Thị trường khó khăn, việc đầu tiên các nhà bán hàng nghĩ đến là chạy quảng cáo. Tuy nhiên nếu không có kế hoạch cụ thể, liều mình được ăn cả ngã về không thì đa phần kết quả là phí thời gian, tốn ngân sách và mất niềm tin vào quảng cáo. Đó là lí do các nhà quảng cáo cần vận dụng được nguyên tắc gieo hạt, nhà quảng cáo có cái nhìn tổng quan toàn bộ chiến dịch, tránh lãng phí ngân sách, thời gian và nhân lực một cách tối đa. Đi trước một bước để sắp xếp là mở đường cho con đường mình đi được trôi chảy hơn.
Ví dụ một team triển khai chiến dịch có 2 người: người ra yêu cầu (Sếp, Khách hàng,.. ) và người lead dự án (Nhân viên MKT, Agency…), mình sẽ tạm gọi là chị A và anh B nhé! Sau đây là 4 nguyên tắc gieo hạt:
Nhiều anh chị A sốt ruột ''Em làm liền cho anh đi - Dạ ok anh'' là tiền đề cho một dự án nhiều cái mất lòng phía sau. Sếp tôi bảo chạy quảng cáo cũng không khác gì đi đầu tư chứng khoán, mà đầu tư thì phải có rủi ro, nên đó là lí do để plan phải vừa đáp ứng được mục tiêu chị A giao vừa mang tính khả thi với thực tế, chứ không tiền mất tật lại mang.
Ở giai đoạn research B phải chủ động trao đổi với chị A để hiểu rõ mục tiêu, sản phẩm, thị trường,… từ góc nhìn của A. Rồi lại tiếp tục research để tìm hiểu xem thị trường đang làm gì, mục tiêu của mình có khả thi không. Mục tiêu của resreach là phải hiểu được insight khách hàng, điểm mạnh yếu của chính mình và rõ ràng các yếu tố cạnh tranh. Từ đó mới đưa ra 1 kế hoạch chi tiết, chiến lược thế nào, hình ảnh bài viết ra sao, hiển thị ở đâu, ngân sách bao nhiêu, số liệu dự kiến thế nào,…
Một cái kế hoạch cần đảm bảo đủ 5W1H kèm nguyên tắc SMART, đây là 1 số gợi ý của mình về 5W1H để bạn có thể lên 1 cái plan chuẩn Agency:
Vậy thì ai sẽ là người gieo hạt? Muốn chọn hạt tốt, gieo đúng mùa vụ thì cần có sự đồng hành của cả khách hàng và người lead dự án. Một người hiểu rõ nhất về sản phẩm, khách hàng của họ, một người có chuyên môn, nghiên cứu 1 cách thực tế, hai người này phải về cùng 1 team thì đội hình mới đẹp.
Một câu nói kinh điển mà bất kì anh B nào cũng sợ hãi '' Ads không hiệu quả em ơi - Không hiệu quả cụ thể ra sao á chị - Thì chị thấy không hiệu quả đó, em tối ưu đi''.
B bắt buộc là người phải nắm chắc chuyên môn và phải là người biết cách đặt câu hỏi để tìm ra vấn đề. Không hiệu quả là chi phí này cao quá so với khả năng chị, hay KH đổ về chị tương tác không được, hay KH nhiều, tương tác tốt mà không chốt được, cụ thể là thế nào? Và muốn tối ưu thì phải có vận dụng được tam giác cân trong Marketing.
Kĩ thuật: Vẽ được AdsFlow của dự án. Có thể tìm hiểu Ads Flow là gì tại đây.
Content: Target đã quá chuẩn rồi vậy thì xét đến content. Content phải cần và đủ. Cần là hình thức, ngắn gọn, thu hút và dẫn dắt. Đủ là nó phải trình bày lí do đủ mạnh để tôi phải liên hệ với bạn thay vì 1 đơn vị khác.
Thị trường: Sau khi hì hụt tối ưu được target và content, bạn cần phải tiếp tục vật vã đảm bảo 2 cái trên phù hợp với thị trường và cuối cùng phải đem tất cả lên bàn cân Ngân sách. Phân tích chiến dịch, tối ưu hiệu quả là phải tối ưu dựa trên tam giác cân thì nó mới có cơ sở rõ ràng.
Giai đoạn này bạn cần chăm sóc chiến dịch như chăm 1 cái cây vậy, tưới nhiều nước quá cũng không được mà bỏ bê cũng không được, bạn phải biết được lúc nào nên điều chỉnh camp, lúc nào nên theo dõi.
Có một việc quan trọng mà nhiều chị A, anh B quên đó là MKT 1 đằng, Sale 1 nẻo. Chiến dịch hiệu quả nó là sự đồng hành của cả A và B: ''Tôi lên chiến dịch thế này, chương trình như này ông tư vấn được không?'' Nếu chiến dịch đã tối ưu tốt rồi, thì giờ ăn thua là ở người tư vấn. Ở đây mình sẽ gợi ý 1 bảng SWOT, dựa vào đó sẽ hoàn thiện kịch bản tư vấn:
A và B cần theo sát suốt quá trình từ điều chỉnh camp đến tư vấn, xem chất lượng khách thực tế thế nào,... Từ đó đưa ra những phương án điều chỉnh thích hợp.
Sau mỗi dự án cần ngồi lại review:
Khách hàng là nguồn tài nguyên quý giá sau mỗi dự án, kể cả khách hàng đã hoặc chưa chốt. Bạn có thể đọc thêm cách để khai thác triệt để nguồn KH từ quảng cáo tại đây. Tùy ngành nghề sẽ có các cách chăm sóc khách hàng khác nhau, ví dụ:
Ai cũng biết phòng bệnh sẽ đơn giản hơn chữa bệnh. Đợi đến khi ra đánh giá chiến dịch không hiệu quả, thì mình đã mất không biết bao nhiêu thời gian, ngân sách và công sức. Vậy nên, trước khi bắt đầu một chiến dịch hãy đảm bảo rằng bạn có khâu chuẩn bị hoàn hảo. Việc sắp xếp mọi thứ theo dự tính ngay từ đầu vừa giúp đoán định được những phát sinh vừa giúp cho mọi việc được suôn sẻ hơn. Quảng cáo cũng như một ván đầu tư, người chủ động luôn nắm giữ lợi thế!
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN