Bàn về những thuật ngữ hay những từ viết tắt trong lĩnh vực Digital Marketing, có thể nói, đây chính là phạm trù mà kể cả một marketer chuyên nghiệp cũng có đôi lúc phải bối rối khi khách hàng bất chợt đặt câu hỏi. Nguyên nhân chủ yếu là bởi Digital Marketing thường có nhiều khái niệm, định nghĩa tưởng như tương đồng nhưng thật ra lại khác biệt, chưa kể còn có những cặp thuật ngữ tồn tại mối quan hệ cộng sinh, hoạt động như “cặp bài trùng” mang lại hiệu quả tiếp thị tối ưu nhưng thi thoảng vẫn khiến người dùng khó lòng phân biệt. Điển hình nhất chính là cặp đôi SEO và SEM.
Bạn có thể đã quen thuộc với khái niệm SEO, vậy còn SEM là gì? SEO và SEM khác nhau ở đâu và hoạt động bổ trợ nhau như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt và hiểu đúng về hai công cụ đắc lực này.
Ban đầu, SEO (Search Engine Optimization) được xem là một nhánh của SEM (Search Engine Marketing), trong khi SEM bao gồm chiến thuật tối ưu hóa thứ hạng trên công cụ tìm kiếm có trả phí và không trả phí.
Thế nhưng dưới sự phát triển và biến hóa không ngừng của Digital Marketing, SEO và SEM dần được tách thành hai khái niệm riêng biệt, độc lập nhưng bổ trợ lẫn nhau. Cụ thể, theo trang Search Engine Land, SEM là “quá trình gia tăng lượng truy cập trang web bằng cách mua quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm”. Trong khi đó, SEO được định nghĩa là “quá trình nhận lượng truy cập từ kết quả tìm kiếm tự nhiên hoặc miễn phí”.
Tóm lại:
- SEM là chiến thuật tối ưu quảng cáo trên công cụ tìm kiếm có trả phí
- SEO là chiến thuật tối ưu quảng cáo trên công cụ tìm kiếm miễn phí
Có thể nói, cho dù miễn phí hay tính phí thì SEO và SEM đều có những thế mạnh tiếp thị trực tuyến riêng biệt mà hầu hết doanh nghiệp nào cũng cần có đủ kiến thức để khai thác và tận dụng.
Xem thử: Những tuyệt chiêu SEO hiệu quả cho dân Seoer mới
Nguyên lý hoạt động của SEO chủ yếu dựa trên các thuật toán của Google, chính vì vậy, SEO luôn phải làm mới để phù hợp với những thuật toán cập nhật không ngừng của Google. Thế nhưng, điều cốt lõi không thể thay đổi của SEO chính là SEO được tạo thành từ các hoạt động trên trang (on-page) và ngoài trang (off-page).
Các yếu tố của SEO ON-PAGE
- Tối ưu hóa meta data, bao gồm thẻ tiêu đề (page title tag), thẻ mô tả (meta description tag), thẻ heading, thẻ ALT hình ảnh, mà trong đó kết hợp các từ khóa mục tiêu.
- Tối ưu SEO bài viết và trang web thông qua chiến lược nghiên cứu từ khóa.
- URL trang đơn giản và được định dạng tốt với các từ khóa chọn lọc.
- Tốc độ tải trang nhanh.
- Tích hợp chia sẻ xã hội trong nội dung.
Các yếu tố của SEO OFF-PAGE
- Xây dựng liên kết (Link building) để thu hút và có được inbound links chất lượng (các backlink này giúp chiếm phần lớn SEO off-page).
- Tín hiệu từ mạng xã hội (ví dụ: tăng lượng truy cập đến một trang web từ chia sẻ social media).
- Thu hút chú ý từ các trang web nổi bật như Reddit, Facebook, …
Mục đích cuối cùng là tạo ra những nội dung có giá trị, hữu ích với người đọc chính yếu là ở các hình thức như blogs, website,... khi đó, SEO sẽ giúp bạn thiết lập quyền lợi trong thuật toán của Google để tăng lượng truy cập, nhiều cơ hội cho các inbound links và nhất là tăng tỉ lệ chuyển đổi.
Như đã nói, SEM là chiến lược tối ưu hóa quảng cáo trên công cụ có trả phí hay còn gọi là hình thức quảng cáo pay-per-click (tính phí dựa trên mỗi lượt truy cập). Quảng cáo pay-per-click cho phép doanh nghiệp nhắm chọn chính xác vào khách hàng tiềm năng phù hợp thông qua nhưng truy vấn tìm kiếm của họ. Quảng cáo pay-per-click được ưu tiên hiển thị ở trang đầu của kết quả tìm kiếm, mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để tăng hạng hiển thị của các trang web, landing page, bài viết blog,...
Có nhiều thuật ngữ khác được sử dụng cho các hoạt động SEM bao gồm: cost-per-click ads, quảng cáo tìm kiếm phải trả tiền – có trả tiền.
Các chiến lược SEM chủ yếu
Google Ads được cho là công cụ hỗ trợ các hoạt động tiếp thị trực tuyến tối ưu nhất hiện nay. Tuy vậy, cho dù lựa chọn nền tảng quảng cáo trực tuyến nào, hãy nhớ chiến lược SEM luôn được triển khai dựa trên những yếu tố cốt lõi như sau:
- Chiến dịch quảng cáo với đối tượng cụ thể (ví dụ: địa lý, ngành, nhân khẩu học,…).
- Tạo các nhóm quảng cáo bao gồm các biến thể từ khóa mục tiêu.
- Viết quảng cáo có liên quan bằng cách sử dụng các từ khóa chọn lọc.
- Đặt ngân sách quảng cáo.
- Theo dõi các số liệu như số lần click, số lần hiển thị, tỷ lệ chi phí mỗi lần trung bình.
Thông qua bài viết này, hi vọng sẽ mang đến cho các bạn cái nhìn rõ nét hơn về SEO và SEM từ đó lựa chọn được những chiến lược tiếp thị phù hợp với doanh nghiệp. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: aimacademy.vn
Tham khảo thêm: 13 tiêu chí cho một Website chuẩn SEO mà bạn cần biết
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN