Đây là 1 trong những câu hỏi rất đau đầu mà các cấp bậc CMO cho tới CEO phải giải quyết, nếu không quảng cáo thì kiếm khách ở đâu. Mà nếu chạy quảng cáo thì đổ bao nhiêu tiền là đủ, nhiều quá cũng không được mà ít quá cũng không xong. Có doanh nghiệp nào đang phải loay hoay với vấn đề này hay không?, nếu có thì đừng buồn vì bạn không cô đơn.
Hãy bỏ qua các doanh nghiệp lớn với bề dày lịch sử phải triển, nguồn vốn mạnh và phòng Marketing bài bản. Nào giờ ta hãy cùng nói về các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới khởi sự, thường thì cái gì mới bắt đầu cũng còn non trẻ từ việc quản trị 1 doanh nghiệp cho đến quảng cáo, tiếp thị. Trước đây khi Marketing online chưa phổ biến nhiều thì các doanh nghiệp đa phần cứ tổ chức sự kiện, mời khách đến là auto có doanh thu, nhưng còn giờ thì phải chạy quảng cáo, làm truyền thông...đủ thứ trên đời. Nhưng lại cũng lạ là những doanh nghiệp nào kiếm được nguồn doanh thu từ 1 phương pháp nào đó thì lại chỉ "dí chết" đến 1 phương pháp đó, không hề có sự đa dạng hoá nguồn khách hàng. Nói đúng ra là CỐ ĐẤM ĂN XÔI với việc chạy quảng cáo, nhưng khổ 1 cái là BÂY GIỜ AI CŨNG BIẾT CHẠY, nên cạnh tranh rất cao từ đó THU KHÔNG BÙ NỔI CHI.
Hãy cùng nhau đặt lên bàn cân 2 mô hình kinh doanh như sau để có 1 cái nhìn tổng quan nhất nhé :
Truyền thống | Online | Chăm sóc khách hàng | |
Doanh nghiệp A | Tổ chức các buổi talkshow/dùng thử sản phẩm. Hoặc giao thương và giới thiệu doanh nghiệp rất nhiều trong các cộng đồng kinh doanh | Xây dựng kế hoạch bài bản, đổ ngân sách thận trọng lên nhiều kênh, không phụ thuộc vào nền tảng nào đó | Quy trình chăm sóc khách hàng vô cùng chặt chẽ và có bộ phận riêng biệt phụ trách vấn đề này |
Doanh nghiệp B | Không tham gia hoặc rất ít, nên đổ phủ thương hiệu (Pr) gần như không có. | Đặt sai mục tiêu cho Marketing, không nghiên cứu, dẫn đến việc không hiệu quả | Không tập trung, chỉ biết tìm kiếm khách hàng mới |
Nếu chỉ đơn giản nhìn qua, ta hoàn toàn thấy doanh nghiệp A có tổ chức và bài bản sẽ hiệu quả hơn doanh nghiệp B, nhưng về thực tế nếu chỉ xét trong 1 quãng thời gian ngắn thì DNA không thể có doanh số bằng được DNB, nhưng về lâu dài rõ ràng DNA quản lý khủng hoảng tốt hơn hẳn. Khi một thời gian sau, DNA sẽ có thương hiệu, độ tin cậy, khách hàng tự tìm đến, còn ngược lại DNB sẽ phải phụ thuộc vào quảng cáo vô cùng nhiều.
Thế nên, thẳng thắn mà thừa nhận rằng doanh nghiệp nào chịu khó xây dựng bài bản và không vội vã chỉ biết mỗi chuyện kiếm tiền, thì cũng như 1 học sinh nghỉ học để ra đi làm ngay với việc 1 sinh viên mài dùi kinh sử thêm 4-5 năm tốt nghiệp sẽ có mức thu nhập tốt hơn, nền tảng kiến thức vững chắc hơn để phát triển về sau cũng dễ dàng hơn. Vấn đề là CHÚNG TA CÓ ĐỦ KIÊN TRÌ, ĐỘNG LỰC ĐỂ ĐI 1 QUÃNG ĐƯỜNG DÀI NHƯ VẬY HAY KHÔNG?
Hoàng không hay đồng ý lắm về quan điểm "Marketing và Kinh doanh cũng chỉ là 1 bộ phận của quản trị doanh nghiệp", theo Hoàng, Marketing vào thời điểm này nó còn quan trọng hơn cả việc kinh doanh và quan trọng như việc quản trị 1 doanh nghiệp. Bởi lẽ, marketing sẽ xoá nhoà đi khoảng cách, tăng độ tin tưởng giữa ta và khách hàng, làm họ hiểu rõ hơn từ đó ra quyết định mua đúng đắn hơn. ngoài ra, Marketing còn định vị thương hiệu cho 1 doanh nghiệp, lộ trình tăng giá, thâm nhập thị trường...toàn bộ những thứ đó chả phải là chiến lược phát triển trong 1 doanh nghiệp đó hay sao?
Kết lại vấn đề, là các CEO, CMO, xin hãy luôn nghiên cứu, bài bản và quy trình hoá doanh nghiệp của mình, để sự phát triển của nó không phụ thuộc vào mỗi người đứng đầu.
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN