Đầu thập niên 2000 tới 2010, tin học văn phòng là một cụm từ khá xa lạ với người Việt, họ không biết nó là gì, đóng vai trò gì với họ về sau này, mang lại điều gì cho họ. Thế nhưng 10 năm sau, nó lại trở thành một trong những kỹ năng tiên quyết cho việc tốt nghiệp các cấp học từ cấp 2, 3 cho tới đại học. Và digital cũng thế, bất kỳ ai kinh doanh online hay trong thời đại 4.0 này đều không thể nói rằng không biết đến digital. Bởi lẽ nó bây giờ cũng là 1 trong những kỹ năng quan trọng không kém, quyết định phần nào đó thành bại khi kinh doanh online.
Là quảng cáo trên môi trường internet, tất cả nội dung được số hoá, phân phối trên internet thì đều gọi chung là digital – quảng cáo truyền thông số. Hoàng không nói rằng, 100% thành công của một thương hiệu hay doanh nghiệp đều đến từ digital, dĩ nhiên nó còn phải tập hợp bởi rất nhiều vấn đề khác như chiến lược, hình ảnh, nội dung, sản phẩm, kế hoạch phân phối ngân sách….tỷ tỷ các vấn đề khác nhau. Nhưng, việc biết và vận hành là một ưu thế vô cùng to lớn, hãy thử nghĩ như thế này, khi kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể tự chạy cho doanh nghiệp của mình ở mức ngân sách nhỏ, từ đó tiết kiệm chi phí phải bỏ cho các đơn vị khác. Với ngân sách lớn bạn có phòng marketing thì tốt, không có thì mới tìm đơn vị chuyên nghiệp khác thuê ngoài sau.
Vậy, bây giờ phải làm gì để có thể thành thạo được digital, một câu trả lời thôi, đó là HỌC, bạn có thể học bất kỳ đâu bạn muốn, miễn là nó giúp ích được cho bạn. Nhưng đây là lời khuyên từ 1 người đã làm marketing suốt nhiều năm qua “Hãy xác định rõ mục tiêu học này là gì? Rồi sau đó mới lên kế hoạch học tập cho phù hợp”. Có một quy trình mà Hoàng thường hay áp dụng cho khối nhân viên của Brandsketer như sau :
Thời đại nào rồi, đừng nói với Hoàng rằng bạn không biết sử dụng máy tính, không biết sử dụng đến word hay excel, nếu không biết bạn sẽ khá khó khăn trong việc tiếp cận đến các giao diện của trình quản lý quảng cáo như Facebook/Google, dù có tiếp cận rồi thì cũng chết chìm trong mớ hỗn độn của nó.
Thế giới của Facebook hay ta còn gọi là Meta chỉ gói gọn trong nó, mọi thứ gần như có sẵn, việc của bạn là chỉ việc ấn nút, đặt ngân sách cho bài muốn quảng cáo là xong, rồi sau đó từ từ tiến sâu vào trình quản lý quảng cáo. Như ta có thể nói rằng, nó không quá phức tạp, bởi lẽ bạn sử dụng Facebook mỗi ngày, thậm chí nếu nói không ngoa thì chẳng phải bạn sống trên nó còn nhiều hơn sống ngoài đời hay sao. Và sau khi thành thạo Facebook rồi, thì lúc này mới hãy bước qua Google, các tư duy kỹ năng mà bạn có được từ việc vận hành nền tảng Facebook trước đó sẽ giúp bạn đỡ phần nào bỡ ngỡ với nền tảng này. Thú thật, Google Ads phức tạp kinh khủng, bạn phải trang bị đủ loại kỹ năng :
- Thiết kế website
- Đọc chỉ số từ Google Analytic
- Kiến thức về nội dung, hình ảnh để không chỉ chạy trên Youtube mà còn baner, shopping…
- Thêm một chút kiến thức về thiết kế, viết content
- Một chút kiến thức về lập trình…
- Và một số vấn đề khác
Quả thực là nếu bạn có thể vận hành trơn tru được nền tảng này, tức Google Ads, thì Hoàng có thể cam đoan 1 điều với bạn rằng sẽ không còn bất kỳ 1 nền tảng nào có thể làm khó được bạn nữa đâu.
Dù bạn có vận hành bao nhiêu nền tảng đi nữa, có nhiêu súng ống đạn dược trong tay đi nữa, thì quan trọng nhất vẫn là cái đầu của người dùng nó, bạn cần tìm đến các khoá học dạy bạn về tư duy, hoặc đi ra ngoài tìm hiểu, đọc sách báo nhiều hơn. Nên nhớ, bạn biết sử dụng nền tảng, thì người khác cũng biết, nhưng tư duy của bạn thì không ai có thể ăn cắp được. Chúc cho bạn thành công.
Đọc thêm: Digital Marketing bây giờ và Digital Marketing ngày xưa
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN