Thực tế không phải vậy, AdWords, Facebook, Zalo, bài PR hay gì đi nữa thì cũng chỉ là 1 công cụ marketing. Tùy thuộc vào sự nghiên cứu, thấu hiểu người dùng khác nhau mà bạn sẽ sử dụng những công cụ này cho các mục đích khác nhau. Các mục đích khác nhau, nguồn lực doanh nghiệp khác nhau cũng dẫn đến cách dùng của mỗi công cụ khác nhau thêm nữa.
Với vai trò là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, mục tiêu marketing của bạn sẽ thuộc 3 mục tiêu sau:
- Độ nhận diện thương hiệu
- Độ yêu mến thương hiệu
- Hành vi mua hàng
3 mục tiêu này tuy là 3 bước nối tiếp nhau nhưng lại có mối quan hệ đồng thuận. Thường thì khi có biến chuyển 1 mục tiêu, 2 mục tiêu còn lại cũng sẽ biến thiên theo chiều hướng tương tự. Có nhưng rất hiếm khi thương hiệu của bạn bị người ta ghét mà doanh số của bạn vẫn tăng (VD: Kangaroo).
Thế thì việc dựa vào AdWords, Facebook để tăng doanh số xét trên một khía cạnh nào đó cũng không hoàn toàn vô lý. Có vô lý thì chỉ vô lý ở những câu:
- Tôi bỏ ra 1 đồng AdWords, anh phải cam kết mang về cho tôi 5 đồng doanh số
- Tôi không quan tâm anh làm như nào, kết quả có lãi là tôi chi tiền
- Tôi là dân tay ngang tôi còn bán được hàng trước giờ. Anh là chuyên gia Google cơ mà, anh phải bán được nhiều hơn tôi chứ.
…
Xét riêng cho AdWords, không quan tâm kỹ thuật của anh giỏi đến đâu, tư duy của anh thần kỳ đến đâu, không quan tâm anh từ lỗ nẻ nào chui lên, khi anh dùng AdWords nghĩa là 90% công việc của anh là đưa traffic tốt vào websit. Thế thì website là nơi chốt khách hàng chủ yếu chứ không phải là AdWords.
Anh quảng cáo người ta là kem tươi nhập từ Nga, mà website anh lại bán kem sida nhập từ Trung Quốc thì ai mua. Vậy nên, anh cần sở hữu website cho tốt trước khi nghĩ đến quảng cáo AdWords.
Lại nói, website sinh ra để thỏa mãn 2 đối tượng. Thứ nhất là các bộ máy tìm kiếm, mà lớn nhất ở Việt Nam là Google. Thứ hai là thỏa mãn người dùng, đây mới là thứ mang lại doanh số cho doanh nghiệp của anh. Thêm nữa, cách để thỏa mãn cả 2 đối tượng này lại gần như tương đồng nhau vì mục tiêu của Google cũng là thỏa mãn người dùng.
Vậy, chúng ta sẽ cùng xem qua 1 lượt những gì cần cải thiện cho cả 2 đối tượng này. Dĩ nhiên, không có gì là tuyệt đối, nhưng đây là những điều cơ bản nhất cần cải thiện để web của bạn có khả năng sinh ra đơn hàng nhiều hơn.
Giao diện website, trải nghiệm người dùng (UI –UX)
Website sinh ra để phục vụ 2 mục đích: thỏa mãn người dùng và phục vụ tốt con bot của các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google.
- Người dùng là cảm tính, cảm quan, độ thân thiện, dễ nhìn, dễ sử dụng. Phải làm sao để bất cứ ai muốn tìm gì trong website cũng tự tìm được. Để xử lý vấn đề này chúng ta quan tâm đến giao diện website (UI) và trải nghiệm người dùng (UX)
- Bot công cụ tìm kiếm là công thức, là kỹ thuật để tối ưu được trang web của mình. Chúng ta cần có kiến thức cơ bản về SEO (nói trong phần 3) để tư vấn cho khách hàng.
UX là viết tắt của user experience, nghĩa là trải nghiệm người dùng, là cách người dùng cảm nhận về website của bạn. Một cách dễ hiểu, web của anh dùng để bán ví da handmade thì phải thiết kế sao cho người ta có cảm giác vào 1 xưởng sản xuất ví da handmade. Rồi người ta muốn tham khảo khuyến mãi, muốn mua ví thì có cô nhân viên đứng trả lời đầy đủ cho người ta… Tóm lại là đáp ứng được NHU CẦU của người dùng.
Để làm được điều này, theo Tinh Tế, chúng ta phải trải qua các bước sau:
Thực tế quy trình này rất nhiêu khê và không phải doanh nghiệp nào cũng đủ thời gian, nguồn lực để làm. Áp dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ta nên làm như sau:
Tốc độ tải trang khoảng 3s đến 5s, tải trang càng lâu thì người dùng có xu hướng rời đi càng nhiều. Sử dụng 1 trong 6 công cụ sau: http://thachpham.com/tools/dich-vu-kiem-tra-toc-website-tin-cay-nhat.html
Hạn chế quảng cáo, pop up. Trường hợp đang có nhiều chương trình khuyến mãi diễn ra, hãy tập trung banner vào 1 vài khu vực cố định ví dụ đầu trang, cuối bài viết tin tức… Đảm bảo quảng cáo liên quan đến những gì người dùng đang xem, tránh làm phiền người dùng.
Sử dụng responsive, tương thích với các kích cỡ màn hình khác nhau. Sử dụng mobile friendly của Google để kiểm tra độ thân thiện với mobile
Luôn đi kèm theo UX chính là UI. Một cách dễ hiểu, UI là những thứ người dùng nhìn thấy, click vào website. Đó là banner khuyến mãi 110%, là nút mua hàng màu tim tím, là video, là banner chạy ngang dọc màn hình…
Nhận xét về UI có thể nói là đơn giản hơn nhận xét về UX, vì UI là những gì nhìn thấy được. Về cơ bản, khi nhận xét về UI của website cần chú ý những vấn đề sau:
* Tổng quan website
Màu sắc thống nhất, logo dễ nhìn, thiết kế phẳng cho web đơn giản, logic trong bố cục website.
* Trang chủ:
Logo đặt trên cùng bên trái, có chèn link trang chủ vào Logo
Banner đầu trang/ slide đầu trang: 3s – 5s, hình ảnh bắt mắt, phù hợp, thông điệp rõ rang, thống nhất, hấp dẫn
Thanh menu ngang, dọc đã sắp xếp hợp lý chưa, cái gì muốn KH chú ý nhất, có thừa gì không.
Màu sắc thống nhất, không mâu thuẫn với nhận diện thương hiệu
Ảnh sản phẩm đẹp, nhiều góc độ, từ gần đến xa, đặt trong bối cảnh phù hợp. Ít nhất là phải rõ ràng sản phẩm.
Thông tin rõ ràng, thống nhất, dùng câu đơn nghĩa.
Giá niêm yết và giá bán ghi rõ ràng.
Các chương tình khuyến mãi, thông điệp rõ ràng.
Hotline, live chat nổi bật, dễ nhìn, khác tông màu, thường là màu đỏ
* Danh mục sản phẩm:
Hình ảnh sản phẩm đẹp, độc đáo, hình ảnh thật
Thông tin về giá và các chương trình khuyến mãi thống nhất với trang chủ và quảng cáo.
Cái gì muốn cho khách hàng xem thì gắn tag nổi bật, cho lên trên
* Sản phẩm chi tiết:
Ảnh sản phẩm là ảnh thật.
Phần mô tả bên cạnh liệt kê: tên sản phẩm, chất liệu, nguồn gốc, công dụng nổi bật, giá thành, khuyến mãi…
Như vậy, bạn thấy một website để đáp ứng được đúng nhu cầu khách hàng là việc không hề đơn giản. Có thể ban đầu sẽ khó nhưng nếu doanh nghiệp bắt tay vào thực hiện việc này, chính là chúng ta đang có trách nhiệm với khách hàng và những đồng tiền đầu tư của mình.
- Lê Hoàng -
Tham khảo
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN