Sau 3 năm làm nghề Viết thuê, tôi học được điều gì?

Sau 3 năm làm nghề Viết thuê, tôi học được điều gì?

Trang chủ / Bài viết

Sau 3 năm làm nghề Viết thuê, tôi học được điều gì?

Đỗ Ngọc Vi
19/01/2021 | Lượt xem : 2436
 Sau 3 năm làm nghề Viết thuê, tôi học được điều gì?


Xem nhanhẨn

Bài viết này là những chia sẻ rất chủ quan về những điều tôi học được trong ba năm theo nghề “bán chữ”. Hãy đọc nó như một bài tản văn, bởi vì sẽ không có triết lý hay dạy đời gì ở đây.

1. Làm việc bạn yêu thích, cũng chưa hẳn vui vẻ được đâu

Từ nhỏ, tôi đã thích “viết & đọc”, trong những năm trung học tôi tự hào luôn là học sinh được các giáo viên Ngữ Văn yêu thích. Món tiền đầu tiên kiếm được - tám mươi ngàn đồng, cũng là từ giải Nhì một cuộc thi văn cấp huyện. Tôi thật lòng thích nhìn những con chữ đều đều, dòng từng dòng, đoạn theo đoạn ngay ngắn trên giấy. Cuộc sống đưa đẩy, đẩy qua đẩy lại, cuối cùng nghề Viết cũng chọn tôi. Lúc đó tôi nghĩ, vừa được viết vừa kiếm ra tiền thì có vẻ cũng hay.

Thời gian đầu đi làm, dù nhận bài viết chủ đề nào, khô khan đến mấy tôi cũng cố gắng biến hóa theo văn phong của mình, đọc đi đọc lại tới khi nào bản thân hài lòng thì mới thôi. Có lúc hí hửng gửi bài đi, rồi ngỡ ngàng nhận lại tin nhắn báo bài không đạt, không duyệt hoặc có khi khách sửa bung bét cả “tác phẩm”. Nhiều khi bực bội muốn văng tục, đầu nghĩ “mấy người này không biết văn là gì”. Thấy chưa, làm công việc bạn thích, cũng có chắc là vui vẻ đâu? Bởi vì bạn thích viết, nhưng không được viết theo ý bạn. Lắng nghe khách hàng, hiểu được những gì họ muốn và diễn đạt đúng ý họ cần thì mới gọi là Đạt. Điều này tôi chỉ nhìn ra và thấu hiểu khi đã có được ít năm kinh nghiệm, biết vậy hồi đầu không bực mình làm gì.

2. Tôn trọng deadline và cũng phải tôn trọng chính mình

Bất kì ai theo nghề này, chắc đều đồng ý với tôi xây dựng Content cần cảm hứng. Có khi cả ngày ngồi nhìn màn hình máy tính, đầu trống rỗng, như Đen Vâu “có đôi khi anh bế tắc, cảm hứng như bóng đèn chợt lóe tắt”, không nghĩ ra được gì, mà deadline thì rì rì đuổi, chầm chậm tiến lại gần như chiếc honda cũ. Hồi mới vô nghề, những lúc như thế này tôi thấy sợ hãi lắm, sợ trễ giờ, sợ thất hứa, sợ khách hàng đánh giá mình. Càng sợ thì càng căng thăng, căng thẳng thì chữ lại trôi đi, vớt không được bao nhiêu, bài viết miễn cưỡng như một đống hỗn độn.

Bây giờ, tôi không sợ nữa, điều cần thiết là phải tắt laptop đi, ra khỏi phòng đi lòng vòng. Vận động một chút, thư giãn. Dọn dẹp nhà cửa, nhâm nhi thức uống yêu thích, đọc tiếp quyển sách dang dở hoặc tham khảo vài quyển tạp chí sáng tạo. Không để đầu óc căng thẳng nhưng không được quên tìm kiếm ý tưởng. Dealine rất quan trọng, nhưng cũng đừng ép thúc bản thân, đó là cách tôi đối mặt với đặc thù công việc này.

3. Ý tưởng là vô hạn, nguyên tắc là giới hạn

Bất kể bạn viết cho lĩnh vực nào sẽ đều có những nguyên tắc bạn cần phải tuân thủ. Giống như đóng một cái khung, rồi yêu cầu bạn hãy sáng tạo trong khuôn khổ đó. Khá là vất vả, mất rất lâu tôi mới thích nghi được với điều này. Hồi đầu, tôi thường tự hỏi, cái này không được, cái kia cũng không được vậy nghĩ ý tưởng mới kiểu gì? Nhưng dần dà, tôi phải chấp nhận, nguyên tắc dựa trên những hiệu quả đã được kiểm nghiệm. Content Bất động sản là một trong những ví dụ rất điển hình. Để dự án thành công, chúng ta phải sáng tạo, để tránh rủi ro, chúng ta tuân thủ nguyên tắc.

Đồng thời, phải cập nhật liên tục các phương pháp content mới, bởi vì cách viết khác đi, đôi khi cũng là một chìa khóa lý tưởng. 

Nghề Viết dạy tôi nhiều thứ, mở ra những suy nghĩ cô đọng và đa chiều hơn. Từ một người sống thiên về cảm xúc, tôi bắt đầu nhìn nhận sự việc khách quan, lí trí và cân bằng hơn. Nếu bạn hỏi, làm nghề này có giàu không? Vật chất không bàn vì còn tùy sức viết của mỗi người, nhưng tinh thần thì chắc chắn là giàu to đấy!

-------------------------- 

TÓM TẮT: Những chia sẻ rất chủ quan về những điều tôi học được trong ba năm theo nghề “bán chữ”.

1. Làm việc bạn yêu thích, cũng chưa hẳn vui vẻ được đâu: Bởi vì bạn thích viết, nhưng không được viết theo ý bạn. Lắng nghe khách hàng, hiểu được những gì họ muốn và diễn đạt đúng ý họ cần thì mới gọi là Đạt. 

2. Tôn trọng deadline và cũng phải tôn trọng chính mình: Xây dựng content cần cảm hứng, khi không có cảm hứng điều cần thiết là phải tắt laptop đi, ra khỏi phòng đi lòng vòng. Vận động, thư giãn [...] nhâm nhi thức uống yêu thích, đọc tiếp quyển sách dang dở hoặc tham khảo vài quyển tạp chí sáng tạo. Không để đầu óc căng thẳng nhưng không được quên tìm kiếm ý tưởng. 

3. Ý tưởng là vô hạn, nguyên tắc là giới hạn: Để dự án thành công, chúng ta phải sáng tạo, để tránh rủi ro, chúng ta tuân thủ nguyên tắc.

----------------------------

Bài viết liên quan: 7 bước viết Slogan và Tagline gối đầu giường cho copywriter

Thực hành phương pháp phản quảng cáo trong content để tăng tỷ lệ chuyển đổi

#
Tác giả bài viết
Xin chào, tôi là Vi. Tôi đã làm việc với vai trò Content Creator trong hơn 5 năm, với kinh nghiệm hỗ trợ nhiều dự án Digital Marketing thành công, tôi thật sự tin tưởng "Content is King" - sức mạnh của câu chữ là vô thường!
Zalo Phù Sa Yêu Thương

Cộng đồng thiện quyện Phù Sa Yêu Thương

Bài viết khác

Lên lịch hẹn "Meeting Online Miễn Phí" với đội ngũ chuyên gia của Brandsketer

* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.

Thông tin ứng tuyển

Laptop Không
Ứng tuyển
Gửi lại

Chọn liên hệ ngay

GỌI ĐỂ TƯ VẤN HOẶC ĐẶT LỊCH HẸN
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Gửi đi
Gửi lại