Xây dựng sự tĩnh lặng từ bên trong

Xây dựng sự tĩnh lặng từ bên trong

Trang chủ / Bài viết

Xây dựng sự tĩnh lặng từ bên trong

Nguyễn Thị Anh Thư
18/01/2023 | Lượt xem : 1453
Xây dựng sự tĩnh lặng từ bên trong


Xem nhanhẨn

Những khoảng lặng trong cuộc sống, là lúc mà mình để khối óc nghỉ ngơi và bắt đầu làm việc bằng trái tim, mong bạn có thêm một vài dấu note thú vị để xây dựng sự yên lặng từ bên trong thông qua bài viết dưới đây!

I. CÁC KHÍA CẠNH CỦA SỰ YÊN LẶNG

  • Về không gian, yên lặng tức là một nơi không có quá nhiều tiếng ồn, nơi có âm thanh của tự nhiên như tiếng gió, mưa hoặc ít âm thanh, có thể là một ngôi đền, khu sinh thái, quán cafe ít người hay một căn phòng yên tĩnh.

  • ''Không nói gì'' ở đây là trạng thái mình yên lặng trong giao tiếp, yên để lắng nghe - hiểu người đối diện.

  • ''Không suy nghĩ'', là trạng thái dù bên ngoài có tiếng ồn hay không thì bên trong đầu mình vẫn không suy nghĩ. Và khả năng không suy nghĩ này đem lại cho mình sự trưởng thành nhất định trong quá trình phát triển bản thân.

II. HỘI CHỨNG ÂM THANH

1. Sợ yên lặng

Bạn có rơi vào trạng thái này không: ra đường thì phải đeo tai nghe để nghe nhạc, nghe podcast, lúc ở nhà thì cứ bật tivi lên mà không ngồi xem mà cứ để đó rồi xuống bếp, ra vườn, thích chỗ có người, không muốn ở một mình... Cứ phải có âm thanh cho nó an tâm, có thể là mình nghiện nhạc nghiện phim, thích âm thanh nhưng nó chỉ ít thôi, phần lớn là mình không muốn sự yên lặng, mình lo phải đối diện với những dòng suy nghĩ trong đầu.

2. Sợ tiếng ồn

Đến đây thì là giai đoạn bắt đầu ngại nơi đông người, ngại ồn ào, muốn một mình, thỉnh thoảng muốn đi nơi nào xa tí, để thư giãn, để không làm những việc thường làm, không gặp người quen, tìm một chỗ yên tĩnh.

Cả 2 trạng thái trên đều là quá trình rất bình thường ở mỗi người. Tùy mỗi người mà trạng thái nào sẽ đến trước, nhưng thông thường, mình đều sẽ trải qua cả 2 trạng thái trên. Và khi mà bạn đi được cả 2 giai đoạn rồi thì đó chính là lúc mà cuộc sống báo hiệu cho bạn rằng bạn cần xây dựng cho mình sự yên lặng bên trong - trạng thái ''Không suy nghĩ''.

III.SỨC HÚT CỦA YÊN LẶNG

1. Mối quan hệ

Ở khía cạnh tích cực, sự yên lặng cho phép đôi bên có khoảng lặng để lắng nghe sâu, cảm nhận và hiểu nhau hơn. Lắng nghe có 2 dạng: Nghe bằng TAI và nghe bằng TÂM. Nó khác nhau ở thái độ khi nghe, khi mà mình muốn nghe bằng tâm, mình sẽ cởi mở, không vội phán xét đánh giá, việc đó cho mình cơ hội để đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, dễ cảm thông, dễ chấp nhận người khác hơn, và khi mà mình hiểu rồi mình không thể làm gì khác ngoài thương được.

 2. Tái tạo - Chữa lành

  • Sức khỏe

Sự yên lặng có khả năng tái tạo rất lớn. Ví dụ như khi có người bệnh, bác sĩ thường khuyên là tìm về nơi yên tĩnh, không gian thoải mái để dưỡng bệnh. Hoặc khi đi làm cần thường xuyên gặp gỡ giao tiếp, tiệc tùng, tiếp xúc quá nhiều tiếng ồn làm cho cơ thể mình dễ căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe, cảm xúc. Chỉ cần bắt đầu với vài phút yên tĩnh mỗi ngày cũng sẽ cải thiện đáng kể tới sức khỏe.

  • Năng lượng

Cơ thể mình luôn cần trạng thái quân bình, tức là song hành giữa tiếng ồn (không gian bên ngoài, suy nghĩ trong đầu) và trạng thái yên lặng (không suy nghĩ) để tái tạo những nguồn năng lượng mới, sáng tạo, tích cực hơn.  

3. Tận hưởng

Yên lặng giúp mình cảm nhận một cách sâu sắc của những việc đang làm, như trong Nhà giả kim có một câu:

 ''Nghĩa là khi ăn tôi không làm gì khác hơn là ăn. Khi chạy tôi không làm gì khác ngoài chạy. Rồi nếu có phải đánh nhau thì cái ngày tôi chết cũng đẹp như mọi ngày khác. Tôi không sống trong quá khứ hay tương lai. Tôi chỉ có hiện tại và quan tâm tới hiện tại. Nếu ta lúc nào cũng ở trong hiện tại được thì ta là người hạnh phúc.''

Trong lúc mình ăn sáng, thay vì vừa ăn vừa cầm một tờ báo, vừa ăn vừa trò chuyện, hay lúc ăn mà trong đầu cứ suy nghĩ về mọi chuyện trên đời, thì hãy cho phép mình ăn trong yên lặng, dừng lại làm 2, 3 việc cùng một lúc và trong đầu cũng đừng nghĩ gì khác mà hãy cảm nhận vị ngon của thức ăn, lúc ăn thì chỉ ăn thôi. Hãy thử làm điều này, và mình sẽ thấy là bữa ăn này ngon hơn bình thường đó!

4. Cách để mình chân thật với bản thân

 ''Người ta chỉ có thể nhìn thấy rõ ràng bằng trái tim của mình. Cái chủ yếu thì mắt chẳng thể thấy.'' - Hoàng tử bé

 Lúc mà mình dừng lại các hoạt động ồn ào hàng ngày, tìm một chỗ yên tĩnh và ngồi xuống, thì mình sẽ phát hiện ra là mình chưa thể yên lặng ngay được đâu, vì có hàng dài những suy nghĩ nối tiếp nhau, cứ lần lượt nhảy trong đầu mình. Việc mình cần làm lúc này là đừng phán xét, đừng có phân tích ai đúng ai sai hay ép bản thân mình không được nghĩ đến chúng, mà hãy dừng lại chỉ để quan sát thôi.

 Nhưng bạn biết không, khoảnh khắc bạn chịu ngồi xuống, để cho những suy nghĩ trong đầu cứ hiện ra, không đàn áp chúng, thì chính là lúc mình đối diện với bản thân mình. Lúc đầu có thể sẽ rất khó chịu, vì thường mình nghĩ đến cái gì tức là cái đó nó tác động đến cảm xúc mình nhiều lắm. Nhưng hãy kiên nhẫn, nếu còn nghĩ nổi vậy thì tiếp tục nghĩ, lúc mệt rồi thì đi uống một ly nước, hít thở và chỉ để ý đến hơi thở của mình thôi. Việc gì cũng có thời điểm vàng, đến một khoảnh khắc nào đó mọi vấn đề của mình đều sẽ được giải đáp.

IV. CÁCH XÂY DỰNG YÊN LẶNG

1. Tìm không gian yên lặng

Bước đầu tiên là cho mình tìm đến một không gian yên tĩnh. Thời điểm bây giờ hầu như mọi người đều bận rộn, đi làm, gia đình, tình cảm, học hành,.. Mình cũng không thể vì chán mà bỏ hết cứ sống ở chỗ yên tĩnh, như vậy là chạy trốn. Mà chỉ cần đan xen thêm cho mình một vài khoảng lặng trong ngày, một vài phút cũng được. Những chỗ yên tĩnh, ở miền quê rất nhiều, trong thành phố cũng không thiếu, chỉ cần muốn tìm, mình liền tìm được thôi!

2. Xây dựng từ bên trong

Việc xây dựng từ bên trong này thật ra rất đơn giản -  TẬP TẬN HƯỞNG - học dừng lại, chậm lại một chút, bớt suy nghĩ lung tung mà hãy tận hưởng tất cả những việc mình đang làm. Lúc làm việc thì biết rằng mình đang tập trung làm việc, lúc uống nước thì chầm chậm để cảm nhận được hương vị của nước hoặc là để ý đến từng hơi thở của mình... Chỉ cần bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như vậy thôi.

 Điều quan trọng nhất để có thể xây dựng sự yên lặng đó chính là thái độ của bản thân, nếu bạn ngồi xuống vì muốn tận hưởng, mà các dòng suy nghĩ cứ hiện ra, thì đừng cố ép mình không được suy nghĩ, hay bị cuốn vào phân tích đúng sai phải trái, mình đối diện với nó là để chấp nhận chứ không phải để đàn áp. Bởi vì, bất kỳ một tiếng ồn đáng ghét nào cũng đều hữu ích như sự lặng yên. Làm bằng cách nào?

 Bằng cách buông bỏ sự chống đối trong nội tâm về tiếng ồn, bằng cách cho phép tiếng ồn ấy được như nó đang là. Sự chấp nhận này cũng là cách giúp bạn tìm thấy sự an bình ở nội tâm, tức là sự tĩnh lặng.

V. LỜI KẾT

Tư duy và Yên lặng là một hành trình song hành, cả hai đều quan trọng, nhưng yên lặng nhỉnh hơn một chút. Vì khi tư duy, là mình dùng những kinh nghiệm, kiến thức ĐÃ CÓ, mà đã có thì hạn hẹp. Còn khoảng lặng, cho phép mình nhìn và giải quyết vấn đề theo thái độ học hỏi, khám phá cái mới. Ai cũng có sẵn bình an trong tim mình, mong bạn có thể mở lòng để tìm thấy nó!

Đọc thêm : Từ một content thích vi vu - Mình đã học được gì sau những chuyến đi?

#
Tác giả bài viết
mmm
 Dự án : 153 | Bài viết : 13 | Brands Age : 4 năm
Zalo Cộng đồng CTV học viên Marketing

Cộng đồng CTV khoá học/dịch vụ chính thức

Bài viết khác

[Case Study] Khai thác triệt để nguồn khách từ quảng cáo [Case Study] Khai thác triệt để nguồn khách từ quảng cáo
Nguyễn Thị Anh Thư
12/04/2023 | Lượt xem : 806
[UPDATE] Thuật toán phân phối của Tiktok 2023 [UPDATE] Thuật toán phân phối của Tiktok 2023
Lê Ngọc Diễm
14/07/2023 | Lượt xem : 3476
Chúc mừng năm mới Quý Mão 2023 Chúc mừng năm mới Quý Mão 2023
Lê Hoàng
24/01/2023 | Lượt xem : 798
4 Hormone hạnh phúc của Brandsketer    4 Hormone hạnh phúc của Brandsketer
Lê Ngọc Diễm
03/01/2024 | Lượt xem : 698

Lên lịch hẹn "Meeting Online Miễn Phí" với đội ngũ chuyên gia của Brandsketer

* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.

Thông tin ứng tuyển

Laptop Không
Ứng tuyển
Gửi lại

Chọn liên hệ ngay

GỌI ĐỂ TƯ VẤN HOẶC ĐẶT LỊCH HẸN
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Gửi đi
Gửi lại