Bài viết được dành cho các khách hàng doanh nghiệp để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng cũng như các chi phí, việc cần làm một cách chi tiết trong 1 lộ trình chăm sóc Social cho thương hiệu.
Chăm sóc thương hiệu cho doanh nghiệp trên Internet thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Google Maps, Youtube, Tiktok, OA Zalo, Website của doanh nghiệp (Hay còn được gọi với cái tên ngắn gọn là Social Care/Chăm sóc Social/Chăm sóc thương hiệu...). Sẽ mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích không ngờ, mặc dù nó không mang lại khách hàng "ngay tức thì" như việc chạy quảng cáo, tuy nhiên về lâu dài nó định hình hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng như CHUYÊN NGHIỆP - TẬN TÂM - NĂNG LỰC CAO - ĐÁNG TIN CẬY.... Đây là các từ khoá mà người tiêu dùng có thể nhận định sau khi nhìn nhận, tham khảo qua hệ thống Social của doanh nghiệp.
Hãy lấy 1 ví dụ đơn giản, 1 khách hàng thấy quảng cáo, nhưng chưa vội mua, vì chưa đủ tin cậy doanh nghiệp của bạn. Nên trước tiên họ sẽ vào website, fanpage, Google Maps để đánh giá, sau khi đánh giá 1 vòng, họ thấy đủ thông tin, doanh nghiệp trông có vẻ bài bản và chuyên nghiệp, họ sẽ quyết định mua hàng, ngược lại thì không.
Cũng vì sau rất nhiều năm chinh chiến qua các dự án Marketing lớn nhỏ khác nhau, Brandsketer nhận thấy rằng các doanh nghiệp SMEs ở VN chưa thực sự tập trung cho việc chăm sóc mình. Thế nên bài viết này sẽ dành cho các CEO , các doanh nghiệp sẽ hiểu được tầm quan trọng của Social Care, cùng chi phí, việc cần làm một cách tổng quan nhất.
Như đã phân tích ở trên, việc chăm sóc thương hiệu sẽ không mang lại khách hàng NGAY LẬP TỨC cho doanh nghiệp, mà đúng hơn nó quyết định DOANH NGHIỆP ĐÓ SẼ ĐƯỢC KHÁCH HÀNG NHÌN NHẬN NHƯ THẾ NÀO. Đây cũng là nền tảng để giải phóng bớt gánh nặng cho phòng kinh doanh và tăng sự tin cậy trong mắt khách hàng. Có 3 lợi ích điển hình như sau :
- Tăng nhận diện và sự tin cậy của thương hiệu trong mắt khách hàng : Từ đó bán hàng dễ hơn, chạy quảng cáo với chi phí tốt hơn. Theo thời gian, lượt tương tác tự nhiên tăng, doanh nghiệp sẽ bớt phụ thuộc nhiều hơn vào quảng cáo.
- Profile online : Thay vì chỉ nhìn vào file pdf profile của doanh nghiệp, khách hàng sẽ nhìn vào cách mà doanh nghiệp chăm sóc thương hiệu của mình, tài nguyên như (Hình ảnh, video người thật việc thật...), từ đó đánh giá tốt, doanh nghiệp có thương hiệu cũng sẽ giúp bộ phận bán hàng dễ thở hơn khi tư vấn.
- Tuyển dụng : Dễ tuyển dụng hơn vì giúp ứng viên dễ tiếp cận và hiểu rõ doanh nghiệp hơn, từ đó dễ thu hút nhân tài, đúng người phù hợp
Và còn có 1 lợi ích về mặt tài chính lớn khác đó là tiết kiệm CÔNG SỨC - TIỀN BẠC để xây dựng/đào tạo 1 team Marketing nội bộ với lương trung bình 20 - 30 triệu/tháng, trong khi đó chỉ với 1 nửa chi phí đó, bạn đã có kinh nghiệm, ý tưởng và sự chuyên nghiệp của 1 team Brandsketer mỗi tháng.
Có 2 kênh chính mà Brandsketer cần phải kiểm soát và tối ưu lại bao gồm :
- Kênh doanh nghiệp - Website : Chuẩn hoá kỹ thuật (Chuẩn hoá SEO từ bài viết cho tới cấu trúc website), xây dựng các bài viết xoay doanh chủ đề của doanh nghiệp, giúp mang đến thông tin hữu ích cho khách hàng như Giải thích về chuyên môn - Giải đáp thắc mắc cho khách hàng - Viết về nội bộ - Các bài sự kiện.
- Kênh mạng xã hội : Facebook, Google Maps, Youtube, Tiktok, OA Zalo...Đây được coi như các kênh truyền thông & chăm sóc khách hàng, nên hình ảnh sẽ được trau chuốt lại, hướng lượt truy cập của khách hàng trên tất cả các nền tảng về website. Từ đó tăng độ uy tín cho website, nhờ vậy khi tìm kiếm trên Google cũng sẽ được ưu tiên đề xuất mà không cần chạy quảng cáo. Hoặc dễ dàng phục vụ cho các chiến dịch Retargeting của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tuỳ theo nhu cầu của từng doanh nghiệp, không nhất thiết phải chăm sóc bằng tất cả các kênh kể trên, dưới đây là 1 bảng lộ trình công việc mẫu chăm sóc Social cho 1 doanh nghiệp và Brandsketer đang thực thi. (Lưu ý : Lộ trình mẫu dưới đây không thể hiện hết toàn bộ quá trình công việc cho từng loại hình và nhu cầu doanh nghiệp)
Có tổng cộng 5 bước
- Bước 1 : Thống kê và quản lý tài nguyên doanh nghiệp
- Bước 2 : Phân tích và nghiên cứu đối tượng cần nhắm đến, mục tiêu doanh nghiệp so với thực trạng của thị trường.
- Bước 3 : Xây dựng Idea & Topic cho các loại content đáp ứng cho đối tượng khách hàng của doanh nghiệp
- Bước 4 : Xây dựng Timeline theo từng tuần, từng tháng
- Bước 5 : Xây dựng quy trình làm việc & Báo cáo để tiết kiệm thời gian cho cả 2 bên.
Đối với Social care, quý doanh nghiệp có thể tham khảo các gói cơ bản như sau, nếu có nhu cầu và cần thiết kế 1 gói riêng, vui lòng liên hệ với Brandsketer để được hỗ trợ với lộ trình tốt nhất. (Lưu ý : Đây chỉ là báo giá mẫu, quý doanh nghiệp có nhu cầu vui lòng liên hệ để được xây dựng 1 chi phí khác phù hợp hơn)
Các hình ảnh đính kèm bên dưới là hình chụp các ấn phẩm creative của Brandskter đã thực thi cho khách hàng, mà quý doanh nghiệp có thể tham khảo thêm.
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN