Facebook chính thức khởi kiện 4 người Việt vì gây ra thiệt hại đến 36 triệu USD tiền quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội này. Tuy nhiên đây chỉ là phần nổi của “tảng băng trôi” khi mà tư duy gian lận vẫn còn len lỏi đâu đó trong một bộ phận người dùng tại Việt Nam.
Mới đây, Facebook đã chính thức khởi kiện 4 người Việt Nam vì tội sử dụng thủ thuật để chạy quảng cáo trái phép và chiếm đoạt các tài khoản. Nhóm 4 người Việt đã làm Facebook mất đến 36 triệu USD bằng cách đăng tải ứng dụng giả mạo “Quản lý quảng cáo cho Facebook” lên phần mềm Play Store (cho Android của Google).
Cụ thể, họ sử dụng một kỹ thuật được gọi là “đánh cắp phiên” (session theft) hay “đánh cắp cookie” (cookie theft) nhằm xâm nhập vào tài khoản nhân viên các đại lý quảng cáo và tiếp thị.
Các nạn nhân bị dụ dỗ cài đặt ứng dụng “Ad Manager for Facebook” từ Google Play Store. Ứng dụng này thu thập thông tin người dùng, tài khoản và mật khẩu. Dựa trên thông tin đăng nhập có được, nhóm lừa đảo này cấp quyền cho các trang lừa đảo, livestream để tiếp cận người dùng, bán hàng quảng cáo. Ngoài ra còn chạy quảng cáo cho cả ứng dụng giả mạo này ngay trên nền tảng Facebook.
Cụ thể, họ đã sử dụng loạt tài khoản chiếm dụng được để chạy hơn 10.000 quảng cáo trên Facebook, Instagram. Chưa kể còn cho thuê lại tài khoản có thể chạy quảng cáo để quảng cáo cho các website bán vật phẩm hoặc để livestream.
Facebook cho biết ứng dụng này không liên quan đến Facebook. Hiện tại, Facebook đã hoàn tiền cho các nạn nhân và giúp họ bảo mật tài khoản của mình. Riêng 4 đối tượng Thêm Hữu Nguyễn, Lê Khang, Nguyễn Quốc Bảo và Phạm Hữu Dung sẽ phải hầu tòa vì thiệt hại đã gây ra.
Trong thông báo chính thức của mình, Facebook thông báo tổng thiệt hại là hơn 36 triệu USD. Tuy nhiên con số còn có thể nhiều hơn và sẽ được công bố cụ thể vào các phiên xử.
Trên thực tế, việc các cá nhân, tổ chức lừa đảo sử dụng chiêu trò đánh cắp cookie, chạy quảng cáo lậu đã diễn ra với quy mô toàn cầu từ rất lâu. Hàng tháng, Facebook bị thất thoát số tiền lớn hơn con số này rất nhiều. Vì thế, việc Facebook khởi kiện 4 người Việt nhằm cảnh cáo tới các cá nhân, tổ chức đang cố ý lừa đảo nền tảng của họ.
Ngoài việc bị cáo buộc lừa đảo nhân viên các đại lý quảng cáo, nhóm người này bị cáo buộc hỗ trợ cho các hành vi lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài khoản quảng cáo.
Vụ kiện lần này của Facebook với nhóm 4 người tại Việt Nam thực tế chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Bởi đây chỉ là một vụ lừa đảo nhỏ cả về số tiền và quy mô hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Họ đã lợi dụng việc khai thác các tính năng - không phải lỗi trên hệ thống Facebook để chiếm đoạt số tiền 36 triệu USD. Tuy nhiên, con số này chỉ hiển thị trong tài khoản quảng cáo ở Facebook và họ không thể sở hữu hết số tiền trên theo dạng tiền mặt.
Để có thể biến thành tiền mặt chi tiêu, các đối tượng lừa đảo cần phải “bán” được cho những người mua và mức quy đổi từ 10 - 30% giá trị. Ví dụ, trong ngân sách quảng cáo có 1 triệu USD thì người mua chỉ phải trả 100.000 - 300.000 USD tiền thật là có thể sở hữu tài khoản đó.
Tuy nhiên, dù có hay không sở hữu hết 36 triệu USD thì việc hầu tòa là không thể tránh khỏi. Đây là đòn cảnh báo từ mạng xã hội Facebook đến “thế giới ngầm” có âm mưu chiếm đoạt bằng bất kỳ hình thức nào.
Trên thực tế, tại Việt Nam không hiếm trường hợp gian lận trong chạy quảng cáo như chạy kiểu “bùng tiền”, “ăn gian” dựa trên các lỗ hổng về quy định, chính sách của Facebook. Phổ biến nhất là việc tạo ra nhiều tài khoản ảo để chạy miễn phí trong một số tiền giới hạn nào đó. Ngoài ra, việc dùng các công cụ, chiêu trò nhằm “qua mặt” Facebook cũng được rất nhiều hội nhóm truyền tai nhau.
Thói khôn lỏi này có thể mang về lợi ích trước mắt nhưng “dĩ dãng dơ dáy dễ dì dấu diếm”. Facebook là nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới, phục vụ cho việc kết nối con người và các hoạt động kinh doanh. Vì thế, dù gì đi chăng nữa đây vẫn là cuộc chơi mà Facebook là kẻ đặt ra luật.
Các thủ thuật gian lận hoặc lừa đảo trước sau gì cũng được lôi ra ánh sáng. Chỉ là Facebook muốn khi nào mà thôi. Cũng như vụ 4 người Việt bị kiện. Thực tế họ đã bị theo dõi từ lâu và khi thu thập đủ bằng chứng, Facebook đã tung chiêu “knock out” cuối cùng. Hậu quả thế nào còn phải xem những phiên tòa xét xử chính thức. Nhưng theo bạn, nhóm người này liệu còn đường lui hay không?
Đừng đi vào vết xe đổ, đọc thêm: CÂU CHUYỆN THỰC THI QUẢNG CÁO và những sai lầm phổ biến của người không chuyên
Hoặc nâng cấp kiến thức bằng các KHÓA HỌC QUẢNG CÁO của Brandsketer tại: ĐÂY & ĐÂY
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN