Quá trình khác biệt hóa của Brandsketer từ năm 2017 đến nay

Quá trình khác biệt hóa của Brandsketer từ năm 2017 đến nay

Trang chủ / Bài viết

Quá trình khác biệt hóa của Brandsketer từ năm 2017 đến nay

Phạm Trần Công Hiếu
02/07/2023 | Lượt xem : 964
Quá trình khác biệt hóa của Brandsketer từ năm 2017 đến nay


Xem nhanhẨn

1. Giới thiệu về Brandsketer

Dưới cái nhìn tổng quát của một người có nhiều năm kinh nghiệm tại các tập đoàn lớn như Trung Nguyên, Unilever, QTSC khi đi từ vị trí Sale cho tới Marketing. Brands hiểu rằng, việc kết hợp giữa Marketing và Quản Trị là một hành trình dài để tương tác với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trước những biến động của thị trường, đó là lý do vào tháng 03/2017 Brandsketer ra đời với sự khác biệt từ trong tư tưởng.

Một góc văn phòng nhỏ lúc khởi nghiệp của Brandsketer

Khi mới bắt đầu startup ở các mảng Content, Website, Ads, Event cho các doanh nghiệp ở 2017, đến việc hợp tác cùng các đối tác lớn Grab, The Pizza Company… ở những năm 2018 - 2019. Để rồi 2020 - 2022 Brandsketer tập trung hoàn toàn cho Ads và Training. Cho đến năm nay 2023, chính thức hiện thực hóa, tập trung toàn diện vào Marketing và Quản Trị,  điều này giúp các doanh nghiệp nói chung và Brandsketer nói riêng xây dựng được truyền thông nội bộ từ bên trong, cho tới thương hiệu của chính CEO doanh nghiệp đó. Đây cũng là điều hoàn toàn khác biệt khi chỉ mỗi Brandsketer làm Marketing trên thị trường lại đi từ cốt lõi nhân sự nội bộ.

2. Brandsketer dưới góc nhìn 10P trong Marketing

2.1 Số lượng không nói lên chất lượng - People

Để đánh giá năng lực của một nhân viên, Brands sẽ nhìn vào năng suất. Với Brandsketer là một trong những công ty về dịch vụ, đa phần chi phí phải trả chủ yếu thường sẽ về con người tức là về nhân sự. Từ CEO xuống Lead cho tới các nhân viên, tất cả đều được rèn giũa những skillset, mindset và kể cả toolset để có thể có được tính “đa nhiệm” trong công việc - vị trí mà họ đảm nhận. 

Brandsketer luôn muốn lấy đội ngũ làm cốt lõi vận hành. Qua việc thể hiện năng lực của các cá nhân, bằng chứng ở cách họ tham gia trong, ngoài dự án và các công việc khác liên quan. Từ những bài viết chia sẻ quan điểm cá nhân cho đến các hoạt động SC/CC mang tính tập thể mà Brands tổ chức. Qua đó, có một cái nhìn rõ nét để duy trì, tạo dựng những xuất phát điểm mới, những lộ trình thăng tiến cho từng cá nhân - từng phòng ban. 

Đội ngũ vận hành Brandsketer 2023

2.2 Quy trình đơn giản, tinh gọn, tối ưu một cách hiệu quả - Process

Tại Brandsketer nói riêng hay tại bất kỳ doanh nghiệp nào, việc có được quy trình làm việc hay phương pháp làm việc là điều hết sức quan trọng và đặc biệt hơn nếu như nó được rõ ràng, chi tiết và logic. Điều này ảnh hưởng trực tiếp lên năng suất làm việc đến những con người đang và sẽ vận hành nó. 

Với việc chuẩn hóa quy trình bán hàng từ 8 bước truyền thống thành 3 bước tối ưu: Nhận yêu cầu, trao đổi và hoàn thiện dự án. Thông qua 3 bước này, bộ phận sale đã tiết kiệm đi rất nhiều thời gian, công sức so với trước đó. Và rõ ràng từ khi triển khai theo hướng này, hiệu quả phòng sale của Brandsketer đã tăng lên một cách cực kỳ đáng kể. Qua những trải nghiệm, Brands còn có thêm cho mình ở những quy trình khác như: quy trình chăm sóc khách hàng, quy trình từ họp hành cho tới báo cáo, từ truyền thông nội bộ cho tới thị trường,...mọi thứ đều được xây dựng một cách khoa học. 

Và để tối giản mọi quy trình cũng như phương pháp trên song song đó là bắt kịp xu hướng 4.0 của thị trường. Tất cả đều được Brandsketer tối giản và tinh gọn một cách hệ thống qua CRM. Đây được gọi là “số hóa doanh nghiệp” giúp tiết kiệm được thời gian và công sức rất nhiều kéo theo năng suất và hiệu quả công việc được đẩy lên rất cao cho nhân viên của mình. Từ báo cáo, họp hành truyền đạt thông tin của nội bộ cho đến việc chăm sóc khách hàng tất cả đều được tối ưu và nhất quán. 

2.3 Giá trị dịch vụ là những giá trị của sự “đầu tư” - Price

Một mức giá chi tiết, rõ ràng đi kèm thủ tục minh bạch trong từng hạng mục cũng như phân tầng giữa các gói dịch vụ từ tầm trung đến cao cấp. Trên con đường gặp gỡ và để tìm thấy nhau, Brands luôn muốn rút ngắn quãng đường hợp tác lại từ 2 người xa lạ để trở thành những đối tác hợp tác lâu dài. Trong quá trình thương thảo, khách hàng sẽ không bao giờ bị đặt vào trạng thái là một “người mua hàng” hay Brandsketer là một “kẻ bán hàng”. 

Với Brandsketer, đây chỉ là một hành trình “cho đi để được nhận lại” đúng với giá trị của nó mà thôi và sự minh bạch là một trong những điều hết sức cần thiết của mỗi khách hàng, nhằm đảm bảo được quyền lợi win-win cho đôi bên. Thấu hiểu được điều đó, Brands luôn có cho mình những mức giá “phù hợp” ở từng thời điểm với từng khách hàng trước những thay đổi, biến động của thị trường theo quý - tháng hay là năm và hơn thế nữa là các gói hợp tác lâu dài. 

2.4 Nghệ thuật thuyết phục người mua qua “Tử Huyệt Cảm Xúc” - Promotion

Nếu ngay nội lực của doanh nghiệp, giá sản phẩm hoặc dịch vụ của các bạn thực sự không rẻ, không cạnh tranh được so với các đối thủ thì các bạn sẽ phải làm gì với khách hàng của mình. Chính vì thế mà có Promotion đi kèm, Price và Promotion là hai thứ có thể không đi song song nhưng luôn là thứ có thể bổ trợ "chị ngã em nâng" cho nhau.

Việc giá cao hay thấp hơn thị trường, ưu đãi có nhiều hay ít tất cả sẽ không ảnh hưởng nhiều bằng việc doanh nghiệp có thể đưa ra cho người tiêu dùng được một lý do đủ mạnh để có thể thu hút được người dùng, thu hút được thị trường hay nói cách khác là "gãi ngứa đúng chỗ", bán những thứ thị trường cần chứ không phải bán những thứ mình có. 

Với Brands thì không bao giờ có giảm giá, nhưng luôn có một lộ trình tăng giá rõ ràng và các chương trình dành cho đối tác và được hỗ trợ một cách tuyệt đối. Đây được gọi là nghệ thuật của Tử huyệt Cảm Xúc.

Tử Huyệt Cảm Xúc  bao gồm 4 nhóm chính:

- Nhóm 1: danh vọng, địa vị

- Nhóm 2: tiền bạc, vật chất 

- Nhóm 3: sự công nhận, nhu cầu bản thân

- Nhóm 4: tình cảm

Dựa vào Tử Huyệt Cảm Xúc, Brands hiểu được rằng cảm xúc là một thứ gì đó cần nắm bắt đúng chỗ và cần đổi mới mỗi ngày. Mọi thứ sẽ phải được “reset” mỗi ngày trước sự “thiên biến vạn hóa” của thị trường và người dùng thay vì chỉ nghĩ được hai từ “giảm giá”.

2.5 Vẻ bề ngoài quan trọng đến thế sao? - Place

Vẻ bề ngoài là rất quan trọng, đó thường là suy nghĩ của rất nhiều người. Còn nếu là một công ty làm về dịch vụ thì ít nhất phải có được một văn phòng “sang - xịn - mịn” để khách hàng của mình có thể tới lui hay phải như vậy mới thực sự là một môi trường tốt dành cho nhân viên. 

Nhưng Tại Brands không như thế, có thể xa trung tâm vị trí nằm ở quận 12 giáp ranh với quốc lộ, được cho là thuộc ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng không phải đối tác, khách hàng nội thành nào Brands cũng “chạm tới” được với Brands bởi vị trí ở đây không nói lên điều gì cả; không gian làm việc thuộc tầng 4 của 1 khu chung cư cũng không quá sầm uất. Mọi thứ được thiết kế và xây  dựa trên tiêu chí “đơn giản - tinh gọn” qua những không gian hướng tới sự “thoải mái” cho nhân sự, giảm thiểu tối đa mọi thứ để tiết kiệm chi phí nhưng độ hiệu quả trong công việc thì không thay đổi, thậm chí đôi khi còn gấp đôi gấp nhiều lần. 

2.6 Chất lượng dịch vụ không phải là tất cả, sứ mệnh của nó mới là sự trường tồn - Product

Khi đánh giá về một sản phẩm hoặc dịch vụ chúng ta sẽ nghĩ tới đầu tiên đó là chất lượng. Chất lượng hay là không, việc đánh giá này nó sẽ dựa theo những feedback của người dùng - người sử dụng, chỉ người tiêu dùng mới hiểu rõ hơn chúng ta. Thay vào đó, về sản phẩm chúng ta sẽ tập trung tới sự “khác biệt” thay vì “chất lượng”.

Với Brandsketer cũng vậy, ngoài kia có rất nhiều các công ty về Agency cung cấp những dịch vụ Marketing nhưng chưa ai có được cái nhìn “Quản trị Marketing trong doanh nghiệp” như tại Brandsketer. “Trở thành quản gia về mặt thương hiệu cho mọi doanh nghiệp” - đây được coi là sự khác biệt đặc biệt có tại Brandsketer. Điều Brands thấy chính là sự thiếu cân bằng giữa Marketing và Quản Trị, một việc không hề dễ dàng ở các doanh nghiệp ngày nay đặc biệt là đối với các doanh nghiệp SMEs.

2.7 Kẻ khoác lên mình chiếc áo tầm thường vẫn không che đi được sự phi thường ẩn sâu bên trong - Partnership

Khi dịch từ tiếng Anh qua tiếng Việt, Partnership có thể hiểu nôm na là lãnh đạo, ban lãnh đạo. Nếu bỏ chữ “ship” vế sau đi thì hiểu ngay tới đối tác, người cộng sự. Partnership bao gồm 2 yếu tố đó là lãnh đạo và đối tác. Lãnh đạo ở đây là sự ảnh hưởng, nói người khác nghe và thực sự có năng lực chứ không phải đơn thuần như chúng ta thường hiểu là quản lý. Vì thế, quan điểm xây dựng nhân sự nội bộ Brands cũng áp dụng yếu tố Partnership là “Mỗi nhân viên sẽ là một nhà lãnh đạo

2.8 Khác biệt hơn, đặc biệt hơn với những sứ mệnh cao cả - Physical

Với sứ mệnh mong muốn trở thành quản gia về mặt thương hiệu cho mọi doanh nghiệp. Với một quan điểm làm việc rõ ràng của Brands là làm việc như một chuyên gia, cơ động, nhiệt tình như những người trẻ mới vào nghề.

- Chuyên gia: Làm việc như một chuyên gia với một quy trình bài bản

- Cơ động: Nhiệt tình, linh động như freelancer trẻ mới vào nghề. 

- Lợi nhuận: Quan tâm đến hiệu quả đạt được trên từng dự án. 

- Thương hiệu: Cộng hưởng để cùng nâng cao nhận diện thương hiệu. 

2.9 Điểm chạm tinh tế - giá trị của những sự kết nối - Packaging

Nếu nhìn vào logo của Brandsketer, chúng ta nhìn có vẻ rất cầu kỳ và phức tạp trong những chi tiết của hình. Chỉ cần hiểu đơn giản đó là điểm kết nối của một cây đũa bởi những chấm tròn đại diện cho những phòng ban. 

Được tô sắc bởi những màu xanh và trắng, màu xanh dương đại diện cho sự hy vọng của đội ngũ vào những bước phát triển của công ty theo thời gian, sự tin tưởng của khách hàng trong các dự án và đội ngũ thực hiện. Xen giữa màu trắng của sự trung thực, chính trực không vấy bẩn trong quá trình kinh doanh, đi lên bằng thực lực.

Từ style, tone, mood tất cả đều được truyền thống hóa một cách tối giản, phủ sóng từ website cho tới các social. Từ văn phòng, “vật lý đến phi vật lý” như ta đã nói ở phần trên của Place đó là đều hướng tới sự tối giản, tinh gọn nhưng hiệu quả.

2.10 “Peer to peer” tôi luôn muốn bán thứ bạn cần mua - Positioning

Brands luôn có cho mình những phân khúc nhất định, sự định vị bản thân mình trong ngành Marketing nói riêng và thị trường nói chung. Với những tư tưởng hợp tác vô cùng rõ ràng: tiêu chí “cùng nhau” - cùng nhau gỡ rối khi gặp vấn đề và cùng nhau đưa ra giải pháp. Brands gọi nó là “Peer to peer” mọi thứ dựa trên vai trò, pháp lý, tiếng nói và kiến thức. 

Brands có - Khách hàng cần - Brands cung cấp. Với những con người khi làm việc tại Brands chắc chắn cũng phải tự tuân thủ và nhận thức bản thân từ đó trang bị cho mình những yếu tố bao gồm: “I CAN - I’M FIRST - I’M SORRY - I’M SHARE - IT’S ME” - đây được gọi là bộ cốt lõi dành cho nhân viên tại Brandsketer.

Tất cả 10P trên của Brandsketer đều được cân đo đong đếm một cách nhất định trong một bộ tam giác cân Marketing bao gồm: Technical, Thị Trường và Creative. Qua quá trình nghiên cứu và dựa trên trải nghiệm vốn có, bất kỳ doanh nghiệp nào, cá nhân hoặc tổ chức nào khi kinh doanh đều cũng sẽ quy tụ bởi 3 yếu tố này. Tất cả sẽ được luôn phiên và thay đổi xoay quanh Technical, Thị Trường hoặc Creative. 

Dựa vào đây Brandsketer nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung sẽ có một cái nhìn tổng quan hơn về những ưu và nhược điêm của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường từ đó có thể Quản Trị một cách khoa học và logic hơn. Đây là điều mà Brandsketer cho là điểm mạnh của mình và cũng muốn hướng tới, làm rõ nó hơn trong tương lai gần.

3. Lời Kết

"Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Mỗi công ty, mỗi đơn vị đều có 1 thế mạnh hoàn toàn khác nhau. Chúng ta luôn là kẻ khác biệt so với phần còn lại của thế giới, nhưng cách mà chúng ta phát huy nó như thế nào lại là chuyện không dễ. Bằng tất cả những điều trên, từ việc đưa mọi thứ trở lại sự “tinh giản” ban đầu của nó vẫn không quên chuẩn hóa chúng lại bằng những quy trình. Tất cả đã, đang và sẽ được quy chuẩn hóa và tạo nên một Brandsketer như ngày hôm nay, gia tăng được sức cạnh tranh và sự khác biệt từ trong nội tại của doanh nghiệp ra tới thị trường, tất nhiên mọi thứ thì vẫn chưa dừng lại ở đó.

Cùng đón chờ xem sự chuyển mình sắp tới của Brandsketer nhé, thân ái và hẹn gặp!

 

 
#
Tác giả bài viết
Phạm Trần Công Hiếu Digital Admin tại Brandsketer Việt Nam
Nếu như content có thể chơi đùa với những con số thì tôi tin mình có thể làm chủ được những con số. Với một digital admin, có tiền chưa chắc đã ra số nhưng ra số là chắc chắn sẽ có tiền.
Zalo Cộng đồng AI | Brandsketer Việt Nam

Cộng đồng Zalo cập nhật xu hướng, chia sẻ kinh nghiệm về AI mới nhất

Bài viết khác

Lên lịch hẹn "Meeting Online Miễn Phí" với đội ngũ chuyên gia của Brandsketer

* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.

Thông tin ứng tuyển

Laptop Không
Ứng tuyển
Gửi lại

Chọn liên hệ ngay

GỌI ĐỂ TƯ VẤN HOẶC ĐẶT LỊCH HẸN
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Gửi đi
Gửi lại