Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết đến Meta, công ty mẹ của Facebook, một nền tảng mạng xã hội có lượng người dùng lớn nhất thế giới. Facebook không chỉ nổi tiếng nhờ lượng người dùng khủng, Nền tảng này còn là công cụ quảng cáo, marketing được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng.
Vậy điều gì đã làm ảnh hưởng đến doanh thu quý III/2022 được coi là đáng thất vọng mà Meta công bố mới đây? Cùng Brandsketer tìm hiểu nhé!
Theo CNN, Meta vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2022 đáng thất vọng sau khi ghi nhận đà doanh thu lao dốc không phanh, đồng thời cũng đưa ra cảnh báo rằng họ đang thực hiện “những thay đổi đáng kể” nhằm cắt giảm chi tiêu trước năm 2023. Nguyên nhân là bởi công ty đang đối mặt với rủi ro suy thoái kinh tế - thứ vốn được cho là sẽ tác động tiêu cực lên hoạt động quảng cáo trực tuyến của gã khổng lồ này. Theo báo Business Insider, Các nhà quảng cáo đang tìm cách rút chân khỏi Facebook, trong bối cảnh mô hình kinh doanh và danh tiếng mạng xã hội lớn nhất thế giới đang bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Vấn đề được cho là vô cùng tồi tệ và rất khó có thể cải thiện sau khi Meta vướng vào một loạt các vụ kiện tụng liên quan đến quyền riêng tư người dùng.
Cụ thể, trong giai đoạn từ tháng 7 đến 9, Meta đạt doanh thu 27,7 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái, song may mắn, vẫn cao hơn một chút so với kỳ vọng của các chuyên gia. Công ty mẹ của Facebook trước đó đã báo cáo mức sụt giảm doanh thu lần đầu trong lịch sử vào quý II. Trong khi đó, lợi nhuận ròng Meta cũng không mấy khả quan khi chỉ đạt 4,4 tỷ USD, giảm hơn một nửa so với hồi năm ngoái. Tuy nhiên, đại diện Facebook vẫn lạc quan rằng lợi nhuận quý cuối năm 2022 sẽ bùng nổ, đạt 30-32,5 tỷ USD.
Ngay sau thông báo kết quả kinh doanh đáng thất vọng, cổ phiếu Meta tụt dốc dường như không phanh với 7% trong phiên. Như vậy, kể từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Big Tech này đã giảm 55% giá trị. “Chúng tôi đang tiến đến năm 2023 với trọng tâm là ưu tiên sự hiệu quả. Nó sẽ giúp chúng tôi điều chỉnh định hướng hiện tại và xây dựng một công ty lớn mạnh hơn”, Đối mặt với áp lực này, Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành Meta vẫn lạc quan chia sẻ.
Nếu không cải thiện được những bất cập về quảng cáo cũng như quyền riêng tư của người dùng, e rằng Meta sẽ còn phải chịu những tổn thất lớn hơn nữa khi mà người dùng dần dần quay lưng với Facebook để chuyển sang các nền tảng hấp dẫn hơn. Chẳng hạn như là Tiktok, Mạng xã hội Video đang khá thịnh hành trên cả thế giới.
Vì Facebook là nền tảng mạng xã hội có số lượt sử dụng lớn nhất nước ta, nên không khó hiểu khi các doanh nghiệp luôn luôn ưu tiên chọn nền tảng này để quảng cáo, làm thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.
Nhưng không hiểu vì lý do gì mà thị trường quảng cáo Facebook ở Việt Nam, nhất là ở những tháng trở lại đây vô cùng ảm đạm. Bởi giá Mess và CPM ngày càng tăng, bên cạnh đó các tài khoản quảng cáo và trang fanpage cũng bị die một cách vô tội vạ, ngay cả những tài khoản chạy “sạch”, không vi phạm bất cứ chính sách quảng cáo nào của Meta cũng bị cho “ra đảo” luôn. Ví dụ điển hình là ở Brandsketer VN, mình và các bạn Admin khác trước khi lên camp cho khách hàng đều check content và Video, hình ảnh rất kĩ, thậm chí còn gửi các bài viết dùng để quảng cáo cho các bạn Support Facebook để check xem có vi phạm chính sách quảng cáo nào không, sau đó mới tiến hành lên chiến dịch cho khách.
Tưởng rằng với sản phẩm/ dịch vụ Sạch cùng với quy trình check chặt chẽ như vậy, việc chạy quảng cáo sẽ diễn ra một cách suôn sẻ. Nhưng không, Mình và các bạn ở Brandsketer luôn gặp phải các tình trạng khóa tài khoản quảng cáo liên tục, có lúc khóa luôn cả Fanpage của khách hàng. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Với tình trạng như bây giờ, chỉ có cách dự phòng tài khoản quảng cáo và Fanpage để khi không may bị Facebook quét bất chợt và khóa, mình vẫn linh động được trong việc Backup dữ liệu qua tài khoản mới để tránh việc quảng cáo bị trì trệ quá lâu. Nhưng không lẽ chúng ta cứ chấp nhận việc Meta khóa tài khoản và Page như vậy mãi? Chưa kể việc có thông tin nền tảng này đang can thiệp sâu về quyền riêng tư của người dùng.
Không chỉ có một mình Facebook cung cấp cho chúng ta tính năng chạy quảng cáo, bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều lựa chọn khác mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn như:
- Zalo: Mạng xã hội do người Việt thành lập, cung cấp các chức năng quảng cáo với những mục tiêu tương tự như Facebook.
- Google Ads: Google Ads có thể đưa quảng cáo của bạn lên tất cả các kênh trong hệ sinh thái của google, với chính sách quảng cáo rõ ràng, khi bạn bị vi phạm chính sách quảng cáo nào đó, hệ thống sẽ thông báo chi tiết giúp người dùng dễ tìm thấy nội dung vi phạm. Chứ không thông báo rất chung chung là "bạn đã vi phạm chính sách" Như Facebook.
- Tik Tok: Một nền tảng mạng xã hội video đang có lượng người dùng trẻ hóa ngày một nhiều, với tính năng cho phép người dùng quảng cáo video, sản phẩm, đặc biệt là quảng cáo Tik Tok shop hứa hẹn đem lại cho bạn nhiều doanh thu hơn từ nền tảng này.
Đọc thêm: Và rồi đây, Digital sẽ là một trong những kỹ năng thiết yếu trong công việc như tin học văn phòng
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN