Chỉ số luôn là cơ sở chính xác nhất trong mọi quá trình thực thi chiến dịch hoặc có khi nó còn đóng vai trò KPIs đánh giá hiệu quả cho 1 cá nhân nào đó. Bài viết này sẽ dành cho Maketer nói chung cũng như cho Marketer ngành Digital nói riêng buộc phải quan tâm về các con số không biết nói dối này.
Mình phân loại thành 4 nhóm chỉ số riêng biệt vì tuỳ thuộc vào ngành nghề mà chỉ số đó sẽ đóng vai trò khác nhau. Mời bạn xem bài viết ngay dưới đây từ Brandsketer tổng hợp nhé.
METRIC MARKETING 2023 | |||
TÊN CHỈ SỐ | DIỄN GIẢI | CÔNG THỨC TÍNH | VÍ DỤ |
CHỈ SỐ CHUNG | |||
CTR Click-Through Rate | - CTR đo lường tỷ lệ giữa số lần một quảng cáo hoặc liên kết được nhấp vào (click) và số lần nó được hiển thị (impression). Chỉ số này thường được thể hiện dưới dạng phần trăm. - Nó cho biết tỷ lệ người xem quảng cáo thực sự tương tác bằng cách nhấp vào nó. Một CTR cao thường cho thấy rằng quảng cáo hoặc liên kết đang hấp dẫn và có khả năng kích thích sự quan tâm của người xem. | CTR = (Số lượt nhấp vào quảng cáo / Số lần hiển thị quảng cáo) x 100. | 1 quảng cáo được hiển thị 1.000 lần và được nhấp vào 50 lần. CTR = (50 / 1,000) x 100 = 5%. |
CPC Cost Per Click | - CPC là chi phí cho mỗi lần nhấp vào quảng cáo. Chính là số tiền mà một doanh nghiệp hoặc nhà quảng cáo phải trả cho mỗi lượt nhấp vào quảng cáo trên các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Google Ads, Facebook Ads, hoặc các mạng quảng cáo khác. | CPC = Tổng chi phí tiếp cận khách hàng / Số lượt nhấp vào quảng cáo. | Bạn chi trả 100.000đ cho một quảng cáo trực tuyến và quảng cáo đó thu được 200 lượt nhấp vào. CPC = 100.000 đ/ 200 lượt nhấp = 500 đ/ lượt nhấp. |
CPM Cost Per Mille | - CPM đo lường chi phí mà một quảng cáo trả cho mỗi nghìn lần hiển thị quảng cáo (một "mille" là từ tiếng Latin có nghĩa là "nghìn"). Thông thường, CPM được tính bằng đơn vị tiền tệ (ví dụ: VNĐ) cho mỗi nghìn lần hiển thị quảng cáo. | CPM = Tổng chi phí tiếp cận khách hàng / Số lần hiển thị quảng cáo x 1000. | Bạn chi trả 200.000 vnđ cho một chiến dịch quảng cáo và quảng cáo đó được hiển thị 100.000 lần. CPM = 200.000 / 100.000 x1000 = 2.000 vnđ |
CTV | - CTV đo lường tỷ lệ người xem nhấn vào quảng cáo hoặc nội dung. | CTV = Số người xem/ số lần hiển thị quảng cáo * 100. | Bạn thu được 50 lượt xem video trên tổng 250 lần hiển thị quảng cáo. CTV = 50 / 250 * 100 = 20%. |
Impression (Lượt hiển thị) | - Số lần quảng cáo hiển thị trên Google hoặc trên các trang mạng khác. Mỗi lần hiển thị quảng cáo được tính là một Impression | Impression = Tiếp cận * Tần suất | Chiến dịch quảng cáo có mức tiếp cận KH là 5.000 với tần suất 2. |
Traffic (Lượt truy cập) | - Traffic là lượng người truy cập hoặc khách hàng tiềm năng mà một trang web, cửa hàng trực tuyến, hoặc một nền tảng trực tuyến khác thu hút. Nó đo lường mức độ tiếp cận và quan tâm của người dùng đối với một trang web hoặc sản phẩm. | ||
NHÓM ĐO LƯỜNG CHUYỂN ĐỔI | |||
CPA Cost Per Acquisition hoặc Cost Per Action (Chi Phí Mỗi Chuyển Đổi) | - CPA đo lường chi phí mà một quảng cáo hoặc chiến dịch tiếp thị trực tuyến phải trả để thực hiện một hành động cụ thể từ phía khách hàng, chẳng hạn như mua sản phẩm, đăng ký, điền thông tin liên hệ, hoặc thực hiện một hành động khác được xác định trước. | CPA = Tổng chi phí tiếp cận khách hàng / Số lượng hành động cụ thể đã thực hiện. | Bạn chi trả 500.000đ cho một chiến dịch quảng cáo trực tuyến và trong chiến dịch đó bạn thu được 100 lượt đăng ký từ người dùng. CPA = 500.000đ / 100 đăng ký = 5.000đ/ đăng kí. |
ROAS Return on Advertising Spend (Tỷ Lệ Lợi Nhuận Trên Chi Phí Quảng Cáo) | - ROAS đo lường tỷ lệ giữa doanh số hoặc lợi nhuận mà một chiến dịch quảng cáo đạt được với số tiền bạn đã chi tiêu cho chiến dịch đó. Thường được biểu thị dưới dạng tỷ lệ hoặc phần trăm. - Nếu ROAS lớn hơn 1, có nghĩa là chiến dịch đang sinh lời; nếu ROAS nhỏ hơn 1, có nghĩa là bạn đang chi tiêu nhiều hơn từ chiến dịch đó. | ROAS = Doanh số bán hàng hoặc lợi nhuận từ quảng cáo / Tổng số tiền bạn chi tiêu cho quảng cáo. | Bạn chi trả tổng cộng 100.000đ cho một chiến dịch quảng cáo trực tuyến và từ chiến dịch đó bạn thu được 300.000đ lợi nhuận |
ROI | - ROI đo lường lợi nhuận hoặc giá trị thu được so với số tiền đã đầu tư. Nó thường được sử dụng để đánh giá hiệu suất của một dự án, chiến dịch quảng cáo, hoặc bất kỳ hoạt động kinh doanh nào mà tiêu dùng nguồn lực tài chính hoặc thời gian. - ROI thường được biểu thị dưới dạng phần trăm hoặc số thực. Nếu ROI dương đang tốt, nghĩa là lợi nhuận hoặc giá trị thu được vượt quá chi phí đầu tư. Ngược lại, nếu ROI âm, nghĩa là lợi nhuận thấp hơn chi phí đầu tư, điều này có thể chỉ ra rủi ro hoặc hiệu suất đầu tư kém. | ROI = (Lợi nhuận thu được - Chi phí đầu tư) / Chi phí đầu tư. | Chi phí ban đầu doanh nghiệp phải bỏ ra cho chiến dịch Marketing A là 50 triệu đồng. Sau khi đã kết thúc chiến dịch, đo lường doanh thu có được từ chiến dịch là 250 triệu đồng. ROI = (250 triệu - 50 triệu) / 50 triệu = 4. |
ODER (Đơn hàng) | - Order là đơn hàng khi KH mua một sản phẩm hoặc dịch vụ từ một doanh nghiệp hoặc trang web. Hành động này thường bao gồm việc chọn sản phẩm, đặt hàng, cung cấp thông tin vận chuyển và thanh toán trực tuyến thông qua trang web, ứng dụng di động hoặc cửa hàng trực tuyến. | ||
AOV Average Order Value (Giá Trị Trung Bình Mỗi Đơn Hàng) | - AOV đo lường giá trị trung bình của một đơn hàng hoặc giao dịch mà một khách hàng thực hiện khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ một doanh nghiệp hoặc trang web - AOV tăng, nghĩa là khách hàng đang mua sản phẩm hoặc dịch vụ với giá trị cao hơn, điều này có thể góp phần vào tăng trưởng doanh nghiệp. | AOV = Tổng doanh thu hoặc giá trị đơn hàng / Số lượng đơn hàng. | 1 trang web thương mại điện tử có tổng doanh thu 100.000đ trong một tháng và đã thực hiện 200 đơn hàng trong thời gian đó. AOV = 10.000đ / 200 đơn hàng = 500đ. |
CR Conversion Rate (Tỷ Lệ Chuyển Đổi) | - CR đo lường tỷ lệ giữa số lượng người thực hiện một hành động chuyển đổi với số lần truy cập hoặc tương tác với nội dung hoặc quảng cáo trực tuyến. - Hành động chuyển đổi có thể bao gồm việc đăng ký, mua hàng, tải xuống tài liệu, hoàn thành biểu mẫu, đăng ký dịch vụ, hoặc bất kỳ hành động tiếp thị nào mà doanh nghiệp hoặc trang web đặt làm mục tiêu | CR = (Số lượng chuyển đổi / Số lần truy cập hoặc tương tác) x 100% | Trang web của bạn có 1.000 lượt truy cập và trong đó có 50 lượt đăng ký. CR = (50 / 1.000) x 100% = 5%. |
CAC Customer Acquisition Cost (Chi Phí Sở Hữu 1 KH Mới) | - CAC đo lường chi phí doanh nghiệp phải chi tiêu để thu hút một khách hàng mới hoặc thực hiện một giao dịch thành công. - Chỉ số CAC thấp sẽ tốt hơn, vì nó cho thấy khả năng tiếp thị và quảng cáo hiệu quả hơn trong việc thu hút khách hàng mà không tốn nhiều tiền. | CAC = Tổng chi phí tiếp cận khách hàng / Số lượng khách hàng mới hoặc giao dịch thành công. | 1 doanh nghiệp đã chi trả 100.000đ trong quảng cáo và tiếp thị và trong thời gian đó họ đã thu hút được 100 khách hàng mới. CAC = 100.000đ/ 100 khách hàng = 1.000đ /khách hàng. |
CIR Cost Income Ration (Tỷ Lệ Chi Phí Trên Doanh Thu) | - CIR là tỷ lệ phần trăm giữa số tiền bạn chi trả cho quảng cáo so với doanh thu đạt được. CIR càng thấp chứng tỏ lợi nhuận đến từ quảng cáo càng cao. | CIR = Cost / Revenue x 100%. | Chi phí quảng cáo bạn bỏ ra cho 1 chiến dịch là 50 triệu và doanh thu từ chiến dịch đó là 150 triệu. CIR = 50 triệu/ 150 triệu = 33.33%. |
CPL Cost Per Lead (Chi Phí Mỗi KHTN) | - CPL đo lường chi phí mà một doanh nghiệp hoặc chiến dịch tiếp thị phải trả để thu thập một KH tiềm năng hoặc thông tin liên hệ của một người dùng có tiềm năng trở thành khách hàng. | CPL = Tổng chi phí tiếp cận tiềm năng / Số lượng tiềm năng thu thập. | 1 doanh nghiệp chi tiêu 100.000đ trong quảng cáo trực tuyến và trong thời gian đó họ thu thập thông tin liên hệ của 100 KHTN. CPL = 100.000đ/ 100 KHTN = 1.000đ/ 1 KHTN |
CPQL Cost Per Qualified Lead (Chi Phí Mỗi KHTN Chất Lượng) | - Định nghĩa tương tự CPL nhưng CPQL để nói về lead chất lượng trên tổng các lead đổ về từ quảng cáo | ||
NHÓM NGÀNH E-COMMERCE | |||
CPO Cost Per Order (Chi Phí Mỗi Đơn Hàng) | - CPO đo lường tổng số tiền chi tiêu trên tiếp thị (bao gồm quảng cáo, chi phí làm landing page, chi phí công cụ tiếp thị, và các chi phí liên quan) chia cho số đơn đặt hàng hoặc giao dịch mà chiến dịch đó tạo ra. - Giảm CPO để tăng lợi nhuận. Điều này có thể đạt được bằng cách cải thiện hiệu suất quảng cáo, tối ưu hóa trang đích (landing page), tăng tỷ lệ chuyển đổi, hoặc giảm chi phí tiếp thị tổng cộng. | CPO = Tổng chi phí liên quan đến xử lý đơn hàng / Tổng số đơn hàng. | Công ty đã chi trả tổng cộng 100.000đ cho việc xử lý và giao hàng 5 đơn hàng trong tháng. CPO = 100.000đ / 5 = 20.000đ |
VOLUME (Số Lượng) | - Volume chỉ tổng số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ được bán ra hoặc tiêu thụ trong một khoảng thời gian cụ thể. - Với các mặt hàng có giá trị thấp như dây cột tóc, bàn chải,... được bán trên các sàn thương mại điện tử. Để đủ lợi nhuận vận hành cho tổng công ty lên đến 1000 nhân viên buộc họ phải quan tâm thêm đến chỉ số Volume. | ||
NET NC Net/ New Customer (Chi phí mỗi KH mới) | - Trên kênh thương mại điện tử sẽ có 1 tỷ lệ huỷ bỏ đơn hàng trong tổng đơn hàng được đặt. Vì thế khi chạy Digital cho các kênh thương mại điện tử, các Marketer cần kiểm soát thêm 1 chỉ số nữa là NET NC là chi phí cho số lượng mỗi KH mua hàng thành công | Có 100 đơn hàng được đặt trên sàn. Trong đó có 5 người huỷ đơn, khi đó chỉ số NET NC chính là chi phí cho 95 đơn hàng đó. | |
NHÓM NGÀNH GIẢI TRÍ | |||
NRU New Register User (Người đăng kí mới) | - Ngành giải trí này cần có độ phổ biến cũng sự cộng hưởng phát triển lớn mạnh. Vì vậy để thể hiện sự lớn mạnh cho bất kì sản phẩm dịch vụ nào thì chỉ số NRU là thứ Marketer không thể bỏ qua | ||
PU/PR% | - Ngoài việc tối đa hoá về số liệu đăng kí mới thì lợi nhuận thu được cho doanh nghiệp sẽ từ chính các lần thanh toán của người. Vậy PU/PR là tỷ lệ người dùng thanh toán với người dùng đã đăng kí. | PU% = Người thanh toán/ người dùng đã đăng kí | 1 công ty Gaming có tổng lượng User là 100.000. Trong tháng đầu tiên có tổng cộng 80.000 user thanh toán sử dụng tiếp dịch vụ. PU = 80.000/ 100.000 = 80% |
ARPU Average Revenue Per User (Doanh thu trung bình trên mỗi người dùng) | - APRU là chỉ số quan trọng cho doanh nghiệp đánh giá được mức doanh thu trung bình trên mỗi người dùng. - Thể hiện được sản phẩm có đáp ứng thị hiếu người dùng hay chưa ? Ma trận tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp có đủ mạnh để khai thác túi tiền của người dùng hay không? | ARPU = Tổng doanh số của DN/ tổng doanh số người dùng tạo ra | Doanh số tổng quý 1 của DN là 100 triệu trong đó xác định doanh thu tổng quý 1 qua payment từ người dùng là 50 triệu. ARPU = 100 triệu/ 50 triệu = 2 triệu |
RR% Retention Rate (% User Trở Lại) | - Người dùng ở lại và đi lâu dài với doanh nghiệp càng lâu thì càng nâng cao tỷ lệ tạo ra đơn hàng nhiều hơn. Vì thế, tỷ lệ giữ chân RR làm cho cơ hội tăng doanh thu doanh nghiệp. | RR% = (Số lượng khách hàng hiện tại - Số lượng khách hàng mới) / Số lượng khách hàng ở đầu kỳ | |
DAU Daily Active User (Người Dùng Sử Dụng Hằng Ngày) | - DAU là khối lượng người dùng thực tế sử dụng hằng ngày. Người dùng càng dành nhiều thời gian online càng thể hiện độ hot của sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp và doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội khai thác doanh thu từ khách hàng hơn nữa. | ||
CPI Cost Per Install (Chi Phí Cho Mỗi Cài Đặt) | - CPI là chi phí cho mỗi KH cài đặt ứng dụng thành công. Sức mạnh chỉ số này ngang với chỉ số CPA của các ngành hàng dịch vụ khác. Vì nó thể hiện chi phí cho mỗi hành động chuyển đổi. | CPI = Tổng Chi Phí Tiếp Thị / Số Lượng Cài Đặt Ứng Dụng. | Chiến dịch quảng cáo trực tuyến để quảng bá ứng dụng di động của mình và đã chi trả tổng cộng 5 triệu. Trong thời gian chiến dịch, bạn thu được 25.000 lượt cài đặt ứng dụng. CPI = 5 triệu / 25.000 = 200đ/CPI |
Mỗi chỉ số sẽ có vai trò và chức năng riêng biệt đo lường mức độ thành công của mỗi chiến lược tiếp thị. Bài viết này có thể chưa trọn vẹn hết các chỉ số nhưng hy vọng bài đã được hệ thống và giải thích cụ thể nhất cho các Marketer làm tư liệu tham khảo.
Sự học không bao giờ là giới hạn và thật bổ ích nếu mình đã đưa cho các bạn kiến thức gì đó mới. Rất vui đã kết nối với các Marketer qua bài viết này.
Ngoài ra, Brandsketer có cập nhật các khoá học ngắn và các thông tin về thương hiệu, digital ở Group Facebook và Group Zalo. Tham gia học hỏi, trao đổi cùng chúng mình nhé.
Đọc thêm : SHOPPERTAINMENT - Giao thoa tính THƯƠNG MẠI và tính GIẢI TRÍ trên Social Media
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN