Sau khi sự thành công của Trí nhân tuệ tạo AI ra đời tạo ra nhiều cơ hội trải nghiệm mới mẻ cho người dùng Internet trên thế giới.
Tại Việt Nam nói riêng, cũng cho thấy đang có bước đột phá trong việc tiếp cận Internet qua thiết bị Smartphone với 55.4% thời gian sử dụng Internet này. Bên cạnh đó, các mạng xã hội đang là món ăn không thể thiếu khi người dùng có cơ hội tiếp cận Internet với 70 triệu người (thống kê vào Tháng 1/2023).
Sử dụng Internet là 1 cơ hội tiếp cận thế giới, tin tức, xu hướng nhanh chóng ở thời điểm hiện tại. Vì vậy sẽ không biệt độ tuổi khi sử dụng các mạng xã hội hiện tại. Lượng nhân khẩu học độ tuổi 18-35 tuổi hiện đang là nguồn lực tiếp cận mạng xã hội mạnh nhất trong so với các độ tuổi hiện nay.
Có rất nhiều nền tảng mạng xã hội với mục tiêu khách hàng khác nhau. Nền tảng nào cũng có thế mạnh riêng. Tuy nhiên theo bảng thống kê về tình hình sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam nhiều nhất như sau: Facebook (91.6%), Zalo (90.1%), TikTok (77.5%), Facebook Messenger (77%) và Instagram (55.4%).
Theo ông Sameer Singh, Giám đốc Giải pháp Kinh doanh Toàn cầu, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của TikTok chia sẻ:
"Trải nghiệm thương mại điện tử là mang đến những ưu đãi tốt nhất tới đúng đối tượng một cách hiệu quả nhất có thể. Tuy nhiên, thói quen mua hàng của người tiêu dùng đang thay đổi. Người tiêu dùng sẽ nói không với những lời chào hàng, nhưng họ sẽ nói có với những trải nghiệm giải trí."
Với lượng người dùng tăng trưởng của các mạng xã hội như hiện nay đã được báo cáo ở mục trên, cộng với lượng người dùng mạng xã hội giải trí tăng mạnh mang lại cho người dùng. Các nền tảng mạng xã hội đang thực hiện mối cộng sinh Win-Win lẫn nhau. Cố gắng cân bằng lợi ích giữa việc kiếm tiền của nhà sáng tạo và việc đa dạng nội dung sáng tạo trên nền tảng. Chính vì nội dung quá vui tươi và sự thoải mái đó mà người tiêu dùng bị cảm xúc chi phối hoàn toàn, rũ bỏ sự phòng bị mà chuyển dần sang tâm thế mua hàng theo mood. Hầu bao của khách hàng sẽ được trút vào hầu bao của các doanh nghiệp nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Doanh nghiệp dù to dù nhỏ cũng phải trải qua phễu marketing theo thứ tự : Nhận thức - Quan tâm - Mong muốn - Mua hàng. Đây là các tầng phễu cơ bản mà bất kì doanh nghiệp nào cũng cần trải qua, tiêu tốn bao nhiêu chi phí cũng như xương máu của phòng Marketing. Tất nhiên sẽ còn tuỳ thuộc vào các thành tố gồm sản phẩm, quy mô doanh nghiệp, giá trị, thương hiệu,... doanh nghiệp sẽ ở tầng phễu nào và ở lại bao lâu mới bước được tầng tiếp theo nữa.
Quá trình đi qua các tầng phễu này rất gian nan, tốn nhất nhiều chi phí, sức lực là vậy. Không ít doanh nghiệp hiện nay đứt gánh giữa đường bởi các yếu tố ngoại lực như đối thủ cạnh tranh, thị trường biến động kinh tế suy thoái. Theo hình phễu mô hình hoá bự ở trên cùng và nhỏ dần khi khách hàng mua hàng thành công, nhưng hành trình mua hàng này ở thực tế không giống như 1 làn nước trôi trơn trượt từ trên xuống dưới dễ dàng như vậy. Không những khách có thể bắt đầu hành trình mua hàng ở bất kì tầng phễu nào, mà họ còn có thể đi ngược các tầng phễu, có khi nhảy vọt, bỏ 1 vài tầng phễu hoặc đứng yên tại 1 tầng bất kì nào đó nữa. Cho nên phễu marketing sẽ được hiểu đơn giản hơn là các điểm chạm của người tiêu dùng từ đó doanh nghiệp mới có thể kích hoạt họ mua hàng thành công đúng người đúng thời điểm.
Bởi phễu marketing thực tế khó trơn tru không giống tưởng tượng hình phễu. Do đó Shoppertainment góp phần được cho là bài giải sống còn cho các doanh nghiệp. Bộ giải pháp kết hợp hình thức mua sắm mới này với quảng cáo ở các nền tảng mang đến, cụ thể là Tiktok đã cho thấy họ rất thành công trong việc tận dụng nguồn khách hàng đi qua toàn bộ phễu marketing không bị ngắt quãng.
Họ thực hiện qua các hoạt động như video sáng tạo giải trí, livestream bán hàng, livestream chia sẻ truyền năng lượng tích cực đến khách hàng, mua sắm ngay tại video hoặc game hoá thúc đẩy sự tương tác 2 chiều tạo nên ấn tượng mạnh mẽ để họ quyết định mua hàng mạnh dạn hơn.
Hành trình mua hàng của khách hàng trải qua nhiều bước ngắt quãng khiến họ mua hàng khó thành công bởi hàng tá lí do xung quanh. Nhưng nay tất cả quá trình mua hàng đối với họ là 1 hành trình không bị ngắt quãng chính vì yếu tố vòng lặp trong mô hình shoppertainment này.
Đối tượng chính mà Shoppertainment nhắm tới là khách hàng trong độ tuổi từ 18 đến 34. Nhóm khách hàng này thường xuyên tham gia mạng xã hội và có nhu cầu mua hàng trực tuyến cao hơn các đối tượng còn lại.
Bài viết trên đã chứng mình rằng: chúng ta không thể phủ nhận sức hút của Shoppertainment. Cuộc chơi làm hài lòng hàng triệu khách hàng thông qua các hoạt động tương tác trực tiếp trên mạng xã hội, biến sự vui vẻ, giải trí thoải mái đó thành doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Hình thức mua hàng ngẫu hứng không nằm trong ý định ban đầu sẽ được khai thác bằng cách khai thác cảm xúc là phần chính. Đối với doanh nghiệp, Shoppertainment đã mang đến cơ hội xây dựng thương hiệu, tương tác với người dùng và tăng trưởng kinh doanh nếu doanh nghiệp biết vẽ lên câu chuyện có giá trị chân thực kích hoạt được cảm xúc khách hàng. Khi đó doanh nghiệp đã chốt được đơn hàng 1 cách nhanh chóng.
Ngoài ra, Brandsketer có cập nhật các khoá học ngắn và các thông tin về thương hiệu, digital ở Group Facebook và Group Zalo. Tham gia học hỏi, trao đổi cùng chúng mình nhé.
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN