những tố chất gì? Chắc chắn rằng, ở mỗi Bộ phận sẽ đòi hỏi những phẩm chất, kỹ năng riêng biệt, nhưng nhìn chung, các yếu tố sau đây là tiên quyết:
- Sáng tạo : dĩ nhiên rồi, nhiệm vụ chính của Agency là sáng tạo giải pháp, vì vậy, nếu bạn có khả năng tạo ra những sự khác biệt, mới lạ, bạn chắc chắn sẽ “lọt vào tầm ngắm” của các Agency.
- Đam mê : tuy công việc Agency luôn thú vị và hấp dẫn, thế nhưng nó đòi hỏi sự kiên trì trong mỗi dự án, mà nếu không có đam mê, sẽ thật khó để “trụ vững” qua những ngày “chạy deadline”.
- Năng động : với khối lượng công việc nhiều, áp lực công việc lớn nên luôn năng động là một trong những yếu tố cần thiết để bạn “đương đầu” với những dự án khó nhằn, dai dẳng.
- Ham học hỏi : đối với môi trường công việc này, nắm bắt xu hướng là một yêu cầu quan trọng, hãy đảm bảo rằng bạn có đủ tinh thần học hỏi để luôn dẫn đầu xu hướng và cập nhật kịp thời những kiến thức, công nghệ mới trong ngành.
Những thông tin trong bài viết này đến đây có lẽ cũng đã tương đối hoàn thiện để bạn có cái nhìn tổng quát hơn, “vừa xa vừa gần” về Agency nói chung, cũng như là Marketing ở Agency nói riêng. Nếu muốn nhìn nhận và hiểu sâu hơn về “thế giới” này, cách tốt nhất chắc chắn là trực tiếp tham gia, trở thành một phần của Agency để có thể tự do khám phá. Chúc các bạn thành công!
Để hiểu thêm về Marketing từ phía Client, mời bạn đọc tại đây 1, 2.
Tham khảo thêm: Những điều cần biết về "nghề" Marketing
-------------------------------------------
Tìm hiểu và theo dõi chúng tôi tại :
✩ Website : https://www.brandsketer.com/
✩ Facebook : https://www.facebook.com/brandsketer/
✩ Cộng đồng : https://www.facebook.com/groups/brandsketersupport
✩ Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCa6SXkYgXfmRmTKB6U76OrA
✩ Zalo : https://zalo.me/1580339537056632950
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN