Năng lực cạnh tranh của Brandsketer so với các đơn vị tư vấn Marketing khác hiện có là gì?

Năng lực cạnh tranh của Brandsketer so với các đơn vị tư vấn Marketing khác hiện có là gì?

Trang chủ / Bài viết

Năng lực cạnh tranh của Brandsketer so với các đơn vị tư vấn Marketing khác hiện có là gì?

Lê Hoàng
13/05/2023 | Lượt xem : 868


Xem nhanhẨn

Rất nhiều khách hàng khi bắt đầu hợp tác hoặc đang tham khảo đến Brandsketer thường hay rất thắc mắc về điểm mạnh của Brandsketer so với các đơn vị khác, bởi mức phí mà Brandsketer thường áp dụng lại không hề rẻ so với thị trường chung. Thế nên thắc mắc này cũng là điều dễ hiểu ở thượng đế mà thôi, trong bài ngày hôm nay, Hoàng sẽ trực tiếp giải đáp thắc mắc này cho những ai đang cùng có băn khoăn tương tự, cũng như cùng Hoàng, chúng ta sẽ bàn sâu hơn về câu chuyện NĂNG LỰC CẠNH TRANH ở các doanh nghiệp hiện tại nhé.

Định nghĩa về năng lực cạnh tranh tại Brandsketer

Tại Brandsketer, chúng tôi định nghĩa rằng cạnh tranh là phải khác biệt, thế nhưng nếu chỉ nói khác biệt, thì biết phải khác biệt cái gì bây giờ, thôi khoan đao to búa lớn nói tới 7P hay 10P trong Marketing Mix. Hãy chú ý có đúng 2 vấn đề như sau, có phải hầu hết các doanh nghiệp của các anh chị nói chung hay của Brands nói riêng đều phải có hay không?
- Quy trình làm việc : Nó phải được tổ chức 1 cách hiệu quả vừa tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân sự, vừa lại hiệu quả. Việc này đòi hỏi trình độ cao từ CEO dẫn dắt và cả đội ngũ chung tầm nhìn, sứ mệnh và chí hướng cũng như nội tại.
- Phương pháp làm việc : Điều này thường vế đầu sẽ nằm ở các vấn đề của đội ngũ, quy trình, cách tổ chức nhân sự, nửa vế sau chính là giải pháp làm việc cho khách hàng.

Một chút nữa, chúng ta sẽ phân tích sâu hơn 2 điều này, trong bài này Hoàng xin phép không lạm bạn sâu hơn những phương pháp gia tăng năng lực cạnh tranh cao siêu khác. Mục đích viết vẫn là để "ai đọc cũng hiểu" thế nên hãy cứ an tâm, đây là toàn bộ kiến thức và trải nghiệm rất đời thường. Giờ chúng ta sẽ dùng chính Brandsketer làm case study để phân tích kỹ hơn 2 điều trên nhé :

1. Quy trình làm việc :

Thực tế, quy trình làm việc này là được kết hợp bởi 2P là PEOPLE - PROCESS. Hãy thử so sánh như thế này, trước đây, quy trình bán hàng của Brandsketer gồm tới 7 - 8 bước, bao gồm từ việc như : Tiếp nhận - Liên lạc - Hẹn gặp - Báo giá - Làm plan - Đợi duyệt - Trình bày - Ký HD..., nhưng dạo gần đây, Brands tối ưu lại thành quy trình sale 3 bước như sau :
- Bước 1 - Tiếp nhận khách có nhu cầu : Tại đây, liên lạc qua Zalo/call xác nhận nhu cầu, sau đó hẹn trao đổi 30p trên Zoom,
- Bước 2 - Trao đổi trên Zoom : Trình bày bằng mindmaps, báo giá và lên ý tưởng chiến dịch tại chỗ, đóng gói tất cả trong 1 buổi và gửi lại khách hàng duyệt.
- Bước 3 : Lên plan, gặp gỡ trực tiếp trình bày (nếu có) và ký hợp đồng trực tiếp

Thông qua 3 bước này, bộ phận sale đã tiết kiệm đi rất nhiều thời gian, công sức so với trước đó và rõ ràng từ khi triển khai theo hướng này, hiệu quả phòng sale của Brandsketer đã tăng lên 1 cách cực kỳ đáng kể. Bởi lẽ, thời gian, công sức, trí lực đã được sử dụng tối ưu hơn vào việc đầu tư xây dựng ý tưởng, quản lý dự án, thay vì quá nhiều công sức cho giai đoạn đầu, điều này cũng giúp vị trí của 1 nhân viên Brands tăng lên sự đa nhiệm đáng kể. Dĩ nhiên, cũng phải nói rằng, phương pháp này không có đúng sai, mà nó còn phải phù hợp với từng kiểu con người tổ chức có, tổ chức xây dựng nữa cơ.

2. Phương pháp làm việc :

Nói về điều này, có lẽ nói cả ngày vẫn không hết chuyện, bởi lẽ trong quá trình quản lý các dự án truyền thông. Brandsketer đã phải sáng tạo và sản sinh ra rất nhiều công thức khác nhau, tỷ như phản content trong quảng cáo, nhưng lần này Hoàng sẽ giới thiệu cho bạn 1 phương pháp mới là "tam giác cân trong marketing". Hãy nhìn xuống hình dưới, mọi chiến dịch marketing đều được cân bằng bởi 3 điểm là KỸ THUẬT - CREATIVE - THỊ TRƯỜNG và dẫn dắt bởi BUDGETS..

Đây là phương pháp do chính team Brandsketer sáng tạo ra và sử dụng từ 2017 khi còn làm các chiến dịch của Grab. Kết hợp thêm phương pháp 5W1H, khi tiếp nhận dự án, khác hoàn toàn với các agency bên ngoài, khi client yêu cầu, chỉ nhận lệnh và thực thi, thì Brands còn hỏi và tư vấn ngược lại dòng chảy quản trị cho doanh nghiệp để mọi thứ khớp với Marketing nhất có thể. Điều đó cũng hoàn toàn đúng với câu chuyện thương hiệu và tầm nhìn của Brands từ khi thành lập.

Như bạn có thể thấy, technical là các vấn đề về kỹ thuật như nền tảng quảng cáo, âm thanh, ánh sáng, thiết bị, quay dựng.....điều này phải được đảm bảo bới bộ phận chuyên môn cao, có tay nghề, thâm niên, có tố chất nghiên cứu. Creative là sáng tạo, lại liên quan đến bộ phận content, design, editer, 1 phần quay dựng và 1 cái đầu chiến lược vận hành mô hình ABC từ tiền đề sang hành vi rồi sang kết quả, điều này lại đòi hỏi người phụ trách dự án phải thấu hiểu thị trường của góc thứ 3, hiểu được hành vi, tâm lý, mong muốn, khó khăn, đưa ra giải pháp, thay vì cứ tiếp cận theo cách, chúng tôi có sản phẩm A, công dụng này, giảm giá kia. Tất cả đòi hỏi người làm Marketing phải tổng hoà được cả 3 yếu tố này, thì mới có thể đưa ra được 1 dự án và chuyển đổi như mong muốn.

Lại nói 1 chút về phương pháp tam giác cân trong marketing này, có rất nhiều bên copy của Brandsketer về sử dụng, nhưng không hiểu cơ sở hoặc ít nhất là không có kiến thức nền tảng. Thành ra áp dụng vô cùng rập khuôn, để đâu đó vô tình Hoàng biết rằng họ thất bại ê chề trong các dự án đó

Kết lại.

Mỗi công ty, mỗi đơn vị đều có 1 thế mạnh hoàn toàn khác nhau, ở một khía cạnh và ngách nào đó. Chúng ta luôn là kẻ khác biệt so với phần còn lại của thế giới, nhưng cách mà chúng ta phát huy nó như thế nào lại là chuyện không dễ. Mới chỉ bằng 2 điều trên thôi, Brands đã gia tăng được sức cạnh tranh và sự khác biệt từ trong nội tại của doanh nghiệp đi ra tới thị trường rồi, tất nhiên mọi thứ thì vẫn chưa dừng lại ở đó đâu. Nhưng trong thời lượng của bài này, Hoàng chỉ xin phép được trình bày nhiêu đây. Chúc cho thính giả có được kiến thức và thông tin bổ ích về Marketing và Quản trị. Xin cảm ơn vì đã đọc và lắng nghe, hẹn gặp lại trong các bài viết lần sau..

Một số hình ảnh làm việc với khách hàng đi kèm phía bên dưới.

 

 
#
Tác giả bài viết
Hi! Tôi là Lê Hoàng, tuy không phải chuyên gia, nhưng công việc chính vẫn là quản lý các dự án QUẢN TRỊ MARKETING TỔNG THỂ & ĐÀO TẠO cho các doanh nghiệp. Với hơn 10 năm kinh nghiệm từ 2012, sứ mệnh trở thành quản gia về mặt thương hiệu cho mọi SMEs vẫn được tôi cùng đội ngũ gìn giữ trọn vẹn. Liên lạc với Hoàng khi có nhu cầu. Cảm ơn vì đã ghé thăm, chúc các anh/chị 1 ngày tốt lành.
 Dự án : 242 | Bài viết : 201 | Brands Age : 8 năm
TikTok Brandsketer Việt Nam

Kênh TikTok chính thức của Brandsketer chuyên chia sẻ Case Study về ngành

Bài viết khác

Content chạm đến nỗi đau là rút hầu bao  Content chạm đến nỗi đau là rút hầu bao
Lương Ngọc Trâm Anh
26/09/2023 | Lượt xem : 2390
Giá trị một thương hiệu  Giá trị một thương hiệu
Nguyễn Thị Anh Thư
25/08/2023 | Lượt xem : 1035
Hệ tư tưởng mang tên Gen Z : Tiềm năng & Thách thức   Hệ tư tưởng mang tên Gen Z : Tiềm năng & Thách thức
Nguyễn Hồng Duyên
28/09/2023 | Lượt xem : 1503

Lên lịch hẹn "Meeting Online Miễn Phí" với đội ngũ chuyên gia của Brandsketer

* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.

Thông tin ứng tuyển

Laptop Không
Ứng tuyển
Gửi lại

Chọn liên hệ ngay

GỌI ĐỂ TƯ VẤN HOẶC ĐẶT LỊCH HẸN
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Gửi đi
Gửi lại