Không dễ bắt gặp hàng tá mẫu proposal khi tìm kiếm trên Google. Vừa đẹp vừa chỉn chu, cho thấy sự sáng tạo công sức của các Marketer thật bao la rộng lớn. 1 bản kế hoạch thông thường sẽ được tốn rất nhiều thời gian, khiến đội ngũ phải mất ăn mất ngủ. Đối với Brandsketer cũng thế, đã từng nếm trải trong quá khứ, cũng tốn công tốn sức rất nhiều nhưng đến nay đã khác. Sau khi kinh qua hàng trăm dự án, doanh nghiệp lớn có, nhỏ có, tư nhân có, chúng tôi hoàn toàn chinh phục họ chỉ bằng 1 bản Proposal có chiều sâu nhưng mọi thứ đã được đơn giản hóa dễ hiểu, tối ưu công sức vận hành nhưng đạt hiệu quả cao. Cùng đọc ngay các TIPS và lưu ý dưới đây.
Dù có ý tưởng hay, dù có chiến lược marketing xịn xò đến đâu mà thiếu đi công cụ trình bày proposal thì mọi thứ vẫn chưa thể thành hình thái để truyền tải cho khách hàng. Vì thế, việc chọn đúng - đủ công cụ phù hợp với cá tính của các Marketer là đều hết sức cần thiết.
Các công cụ Brandsketer đề xuất chỉ 3 công cụ để bạn sử dụng gồm : Whimsical, Power Point, Excel.
Kế hoạch Marketing thường luôn là thứ gây tranh cãi. Đôi khi thật tuyệt vời vì ý tưởng táo bạo tạo nên visual cho doanh nghiệp, có lúc thì vượt xa với năng lực doanh nghiệp vì sự bành chướng, hoặc thiếu đi tính chi tiết, không biết phải thực hiện bản kế hoạch đó từ đâu ?
Vì vậy, Brandsketer đúc kết lại các Key cho các Marketer mục tiêu khi làm Proposal gồm :
- Ngắn gọn : Trình bày ngắn gọn, xúc tích, không lê thê vẽ vời.
- Xúc tích : Không trình bày vấn đề không liên quan, chỉ đưa cái khách hàng cần.
- Đầy đủ : Đủ chi tiết các bước thực hiện. Để khách hàng hiểu các bước và timeline trong quá trình thực hiện
- Tổng quan : Hình thái nên 1 bức tranh tổng quan cho khách hàng thấy được mô hình A-B-C trong Proposal.
- Tiết kiệm : Hiệu quả về kết quả, ít tốn công sức, thời gian của nội bộ.
Tập trung vào yếu tố kết quả cuối cùng, khách hàng đang mong muốn gì. Trong quá trình đó nên bám sát vào 5 Key trên sẽ giúp bạn tối ưu Proposal một cách hiệu quả.
Để Proposal trở nên ấn tượng và có trọng lượng hơn với khách hàng chúng ta lưu ý các đều sau :
- Cá nhân hóa : Việc cá nhân hóa cho bất cứ doanh nghiệp nào cũng cho thấy sự tìm hiểu và đầu tư của mình vào họ. Điều đó sẽ gây ấn tượng mạnh trong lần trình bày đó.
- Hình thức chuyên nghiệp : Đơn giản dễ hiểu không có nghĩa là xuề xòa thiếu chuyên nghiệp. Hãy định hướng thật rõ ràng phong cách doanh nghiệp trước khi thực hiện Proposal cho khách hàng
- Ví vụ case study, có cơ sở : Chúng ta có thể chèn 1 kế hoạch bành trướng, vẽ hàng trăm công việc cần làm. Nhưng đừng quên khách hàng sẽ chẳng mấy nhập tâm đâu, trừ khi họ thấy được các con số nhảy vọt mà bạn đã từng làm được cho các doanh nghiệp trước đó.
- Bước 1 : Trao đổi lấy thông tin khách hàng
+ Hiểu khách hàng mong muốn gì ?
+ Hiểu rào cản khi khách hàng làm Marketing
+ Hiểu năng lực cạnh tranh của khách hàng
- Bước 2 : Hoạch định
+ Áp dụng công cụ mindmap để hình thành bước tranh tổng quan kế hoạch, cũng như từng bước thực hiện chi tiết
+ Có đầu tư tìm hiểu về khách hàng, nghiên cứu thị trường và đối thủ cùng - khác ngành
+ Xác định rào cản/ điểm mạnh yếu của khách hàng để tập trung nguồn lực tối ưu hóa chi phí marketing
+ Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề khách hàng gặp phải đó thế nào ? Giải pháp chúng ta đề xuất như thế nào ?
*** Bộ giải pháp chúng ta đề xuất cho khách hàng sẽ gồm :
+ Áp dụng mô hình PDCA để theo dõi tiến trình thực hiện
- Bước 3 : Kiểm tra lần cuối + Pitching
Bỏ qua các bước rườm rà trong quá trình sale để giành thời gian ở quá trình tìm hiểu và tư vấn giải pháp cho khách hàng là phương pháp tối ưu Brandsketer đã Kaizen trong độ 2 năm gần đây. Được thể hiện rõ ràng qua mô hình 3B: BẠN - BÀN - BÁN. Quá trình brainstorm được thể hiện qua Mindmap cho thấy bức tranh tổng quan vấn đề và các giải pháp đề xuất.
Proposal nên có sự tham gia tư vấn từ các phòng ban có chuyên môn để thống nhất số liệu và có cơ sở hơn. Tuy nhiên quá trình tham vấn này sẽ được lọc lựa dựa trên vài phòng ban liên quan. Tránh tình trạng họp hành kéo dài ảnh hưởng tiến độ chung của nội bộ khác.
Proposal như lời chào đầu tiên giới thiệu năng lực doanh nghiệp. Bạn nên làm trên File PPT để có thể trình chiếu trong quá trình Pitching. Sau đó, dựa trên mức độ thành công Pitching và chốt các hạng mục, bạn sẽ xây dựng lại hoặc điều chỉnh lại bảng giá cho phù hợp để tiến tới bước kí hợp đồng triển khai. Chúc bạn xây dựng Proposal "Xịn" chốt Pitching "Mịn".
1 bản Proposal hiệu quả và ấn tượng không chỉ riêng về ý tưởng Marketing, mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong quá trình làm Proposal nữa. Chưa hẳn khách hàng sẽ hiểu hết ti tỉ thứ nằm trong Proposal. Nhưng chắc hẳn ấn tượng đầu tiên sẽ vì hình thái của bản Proposal. Vì vậy, xây dựng Proposal 1 cách tối ưu, tiết kiệm là điểm chạm đầu tiên của cả 2, vì doanh nghiệp nào cũng mong muốn THẬT HIỆU QUẢ nhưng phải THẬT TIẾT KIỆM cả.
Ngoài ra, Brandsketer có cập nhật các khoá học ngắn và các thông tin về thương hiệu, digital ở Group Facebook và Group Zalo. Tham gia học hỏi, trao đổi cùng chúng mình nhé.
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN