Tối ưu hoá nội dung SEO là gì? Những công cụ hàng đầu giúp tối ưu hoá nội dung

Tối ưu hoá nội dung SEO là gì? Những công cụ hàng đầu giúp tối ưu hoá nội dung

Trang chủ / Bài viết

Tối ưu hoá nội dung SEO là gì? Những công cụ hàng đầu giúp tối ưu hoá nội dung

Đỗ Ngọc Vi
14/05/2022 | Lượt xem : 2199
 Tối ưu hoá nội dung SEO là gì? Những công cụ hàng đầu giúp tối ưu hoá nội dung


Xem nhanhẨn

Nội dung là chìa khóa quan trọng nhất quyết định trải nghiệm người dùng cũng như xếp hạng tìm kiếm của website trên trang tìm kiếm.

Để viết được nội dung (chuẩn) SEO nhằm thân thiện hơn với người dùng và các công cụ tìm kiếm (mà cụ thể ở đây là Google) không phải là điều dễ dàng. Việc này đòi hỏi bạn cần đầu tư một cách nghiêm túc, kỳ công về cả tư duy và thời gian.

Bạn cần thực sự thấu hiểu mong muốn của người dùng khi họ tìm kiếm, tại sao họ tìm kiếm điều đó, họ muốn nhận được điều gì và họ sẽ nhận được gì khi đọc nội dung của bạn. Bạn cũng cần biết cách sử dụng các từ khóa linh hoạt và khoa học sao cho phù hợp với thuật toán và thu hút được người dùng trong SERPs.

Vậy làm thế nào để tối ưu hoá nội dung một cách tốt nhất? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

A hand writing on a whiteboardDescription automatically generated with medium confidence

1. Tối ưu hoá nội dung là gì?

Tối ưu hoá nội dung được hiểu là quá trình bạn xây dựng các nội dung để nó tiếp cận được nhiều người nhất có thể. Những nội dung này bao gồm cách bạn đặt và sắp xếp các tiêu đề, sử dụng các từ khoá, CTAs (Calls to action), meta tags, title tags, hình ảnh trong bài và tốc độ trên trang web của bạn.

2. Tại sao tối ưu hoá nội dung SEO lại quan trọng?

Theo một nghiên cứu của Conductor, người tiêu dùng có khả năng mua hàng từ thương hiệu đó sau khi đọc các nội dung liên quan cao hơn 131% so với những người không đọc nội dung. Như vậy, nội dung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong biểu đồ hành vi tiêu dùng của khách hàng.

Nếu nội dung của bạn không được tối ưu hoá, các thuật toán của các trang tìm kiếm không thể đọc hiểu được và rồi nội dung của bạn sẽ biến mất trong vòng xoáy của vô vàn trang web trên Google.

Bạn có thể sở hữu những nội dung độc đáo nhất, chuyên sâu nhất nhưng nếu nó không xuất hiện trên trang tìm kiếm thì sẽ không ai biết đến nó, hoặc có thể tiếp cận sai đối tượng. Cũng giống như họ cần tìm người sửa ống nước mà bạn lại gửi tới họ thợ sửa điện vậy. Như vậy, bạn sẽ không thể đạt được mục tiêu tiếp thị nội dung của mình.

Có rất nhiều cách để người dùng có thể tiếp cận nội dung của bạn nhưng sở hữu thứ hạng tìm kiếm cao là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Chính vì thế nên nội dung của bạn cần được tối ưu hoá tốt để có thứ hạng cao trên thanh tìm kiếm.

Bên cạnh thứ hạng trên trang tìm kiếm, tối ưu hoá nội dung sẽ giúp bạn tăng lượng khách hàng tiềm năng và rất có thể chuyển đổi thành khách hàng của bạn trong tương lai.

3. Một số cách thức giúp bạn tối ưu hoá nội dung SEO

Đầu tiên bạn cần hiểu rằng, tất cả các dạng thức của nội dung đều có thể tối ưu hoá, từ văn bản, hình ảnh cho đến các liên kết trong bài viết. Bạn cần đầu tư tài nguyên cho việc nghiên cứu một cách chi tiết mục tiêu của bạn. Từ đó bạn có thể tìm được những vấn đề liên quan để đưa ra phương pháp tối ưu nhất để cải thiện nội dung.

Sau đây là một số lưu ý để bạn có thể tối ưu hoá nội dung SEO:

- Xác định chủ đề và sử dụng từ khoá chính xác

Hãy dành thời gian nghiên cứu thật kỹ từ khoá mục tiêu (từ khoá chính), tìm đọc những bài viết cũng như trả lời những câu hỏi liên quan để đảm bảo bạn thực sự hiểu tâm lý người dùng khi tìm kiếm chúng. Những câu hỏi bạn có thể đặt ra như: 

- Bạn có thể cải thiện nội dung này không? 

- Có những loại hình nội dung nào liên quan đến chủ đề hay từ khoá đó? 

- Mục đích mà người dùng tìm kiếm là gì? 

Từ đó bạn sẽ có hình dung sơ khai về những gì cần làm cho nội dung của mình.

- Sử dụng đa dạng và linh hoạt các từ khoá phụ và từ khoá chính

Trong quá trình nghiên cứu từ khoá chính, bạn cũng nên xem xét sử dụng các từ khoá phụ có cùng chủ đề với nó để các trang tìm kiếm đọc hiểu tốt hơn nội dung mà bạn truyền tải. Thêm vào đó, việc sử dụng đa dạng và linh hoạt các từ khoá sẽ giúp bài viết trở nên logic hơn. Sử dụng từ khóa chính một cách dày đặc sẽ khiến bài viết bị khô khan và không được tự nhiên.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý dù đa dạng từ khoá nhưng vẫn phải giữ tính nhất quán của chủ đề bài viết, tránh việc lan man đi lạc chủ đề ban đầu. Các công cụ SEO hiện nay sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc phân tích và tìm kiếm các ý tưởng từ khoá để nâng cao chất lượng nội dung.

- Tối ưu hoá hình ảnh

Theo nghiên cứu mới nhất của SEMRush, những bài viết có hình ảnh nhận được lượng truy cập cao gấp đôi so với những bài viết chỉ ở dạng văn bản. Tương tự, những bài viết có sử dụng video cũng ghi nhận lượng truy cập cao hơn 92% so với những bài đăng không có video. Như vậy, tối ưu hoá sử dụng hình ảnh và video cho bài viết của bạn có thể giúp bạn tăng khả năng tiếp cận nhiều người dùng hơn.

Sử dụng Alt tags (thẻ thay thế) và hình ảnh sẽ là cách thông minh để bạn diễn đạt nội dung một cách dễ hiểu hơn cho người đọc. Nhưng bạn cũng cần để ý gắn thẻ hợp lý để công cụ tìm kiếm có thể nhận diện và chú ý đến.

- Bố cục thiết kế bài đăng hiển thị được trên điện thoại di động

Google đã đưa ra quan điểm rằng: “Ưu tiên cho phiên bản dành cho thiết bị di động của trang để xếp hạng, nhằm giúp người dùng của chúng tôi - chủ yếu là thiết bị di động - tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm”

Lượng người sử dụng thiết bị di động để tìm kiếm ngày cao bởi tính tiện dụng của nó. Vì vậy, các trang web có giao diện thân thiện với thiết bị di động sẽ được ưu tiên hơn trong bối cảnh hiện nay. Hãy chú ý đến cách xây dựng nội dung của bạn sao cho nó phù hợp với giao diện hiển thị của điện thoại để tăng tốc trong cuộc đua trên trang tìm kiếm.

- Lồng ghép liên kết nội bộ (in-links)

Việc đưa các liên kết các bài đăng khác trên trang của bạn vào là điều cần thiết để tối ưu hoá nội dung, liên kết và thiết lập cấu trúc trang web của bạn nhằm thân thiện hơn với SEO. Liên kết nội bộ sẽ điều hướng người dùng truy cập vào các bài đăng khác trên trang của bạn, đưa nhiều nội dung của bạn hơn đến với người dùng. 

Nếu bạn có một hay nhiều bài đăng có chủ đề liên quan đến bài đang viết thì đừng ngại sử dụng anchor text và gắn link liên kết đến bài đăng đó. Hãy luôn nhớ rằng các liên kết phải có nội dung liên quan đến nhau và sắp xếp liên kết logic để tăng giá trị của bài đăng.

4. 4 công cụ tuyệt vời giúp bạn tối ưu hoá nội dung SEO

- Google Trends

Nếu bạn đang phân vân không biết lựa chọn từ khoá nào giữa một biển từ khoá liên quan đến chủ đề mà bạn viết, bạn không biết từ khoá nào được tìm kiếm nhiều hơn, vậy đừng bỏ qua Google trend. Đây là công cụ giúp bạn đo lường độ “hot” của các từ khoá mà bạn tìm kiếm theo khu vực cụ thể. Có nghĩa bạn có thể xem xu hướng truy cập từ khoá theo từng vị trí địa lý mà bạn muốn.

Ví dụ, bạn đang viết về các sản phẩm làm đẹp, bạn có thể tìm kiếm các từ khoá liên quan đến các vấn đề về da như mụn, dưỡng trắng da, chống lão hoá, dưỡng ẩm. Google Trends sẽ đưa cho bạn một biểu đồ so sánh và phân tích lượng tìm kiếm của mỗi từ khoá trên để bạn có thể lựa chọn từ khoá mục tiêu tốt nhất. Biểu đồ này cũng cho biết mức độ quan tâm của các từ khoá thay đổi như nào theo thời gian.

Ngoài ra, bạn cũng có thể biết được các xu hướng tìm kiếm liên quan đến từ khoá bạn quan tâm tại mục truy vấn có liên quan. Tại đây, các từ khoá phụ có liên quan đến từ khoá mà bạn nghiên cứu sẽ được thống kê lại theo lượng tìm kiếm. Bạn sẽ nhận định được điều gì mà người dùng đang quan tâm và họ đang tìm kiếm điều gì với từ khoá mục tiêu của bạn.

Thêm vào đó, mục Trending searches sẽ cung cấp cho bạn những chủ đề nóng nhất ở thời điểm hiện tại. Bạn có thể dễ dàng cập nhật những xu hướng mới nhất hay những chủ đề nóng trên toàn thế giới, từ đó lựa chọn chủ đề và sáng tạo những nội dung phù hợp với website của bạn để bắt kịp xu hướng. Các thông tin sẽ được Google Trends cập nhật liên tục nên bạn có thể yên tâm nắm bắt những thông tin hot mới nhất và đưa ra những nội dung mang tính tiên phong.

- Ahrefs

Một trong những công cụ SEO hàng đầu hiện nay phải kể đến Ahrefs. Đây là một kho dữ liệu lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau google. Công cụ này sẽ cung cấp cho bạn báo cáo đầy đủ nhất của các yếu tố cần thiết trong việc tối ưu hoá nội dung. Những điểm nổi bật mà Ahrefs mang đến cho bạn đó là:

- Tìm kiếm và Nghiên cứu từ khoá: có thể nói hiện nay không có một công cụ nghiên cứu và phân tích từ khoá nào toàn diện như Ahrefs. Khi tìm kiếm bất kỳ từ khoá nào trên Keywords Explorer, bạn sẽ nhận được thông tin về khối lượng tìm kiếm của từ khoá, các từ khoá liên quan để bạn có thể đa dạng hoá sử dụng các từ khoá cho nội dung của mình. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu các từ khoá mà đối thủ sử dụng. Content Gap sẽ giúp bạn xác định các từ khoá của đối thủ có xếp hạng cao để bạn cải thiện từ khoá cho trang của bạn. Keyword Ideas sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều ý tưởng về các từ khoá phụ để đa dạng hoá nội dung bài viết.

- Xây dựng và phân tích backlinks: Ahrefs cũng cung cấp cho người dùng các báo cáo về backlinks như thông tin liên quan đến đối thủ của bạn, báo cáo các liên kết mới hay liên kết bị mất, và các liên kết nào bị lỗi trên trang. Bạn có thể theo dõi một cách chi tiết hiệu quả hoạt động của các backlinks để có điều chỉnh kịp thời cho trang web. Điều này có thể ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng của trang, đồng thời hạn chế tình trạng giảm thứ hạng của trang.

- Phân tích đối thủ cạnh tranh: Site Explorer giúp bạn theo dõi những gì đối thủ đã và đang làm. Bạn hoàn toàn dễ dàng tìm hiểu phân tích các keyword mà đối thủ sử dụng, thứ hạng của các từ khoá, những backlinks trên trang của đối thủ. Các báo cáo chi tiết về lưu lượng truy cập, thứ hạng của từ khoá mà họ dùng, hiệu quả của backlinks đều được gửi tới bạn. Từ đó, bạn có thể tìm ra chiến lược tốt nhất để phát triển trang web của bạn.

- Hỗ trợ định hình chiến lược nội dung: Content Explorer giúp bạn dễ dàng theo dõi những nội dung và chủ đề đang thu hút nhiều lưu lượng truy cập, liên kết và mức độ tương tác trên các mạng xã hội. Dựa trên cơ sở dữ liệu này, bạn có thể lên kế hoạch cho những nội dung trên trang của mình tốt hơn để cải thiện thứ hạng.

- Theo dõi hiệu suất trang web: Ranking Tracker sẽ cung cấp những báo cáo tổng quan liên quan đến thứ hạng trang web của bạn. Bạn không cần lo lắng bị bỏ lỡ từng thay đổi nhỏ nhất trên trang web từ hiệu quả hoạt động của từ khoá, lưu lượng truy cập hay thứ hạng so với các đối thủ khác.

- SEO Audits: Tính năng mới nhất trên Ahrefs giúp phát hiện các lỗi kỹ thuật và SEO có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trang web của bạn. Nhờ đó, bạn có thể khắc phục các lỗi kịp thời và duy trì tốt hoạt động của trang.

Graphical user interface, websiteDescription automatically generated

 

Thông qua Ahrefs, bạn sẽ có một bức tranh toàn diện về đối tượng mục tiêu để xây dựng nội dung sao cho phù hợp nhất và đạt chất lượng cao. 

- Google Search Console

Google Search Console là công cụ giúp các nhà quản trị trang web hay chuyên gia SEO theo dõi hiệu suất trang web của mình. Công cụ này sẽ giúp bạn hiểu cách thức hoạt động của các thuật toán và gợi ý cho bạn cách tạo nội dung đạt chất lượng cao nhất dựa trên những gì Google sử dụng để phân loại trang web. 

Những thứ bạn có thể tìm thấy trên Google Console để tối ưu hoá nội dung:

- Google Console sẽ hiển thị một báo cáo tổng hợp về tỷ lệ nhấp (CTR) của các từ khoá và các trang mà trang web của bạn hiện diện trong kết quả tìm kiếm. Xem xét các dữ liệu này sẽ giúp bạn xác định những trang và từ khóa nào cần cải thiện SEO.

Core Web Vitals (CWV): báo cáo này cung cấp chi tiết các thông tin giá trị về hiệu suất trang web của bạn. Google luôn đề cao trải nghiệm người dùng và CWV chính là bằng chứng xác thực nhất về trải nghiệm của người dùng trên trang của bạn.

- Dựa vào báo cáo xếp hạng trên Google, bạn có thể thấy nội dung nào đang hoạt động tốt trên google trên trang tìm kiếm để phát triển thêm và nội dung nào cần điều chỉnh để cải thiện thứ hạng. Hãy suy xét đến việc điều chỉnh nội dung thành các dạng thức khác nhau như hình ảnh, video, infographic thích hợp trên nhiều nền tảng khác nhau.

- Công cụ này còn cho phép người dùng lọc từ khoá theo thiết bị sử dụng. Có nghĩa, bạn có thể xem báo cáo về các từ khoá được tìm kiếm trên máy tính, điện thoại di động hay máy tính bảng. Điều này giúp bạn tối ưu hoá các nội dung để hiển thị phù hợp với giao diện của các thiết bị khác nhau, dù họ sử dụng máy tính hay điện thoại cũng đều có thể tiếp cận tới nội dung của bạn một cách tốt nhất.

- Bạn cũng có thể xem các báo cáo liên quan đến liên kết in-link và backlinks tại mục Links.Tối ưu hoá sử dụng hai dạng liên kết trên sẽ giúp cải thiện thứ hạng trang web của bạn trên trang tìm kiếm.

- Moz Pro

Công cụ cuối cùng bạn có thể dùng kết hợp với 3 công cụ phía trên trong quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh để đem lại hiệu quả cao nhất. Moz đo lường hiệu suất website thông qua các chỉ số Domain Authority (DA), Page Authority (PA). 

Moz Pro cũng tích hợp các tính năng của một công cụ SEO như Link Explorer, Keywords Explorer, Rank tracker. Ngoài ra, nó còn cung cấp chỉ số mức độ spam của trang web để bạn kịp thời khắc phục. Nếu chỉ số spam càng cao, website của bạn càng gần nguy cơ bị gắn thẻ phạt bởi Google. 

Tính năng tối ưu hóa trang của Moz Pro sẽ cho bạn biết chính xác những bước bạn có thể thực hiện để cải thiện SEO của mỗi trang trên trang web của mình.

Hi vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ có thể giúp ít cho bạn trong công cuộc tối ưu hoá nội dung SEO trên trang web của mình. Chúc các bạn thành công!

Đọc thêm: Case Study : Dự án digital cho Mercedes Trường Trinh đi vào ngõ cụt sau 6 tháng

#
Tác giả bài viết
Xin chào, tôi là Vi. Tôi đã làm việc với vai trò Content Creator trong hơn 5 năm, với kinh nghiệm hỗ trợ nhiều dự án Digital Marketing thành công, tôi thật sự tin tưởng "Content is King" - sức mạnh của câu chữ là vô thường!
TikTok Brandsketer Việt Nam

Kênh TikTok chính thức của Brandsketer chuyên chia sẻ Case Study về ngành

Bài viết khác

Lên lịch hẹn "Meeting Online Miễn Phí" với đội ngũ chuyên gia của Brandsketer

* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.

Thông tin ứng tuyển

Laptop Không
Ứng tuyển
Gửi lại

Chọn liên hệ ngay

GỌI ĐỂ TƯ VẤN HOẶC ĐẶT LỊCH HẸN
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Gửi đi
Gửi lại