Email marketing đây có lẻ không còn là thuật ngữ quá là xa lạ đối với nhiều người trong ngành đặc biệt là trong lĩnh vực marketing hay khối văn phòng nhưng đối với nhiều người còn chưa hiểu rõ về email và email marketing là gì? Theo một số thống kê chính của tiếp thị qua email vào năm 2022 thì:
Có khoảng 87% các nhà tiếp thị B2B sử dụng tiếp thị qua email cho các kênh phân phối của họ
79% các nhà tiếp thị B2C và các blogger phụ thuộc vào tiếp thị qua email để truyền bá các bài viết của họ
70% các chuyên gia “khổng lồ” sử dụng email để chia sẻ thông tin liên quan đến ngành hoặc công ty của họ
Ngoài việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội trên toàn thế giới, khoảng 4,03 tỷ người đã sử dụng email vào năm 2020 trên toàn cầu
Theo ước tính, tổng số email sẽ đạt 4,48 tỷ vào cuối năm 2024.
Hãy cùng Brandsketer khám phá những điều thú vị có ở email marketing trong bài viết này nhé!
Email marketing hay còn gọi là tiếp thị qua thư điện tử, chiến lược tiếp thị kỹ thuật số cho các doanh nghiệp nhằm truyền tải nội dung thông tin, thông điệp để quảng cáo và truyền tải đến với khách hàng. Mục tiêu sau cùng là tạo và duy trì mối quan hệ với khách hàng, tăng cường tương tác và tạo ra doanh số bán hàng
Việc sử dụng email trong marketing thường xuyên đem lại các ưu điểm như: tối ưu hóa chi phí quảng cáo; thống kê chi tiết chiến dịch; đi đúng hướng, chọn đúng khách hàng; lựa chọn đúng khách hàng mục tiêu, điều hướng khách hàng đến website; dễ dàng triển khai; dễ dàng tùy chỉnh; xây dựng thương hiệu; tốc độ tiếp cận nhanh
Một số phần mềm chúng ta có thể kể đến như: Email Mailchimp; ConverKit;GetResponse; MailerLiite; AWeber; ActiveCampaign; Drip; Keap; Constant Contact; Sendinblue; SendX; SendPulse; Omnisend...
Nhóm người làm quảng cáo, marketing: đặc thù công việc luôn trao đổi qua email nên việc subscribe rất nhiều những thông tin liên quan đến ngành nghề để bắt kịp xu hướng trong công việc
Bảo hiểm: các gói bảo hiểm với nhiều những mức giá khác nhau nên việc áp dụng hình thức email marketing để “mưa dầm thấm lâu” là điều hết sức cần thiết trong một kế hoạch quảng bá dài hạn với các doanh nghiệp bảo hiểm
Bất động sản: Nếu như bảo hiểm được liệt vào danh sách trên thì lĩnh vực bất động sản này cũng không thể bỏ qua khi mà có thể nói giá trị của sản phẩm, dịch vụ là tương đối lớn và việc quyết định liền tay từ khách hàng là điều hoàn toàn không thể. Với những nhóm người có tri thức cao, ngân sách lớn song song với những công việc, thu nhập ổn định thì việc sử dụng email marketing thường xuyên trong công việc là điều dễ dàng thấy ở họ.
Tài chính: Với những nhóm người thuộc lĩnh vực tài chính họ rất thường quan tâm đến những chương trình, ưu đãi hoặc lãi xuất tốt thì việc sử dụng hình thức này là điều hết sức cần thiết và hiệu quả.
Du lịch, nghỉ dưỡng: Ở những doanh nghiệp sở hữu cho mình những nhân sự thường xuyên sử dụng email trong công việc. Nên việc sử dụng email để tham quan, tìm hiểu về các loại hình dịch vụ, du lịch nghĩ dưỡng là một sự thật diễn ra hằng ngày của tầng lớp văn phòng, công sở và dân trí cao này.
Du học hay giáo dục sau đại học: thuộc tầng lớp tri thức và thường xuyên sử dụng email trong học tập là điều diễn ra hàng ngày. Dễ dàng tiếp cận và tăng chuyển đổi qua các email về chia sẻ kinh nghiệm du học, du lịch hay đăng ký để nhận học bổng hoặc các chương trình sau đại học
Giáo dục trực tuyến: Tương tự như các chương trình du học hoặc học bổng sau đại học thì việc giáo dục trực tuyến hay các chương trình đào tạo từ xa là một trong những chương trình hết sức cần thiết và “đúng người đúng việc” cho những nhân viên, con người đang bận với “cơm áo gạo tiền” bên ngoài xã hội. Các lớp đào tạo về thứ tiếng trong một khoảng thời gian cố định, ngắn hạn.
Thiết bị số: Đa số những người yêu thích công nghệ cũng như sử dụng các thiết bị số giữa cuộc sống hiện đại 4.0 ngày nay thì đa phần đều biết đến và sử dụng email. Chủ yếu sẽ là nam giới ở bất kỳ ngành nghề nào miễn biết sử dụng công nghệ là sẽ đều biết đến email.
Fitness, Gym, Yoga: Những thành viên thuộc các câu lạc bộ, tham gia ở các tổ chức vận động fitness, gym, yoga thì đa phần đều đã có một công việc ổn định đi kèm với những mức thu nhập khá giả.
Song song đó thì còn rất nhiều các ngành nghề khác chưa được đề cập ở trên như: thẩm mỹ viện, ngành ô tô - vận tải, các lớp học quốc tế, dịch vụ / sản phẩm số….cũng như là các phần mềm khác nhau từ các bên thứ ba
Email sale: email grabfood, grabcar, khóa học, dịch vụ vé giá rẻ…
Email giao dịch: các đơn hàng shopee, tiki, lazada
Email chào mừng: các dạng đăng ký tài khoản, account
Email bản tin: cung cấp kiến thức, nâng cao tay nghề
Email giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
Email thu hút khách hàng cũ quay trở lại
Email chia sẻ thông tin
Bước 1: Xây dựng danh sách email khách hàng chất lượng
1.1 Tạo form đăng ký nhận tin trên web
1.2 Tổng hợp thông tin khách hàng đang có
1.3 Nhờ khách hàng để lại thông tin và email từ việc chăm sóc
1.4 Chọn lọc, tìm mua những danh sách chất lượng
Bước 2: Xây dựng nội dung và thiết kế giao diện
2.1 Phân chia các danh sách email khác nhau theo: ngành nghề, hành vi, sở thích, nhân khẩu học hoặc chủ đề hay thông điệp nhắn gửi
2.2 Sử dụng email tự động để thu hút người dùng đúng với thông các thông điệp, chủ đề trên
2.3 Cá nhân hóa email bằng cách thêm tên người nhận vào lời chào hoặc chủ đề
Bước 3: Tạo chiến dịch cụ thể, chiến dịch tiếp thị rõ ràng
3.1 Xác định mục tiêu cụ thể: tăng nhận diện thương hiệu, thúc đẩy mua hàng hay chia sẻ nội dung…hãy xác định ngay từ đầu
3.2 Quyết định người gửi: nhân vật gửi sẽ là người gây ảnh hưởng trực tiếp lên người dùng có thể là giám đốc công ty, bộ phận nhân sự hoặc một nhân vật nào đó có tầm ảnh hưởng đại diện cho tổ chức muốn truyền tải thông điệp của email
3.3 Tiếp cận bằng một câu nói, chủ đề gây tò mò hoặc nhấn nhá đúng chỗ để tăng độ kích thích, tò mò từ người nhận
3.4 Việc thiết kế hình ảnh chuyên nghiệp cũng là một trong những yếu tố không nhỏ để thuyết phục người đọc ngoài việc đọc nội dung đi kèm với CTA rõ ràng cũng như tối ưu, tích ứng được trên các thiết bị khác nhau của người dùng
Bước 4: Không lạm dụng những mẫu thiết kế email quá phức tạp
Như đã đề cập tới ở trên, việc thiết kế và đầu tư và hình ảnh đi kèm với nội dung của email cũng không kém phần quan trọng và hiệu quả của chiến dịch nhưng không vì thế mà có những bản thiết kế quá phức tạp. Vừa tốn thời gian, không đem lại hiệu quả khi người dùng cảm thấy khó chịu cũng như rối tầm nhìn, có thể là 80% văn bản còn lại sẽ là hình ảnh. Song song đó nên tối ưu nữa qua việc sử dụng link chèn vào hình ảnh cũng là một điểm cộng.
Bước 5: Theo dõi hiệu suất của chiến dịch
5.1 Dựa vào các kết quả của báo cáo ta có thể dễ dàng thấy được các chỉ số như: tỷ lệ mở, tỷ lệ nhấp chuột, trả lại, spam, chặn hoặc không đăng ký…từ đó so sánh đánh giá đúng với các mục tiêu ban đầu của chiến dịch email này
5.2 So sánh hiệu quả giữa các dữ liệu, chủ đề, tệp khách hàng hay các thông điệp chứa trong các email qua các chiến dịch
5.3 Song song đó có thể kiểm tra thời gian gửi, bố cục hình ảnh,... và các yếu tố khác nhau khác ảnh hưởng đến tổng thể của chiến dịch
Bước 6: Xem lại danh sách database
6.1 Sau khi đã có được những thông tin, chỉ số trả về dựa trên các phần mềm của các bên thứ 3, việc tiếp theo bạn cần làm là xem lại các danh sách data xem đã phù hợp với nội dung chủ đề, thông điệp hay mục tiêu bạn muốn hướng tới hay chưa
6.2 Loại bỏ những khách hàng hủy đăng ký hoặc spam
6.3 Gửi email kích hoạt trong khoảng 2-3 tháng để liên lại các email không hoạt động
6.4 Cuối cùng là loại bỏ những khách hàng không hoạt động từ 3 tháng trở lên
Email marketing phù hợp với hầu hết các tổ chức, cá nhân đặc biệt là những người có nhu cầu tiếp thị, bán hàng, quảng bá hình ảnh thương hiệu, sử dụng để chăm sóc khách hàng hiện tại đang có và tìm kiếm khách hàng tiềm năng, giới thiệu các chương trình khuyến mãi, ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới.
Form đặt tại các website, nơi mà người dùng hay tới lui và điền email vào
Form trên các landing page, nơi đẩy traffic vào quảng bá
Form nhận báo giá tự động / thủ công
Các chiến dịch event, giveaways trên website hay các trang social kêu gọi để lại email
Các nhà phát triển website, app, game trên máy tính / điện thoại có mục đăng ký email
Bảo mật thông tin khách hàng
Cung cấp kiến thức, lợi ích cho người dùng
Cập nhật danh sách data, email liên tục
Phân nhóm khách hàng
Không tự ý thêm email vào danh sách email marketing khi chủ nhân chưa đồng ý
Không dùng hình thức lừa dối khách hàng để thêm được thông tin của họ
Không dùng danh sách email để mua bán sử dụng chung với data của bên thứ 3
Không thu thập dữ liệu khách hàng một cách quá dễ dãi
Không xây dựng email khách hàng qua việc ghi chép hay từ các danh thiếp
Nội dung email không phù hợp: email cần đảm bảo và phân loại nhắm đúng đến đối tượng khách hàng mục tiêu để tạo ra nguồn thu nhập như mong muốn
Chưa cá nhân hóa được cho từng khách hàng: chỉ đơn giản qua việc thêm tên khách hàng trong từng email là đã gây được sự ấn tượng khá tốt với người dùng
Tiêu đề không đủ thu hút: Tiêu đề là thứ khách hàng sẽ nhìn thấy đầu tiên nên việc một tiêu đề không đủ sức hấp dẫn là điều khiến khách hàng rất dễ dàng bỏ qua
Không đo lường và phân tích hiệu quả: Việc phân tích giúp cho các nhân viên marketing có được cái nhìn tổng quan hơn, hiểu rõ những ưu và nhược điểm để cải tiến
Data không phù hợp: Data cần được lọc lại thường xuyên để loại bỏ những email không khả dụng hoặc các khách hàng không quan tâm đến dịch vụ
Kết Lại: Tuy rằng tỉ lệ đọc email ở Việt Nam rất thấp, nhưng email marketing vẫn là một kênh quảng bá tiềm năng mà bạn có thể thử nghiệm khai thác.Tùy theo những kế hoạch, chiến lược quảng bá sản phẩm, dịch vụ tại các doanh nghiệp và thông nhóm khách hàng mà bạn có thể lên kế hoạch cho việc vận hành và tận dụng email marketing một cách trơn tru và hiệu quả. Giảm thiểu được các chi phí quản lý không cần thiết cũng như về ngân sách phải chi trả cho quảng cáo mà vẫn thu lại được những kết quả đáng mong đợi phù hợp và đạt được đúng mục tiêu đề ra.
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN