Tìm hiểu về hệ màu RGB và Quy tắc phối màu trong thiết kế

Tìm hiểu về hệ màu RGB và Quy tắc phối màu trong thiết kế

Trang chủ / Bài viết

Tìm hiểu về hệ màu RGB và Quy tắc phối màu trong thiết kế

Cao Minh Hiếu
19/07/2023 | Lượt xem : 2370
Tìm hiểu về hệ màu RGB và Quy tắc phối màu trong thiết kế


Xem nhanhẨn

Trong Thiết Kế Đồ Họa việc tư duy về hệ màu và quy tắc phối màu trong thiết kế rất quan trọng. Nó góp phần quyết định 1 nữa chất lượng của sản phẩm của bạn đấy. Một trong những kiến thức cơ bản đầu tiên cần nắm vững của khi mới bắt đầu học thiết kế đó là nắm vững lý thuyết về màu sắc và các nguyên tắc phối màu. Cũng giống như các quy luật về bố cục, typography thì màu sắc cũng có những nguyên tắc mà bất kỳ nhà thiết kế mới bắt đầu nào cũng cần nắm vững.

Vậy hệ màu RGB là gì - nguyên tắc phối màu là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay nào ! Bắt đầu thôi.

I/ RGB là gì? Những điều cần biết về hệ màu RGB.

1. Khái niệm RGB là gì?

- RGB là tên viết tắt tiếng Anh của hệ màu kết hợp từ ba màu Red, Green và Blue. Đây chính là ba màu gốc trong các mô hình màu ánh sáng bổ sung. Mỗi màu này đại diện cho một giá trị từ 0 đến 255, với 0 là không có màu và 255 là màu sáng nhất. Khi ba màu này được kết hợp với nhau, chúng tạo ra hơn 16 triệu màu khác nhau, cho phép người sử dụng tạo ra các hình ảnh và video đầy màu sắc trên các thiết bị điện tử của mình.

2. Nguyên lý hoạt động của RGB.

- Khi kết hợp ba màu cơ bản đỏ, xanh lá và xanh dương trong RGB theo tỉ lệ 1:1:1 điều này sẽ tạo ra các màu sắc khác nhau gọi là mô hình ánh sáng bổ sung. Mỗi màu sẽ có một độ sáng khác nhau, tùy thuộc vào tỷ lệ pha trộn giữa ba màu cơ bản mà có thể tạo ra nhiều màu sắc hơn. Hệ màu RGB hoạt động theo nguyên lý phát các điểm sáng khác nhau để tạo ra hình ảnh sắc nét, chân thực hơn đồng thời tạo ra hình ảnh, màu sắc trên nền đen nguyên bản như màn hình máy tính, điện thoại hay tivi.

3. Ưu điểm mà hệ màu RGB mang lại.

- Ngoài RGB thì còn có nhiều hệ màu khác như CMYK, HSV, HSL,… nhưng RGB lại được sử dụng phổ biến nhất bởi những ưu điểm sau:

a. Màu ánh sáng đa dạng, phong phú.

- Hệ màu RGB cho dải màu rộng và phong phú hơn nhiều so với những hệ màu khác, đặc biệt là các sắc màu nằm trong huỳnh quang sáng. Vì vậy, khi thiết kế đồ họa hay sử dụng hệ màu RGB trong việc hiển thị trên các thiết bị điện tử như màn hình máy tính, điện thoại di động, TV,… sẽ giúp cho người thiết kế có thể tạo ra những tác phẩm độc đáo và thu hút người dùng hơn.

b. Hình ảnh chân thực hơn.

- Với hệ màu RGB, các màu sắc được tái tạo, gần giống với màu sắc thật của vật thể trong thế giới thực. Điều này là do hệ màu RGB sử dụng ba màu sắc cơ bản là đỏ, xanh lá cây và xanh dương và được điều chỉnh giá trị để sáng để tạo ra hàng triệu màu khác nhau. Với những đặc điểm này, khi xem các hình ảnh, video trên các thiết bị điện tử, màn hình led mà sử dụng hệ màu RGB thì sẽ đem đến trải nghiệm màu sắc phong phú và chân thực hơn.

4. Ứng dụng của hệ màu RGB trong cuộc sống.

- Hệ màu RGB không chỉ dừng lại ở việc tạo ra các màu sắc đẹp mắt, mà còn hỗ trợ cho việc hiển thị hình ảnh và video một cách chân thực và sống động hơn. Vì vậy, hệ màu RGB có vai trò quan trọng trong việc cải thiện trải nghiệm người dùng. Đây là một số ứng dụng của hệ màu RGB vào trong cuộc sống mà bạn có thể tham khảo:

a. Công nghệ LED đa sắc RGB.

- Hệ màu RGB được ứng dụng để sản xuất chip LED RGB nhằm tạo ra các hiệu ứng ánh sáng đơn sắc xanh dương, vàng, tím, đỏ,… và có thể đổi màu đa sắc dễ dàng. Công nghệ LED đa sắc RGB cho phép tạo ra hàng nghìn màu sắc khác nhau, từ những tông màu tươi sáng đến những tông màu trầm ấm. Ngoài ra, công nghệ LED đa sắc RGB còn được sử dụng để tạo ra các hiệu ứng ánh sáng độc đáo, chẳng hạn như đèn LED nhấp nháy hoặc đổi màu theo nhạc,…

b. Công nghiệp điện tử.

- Hệ màu RGB được sử dụng phổ biến trong sản xuất các thiết bị điện tử bao gồm tivi, điện thoại, laptop, máy tính bảng, và nhiều thiết bị nghe nhìn khác. Hệ màu này được sử dụng để hiển thị màu sắc trên màn hình bằng cách sử dụng ba màu cơ bản: đỏ, xanh lá cây và xanh dương được truyền đi bằng ba dây riêng biệt. Ngoài ra, RGB còn được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm thiết bị điện tử khác nhau, có thể kể tới tai nghe RGB, loa RGB, bàn phím hay cổng USB RGB,… 

c. Màn hình LED.

- Hệ màu RGB được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm sản xuất các màn hình LED cho máy tính, điện thoại,… với độ phân giải cao và màu sắc chân thực. Hơn nữa, hệ màu RGB cũng được sử dụng trong quảng cáo, thiết kế đồ họa và nhiều lĩnh vực khác trong đời sống hằng ngày. Với sự tiện lợi và độ tin cậy của hệ màu này, đây đã trở thành một phần không thể thiếu của nhiều công nghệ hiện đại.

5. Màu sắc cho thiết kế website.

- Hệ màu RGB là một trong những hệ màu sắc phổ biến nhất được sử dụng trong thiết kế đồ họawebsite. RGB được sử dụng để biểu diễn màu sắc theo cách kỹ thuật số, trong đó mỗi màu được biểu diễn bằng một số cho phép các nhà thiết kế tạo ra các màu sắc đa dạng và phong phú để tăng tính thẩm mỹ và sự tương tác của trang web với người dùng. Hệ màu RGB cũng cung cấp cho các nhà thiết kế nhiều lựa chọn về sắp xếp, kích thước và hiệu ứng màu sắc để tạo ra trang web đẹp mắt và chuyên nghiệp.

II/ Quy tắc vàng khi lựa chọn màu sắc trong thiết kế.

- Màu sắc là yếu tố quyết định đến việc thu hút khách hàng và sự thành công của tác phẩm thiết kế.

- Nếu bạn không hiểu các quy tắc khi lựa chọn màu sắc bạn có thể khiến thiết kế của mình trở nên rối mắt và trở thành mớ hỗn độn. Vì vậy việc nắm rõ quy tắc về màu sắc trong thiết kế là cực kỳ quan trọng.

1. Vai trò của màu sắc trong thiết kế và cuộc sống.

- Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực. Màu sắc giúp khơi gợi cảm xúc, thu hút được người nhìn và còn kích thích trí tưởng tượng. Thông qua màu sắc, bạn còn có thể dễ dàng truyền đi được những thông điệp mong muốn mà không cần dùng đến từ ngữ. Chính vì vậy màu sắc ngày càng có nhiều quy tắc và kiến thức chuyên sâu hơn. Và để biết được những phương pháp phối hợp màu sắc với nhau bạn có thể tìm hiểu về “Lý thuyết màu”.

- Về cách phối hợp, màu sắc thường được chia thành “Màu cơ bản” (chỉ dùng 1 màu) và “Màu thứ cấp” (phối hợp từ 2 màu cơ bản để cho ra 1 màu mới). Ngoài ra, bạn có thể chia thành 2 phân cực màu đối lập nhau là màu nóng và màu lạnh.

- Khi kết hợp được đa dạng màu sắc thì bạn sẽ có được càng nhiều màu với sắc độ khác nhau. Từ đó giúp màu sắc thể hiện được cảm xúc hay giá trị con người thông qua tác phẩm được thiết kế hoàn chỉnh.

2. Sáu quy tắc vàng mà bạn cần lưu tâm khi lựa chọn màu sắc thiết kế.

a. Monochromatic – Phối màu đơn sắc.

- Đây được coi là màu cơ bản nhất trong quy tắc phối màu. Đồng thời cũng là màu chủ đạo trong sản phẩm thiết kế vì chỉ cần điều chỉnh bằng sắc độ (từ đậm tới nhạt). Đối với màu đơn sắc thuần túy sẽ tạo được cảm giác dễ chịu cho người xem nhưng đôi khi vì quá đơn giản mà không tạo được ấn tượng với chi tiết nào đó.

- Màu đơn sắc có sức hút nhất thường được kết hợp với những màu sắc khác hay dành cho những thiết kế đi theo phong cách tối giản.

b. Phối màu tương đồng (Analogous).

- Đây là quy tắc kết hợp một màu chủ đạo với các màu khác nhau và cho ra các màu thứ hạng. Cách phối màu này thường được phân chia thành hai thứ hạng:

1. Thứ hạng thứ nhất (kết hợp 2 màu).

2. Thứ hạng thứ 2 (thứ hạng thứ nhất kết hợp với một màu khác).

=> Từ đó tạo ra bảng màu cơ bản có chung một màu chủ đạo.

c. Phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary).

- Đây là cách phối hợp các màu đối diện nhau trên bánh xe màu sắc. Với các cặp màu đối xứng bạn sẽ dễ dàng sử dụng và tạo được điểm nhấn cho các chi tiết quan trọng. Thế nhưng quy tắc này sẽ không phù hợp nếu bạn thiết kế theo phong cách nhẹ nhàng hay tạo ra cảm giác thư giãn cho người xem.

d. Phối màu bổ túc bộ ba (Triadic).

- Bổ túc hay còn gọi là phối màu bổ trợ. Đây được coi là quy tắc dễ dàng và an toàn nhất trong tất cả cách phối hợp màu sắc của bảng màu. Bạn chỉ cần chọn một màu chủ đạo sau đó dựa vào tam giác cân trong bảng màu để tìm ra hai màu phụ trợ còn lại nhằm tạo ra được ba màu cơ bản. Tuy nhiên vì sự cân bằng màu sắc quá an toàn này mà khiến ít các nhà thiết kế áp dụng vào tác phẩm của mình để tạo điểm nhấn.

e. Phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic hay Compound Complementary).

- Đối với cách phối màu này thì lại trái ngược so với phối màu bổ túc bộ ba vì đây là cách phối được coi là phức tạp nhất, đòi hỏi các nhà thiết kế phải bỏ nhiều công sức và thời gian tìm hiểu và lựa chọn. Nhưng khi đã chọn được thì bạn sẽ có bộ màu mới mẻ và hiện đại. Cách tốt nhất để chọn màu đó là chú ý cân bằng giữa 2 gam màu nóng và màu lạnh.

f. Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary).

- Quy tắc phối sử dụng ba màu ở ba góc khác nhau trên vòng tròn bảng màu thuần sắc để tạo nên một đường chéo cân. Ngoài ra, khi phối màu theo cách này bạn có thể sử dụng thêm màu thứ tư nhưng màu này cần đối xứng với một trong hai màu để tạo nên đáy hai của hai đường chéo nhau. Cách phối này được dùng nhiều trong các thiết kế cần tạo điểm nhấn. Và quy tắc này có thể gây ấn tượng và tạo được điểm nhấn cho người dùng ngay từ lần đầu tiên.

=> Có thể thấy việc lựa chọn và kết hợp màu sắc trong thiết kế rất quan trọng. Bạn cần phải nắm chắc những quy tắc để tạo ra được tác phẩm hoàn chỉnh nhất. Ngoài ra việc sáng tạo và thử nghiệm đối với màu sắc cũng giúp khám phá ra nhiều điều mới lạ và bức phá hơn trong quá trình thiết kế của mình. Việc tiếp xúc với hệ màu là bước đầu tiên mà bạn phải trãi qua để bước tiếp trên con đường trở thành nhà thiết kế đồ họa, việc này sẻ khá là khó khăn đối với những người mới bắt đầu nhưng đừng vì vậy mà chán nãn khám phá điều mới là 1 bước giúp bạn tìm biết thêm nhiều khía cạnh khác của ngành thiết kế đồ họa.

Zalo Brandsketer Việt Nam

Đăng ký theo dõi Zalo OA của Brandsketer để nhận thông tin mới nhất.

Bài viết khác

Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả        Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả
Hoàng Thị Phương Phương
16/04/2024 | Lượt xem : 1492
Tối Ưu Hóa Doanh Nghiệp với Kaizen, 5S, Six Sigma và PDCA        Tối Ưu Hóa Doanh Nghiệp với Kaizen, 5S, Six Sigma và PDCA
Nguyễn Hồng Duyên
30/08/2023 | Lượt xem : 1638
Zalo OA - Đa kênh cho Doanh nghiệp Zalo OA - Đa kênh cho Doanh nghiệp
Lê Ngọc Diễm
25/04/2024 | Lượt xem : 1854

Lên lịch hẹn "Meeting Online Miễn Phí" với đội ngũ chuyên gia của Brandsketer

* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.

Thông tin ứng tuyển

Laptop Không
Ứng tuyển
Gửi lại

Chọn liên hệ ngay

GỌI ĐỂ TƯ VẤN HOẶC ĐẶT LỊCH HẸN
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Gửi đi
Gửi lại