Xây dựng website một cách THÔNG MINH, thôi trả tiền cho CÁI ĐẸP

Xây dựng website một cách THÔNG MINH, thôi trả tiền cho CÁI ĐẸP

Trang chủ / Bài viết

Xây dựng website một cách THÔNG MINH, thôi trả tiền cho CÁI ĐẸP

Lê Hoàng
19/07/2021 | Lượt xem : 5135


Xem nhanhẨn

Xin chào, tôi là Lê Hoàng, hiện đang là một trong những quản lý chính tại Brandsketer, cũng đồng thời là partnership hiếm hoi của Facebook, Google tại Việt Nam. Có lẽ đây sẽ là tất cả những gì mà bạn cần trước khi chuẩn bị tìm cho mình một đơn vị xây dựng website để kinh doanh hoặc là để chạy quảng cáo.

Bạn biết không ạ, theo thống kê của Brandsketer thì có tới 91% lượng người kinh doanh online tại Việt Nam và một số nước phát triển khác như Thái Lan, Campuchia, Lào… thì trong suốt quá trình kinh doanh online của họ đã không ít lần bỏ tiền ra làm đi làm lại một cái website, số tiền cộng dồn có khi lên đến hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng.

Chúng ta có thể liệt kê một số nguyên nhân vừa khách quan lại vừa chủ quan như sau :

1. Đầu tiên, chắc chắn rồi đó là không có chuyên môn, hiểu biết, hay không chịu tìm hiểu trước khi đi thuê. Điều này vô hình trung bạn không phân biệt được “tôn hành giả, giả hành tôn” cho nên rất dễ bị lừa bởi mấy đơn vị kiểu như “thiết kế website 1 triệu bao trọn gói”….

2. Chạy theo sở thích của chính bạn, bạn suốt ngày thấy web này của người ta có cái này, cái kia hay, giao diện bắt mắt là bắt đầu mang về so sánh rồi đòi bên đơn vị thiết kế làm theo. Cứ 10 hôm thì bạn đổi ý tưởng tới 9 lần, rồi cái web nát bấy ra mà không chịu nhận lỗi.

3. Suốt ngày đi dùng hết công cụ này, đến công cụ kia testing web của mình, sau đó không biết đúng biết sai, lôi đơn vị thiết kế ra chửi. Hazzz, bạn biết không ạ, nếu giải thích bằng ngôn ngữ kỹ thuật thì bạn sẽ cho rằng đang “bao biện”. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi rằng “yêu cầu 1 con cá trèo cây như khỉ sẽ như thế nào không ạ?”

4. Uh thì thôi, bạn không rành, nhưng làm ơn hãy chịu khó “lắng nghe”. Cứ bỏ qua mấy đơn vị suốt ngày chăm chăm lấy tiền của bạn thì ngoài kia có rất nhiều đơn vị khác tư vấn cho bạn là nên/không nên làm thế này thế kia. Đến lúc không nghe mà sai rồi mới thấy cảnh lại đi trả ngu phí.

5. Không có chính kiến và không có kiên nhẫn, cứ thấy web làm nên bị lỗi này, lỗi kia hay bị đơn vị nào đó kích bác một cái “ôi web của a bên e làm có mấy trăm ngàn, mà bên đó lấy bên a mấy triệu” là y như rằng nổi khùng lên…. Còn nhiều nguyên nhân khác nữa.

Trong quá trình chạy dự án cho khách hàng, bên Hoàng cũng đã lead và giúp cho họ tìm đơn vị thiết kế website nhưng thực sự mà nói là nhiều khi vì khách muốn thôi, chứ chả muốn đụng tới cái web làm gì cho nhọc công đâu. Nhưng khổ cái, ghét của nào trời trao của đó, web làm thì chả bao nhiêu tiền nhưng mà nó lại là một trong những giai đoạn mất công nhất mà Brandsketer từng làm trong những dự án liên quan. Nhưng mà…KHÔNG LÀM KHÔNG ĐƯỢC, KHÔNG LÀM LẤY GÌ CHẠY QUẢNG CÁO.

 

Cho nên, không dài dòng nữa, Hoàng có một số lưu ý gửi gắm đến các anh chị, các bạn đang có ý định thiết kế website hoặc đã từng bỏ rất nhiều tiền với nó như sau :

1. Trước khi muốn làm gì, hãy biết mình muốn gì

Câu này bạn mà không trả lời được thì đừng hỏi sao cái website luôn không bao giờ đúng ý mình, rồi mất thời gian chỉnh tới chỉnh lui. Có một số công thức cho bạn như sau để tránh bị rơi vào trường hợp này, đó là :

- Bạn đã tham khảo hay có cho mình một mẫu giao diện ưng ý chưa. Nếu chưa hãy tìm tới các đối thủ của ngành, lên Google search tìm. Đừng có nghĩ là phải làm thật khác biệt, giống người ta là seo không lên… Xin thưa là cái gì cũng phải có cơ sở, đừng chơi hệ tâm linh “nghe các cụ nói là”, chỉ có đi copy bài viết thì đúng là seo không có lên thôi. Bạn có thể tham khảo các mẫu website trong ngành của mình trên https://envato.com/ , https://www.templatemonster.com/. Nếu thấy đẹp quá thì cứ ủng hộ họ bằng cách mua luôn cái giao diện đó về phát triển cũng được. Cái gì hợp lý, giúp ích được hãy mang vào, còn tuyệt đối không vì nhìn nó hay hay, đẹp đẹp là đưa vào nhé.

- Sau khi tham khảo xong xuôi hết rồi, hãy ngồi vẽ ra cái sơ đồ của website. Cái này dễ òm, chả cần có chuyên môn gì đâu, chỉ cần đừng lười là được. Ví dụ khi khách hàng truy cập vào website của bạn họ sẽ thấy cái gì đầu tiên và những thứ đó có đóng vai trò quan trọng trong việc chốt đơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi khi bán hàng hay không. Ví dụ là khuyến mãi, hàng bán chạy, dự án mới nhất…., khi ấn vào một trong những mục đó sẽ dẫn họ tới đâu, trong đó chứa cái gì, giao diện ra sao. Nếu muốn tiết kiệm chi phí và không quá quan trọng trong 1 trang con nào đó có thể note lại là làm giống trang này, trang kia cũng được, chả thành vấn đề. 

- Cuối cùng là khi đã có đầy đủ hết sitemaps của website, hãy trả một khoản tiền nhỏ cho designer, yêu cầu họ hình ảnh hoá nó lên mà thuật ngữ chuyên môn gọi là demo bao gồm cả demo trên laptop và cả mobile. Bản demo đó có thể bằng hình ảnh, cũng có thể là html tức là front end, tuỳ theo khả năng tài chính bạn trả cho họ bao nhiêu. Nhưng như Hoàng thấy ở một mức người dùng phổ thông, không code hệ thống như kế toán hay CRM thì chả cần gì tới demo html, hình ảnh là quá đủ rồi. Ở chỗ này Hoàng không khuyên bạn để luôn bên mấy đơn vị thiết kế website kiêm luôn đâu. Việc tốt nhất của họ là code không phải creative nên đa phần để đáp ứng được dealine về số lượng gần như họ chủ yếu copy – paste hoặc làm cho mau cho xong. Cho nên cứ thuê hẳn 1 ông design về làm, nào ưng thì mang đi code sau, thuê về sau này còn thiết kế hình ảnh cho web nó lung linh hoa lá hẹ nữa chứ.

2. Tìm đơn vị cung ứng

- Đầu tiên là đơn vị code, thực ra đơn vị nào làm cũng được, cá nhân cũng được nhưng vấn đề là họ có uy tín và lâu dài hay không để sau này còn hỗ trợ nếu có vấn đề phát sinh về sau, có năng lực đủ để đáp ứng yêu cầu và có trách nhiệm thể hiện trên hợp đồng rõ ràng hay không. Nhớ nhé, Hoàng đang nói là đơn vị code, không phải hosting hay tên miền. 2 cái đó đúng là đơn vị thiết kế website nào cũng bán, nhưng thành thật ai cũng biết họ mua bên khác về phân nhỏ ra bán rồi duy trì hàng năm thôi. Chả phải chuyện tâm linh đâu, nhưng bạn cứ thử mua ở họ, thiết kế website ở họ 1 năm sau, kêu không dùng nữa chuyển tên miền, source cho bên khác thử mà xem, hứa với bạn luôn khó dễ đủ đường đấy ạ. Vì dĩ nhiên chả đơn vị kinh doanh nào muốn mất đi khoản thu nhập thụ động hàng năm ấy đâu.

- Nói về ngôn ngữ thiết kế web, bạn hay nghe người khác truyền tai nhau là PHP thuần tốt hơn WP, joomla. Những điều đó nó không đúng đâu, ngôn ngữ nào cũng được nhưng nó phải hỗ trợ tốt cho chính người dùng và khách hàng của người dùng đó. Ví dụ bạn thiết kế website bằng ngôn ngữ A nào đó, nghe nói ngôn ngữ đó là số 1 thế giới, nhưng coder thì lại không tuỳ biến lại cho phù hợp. Thế là lúc bạn cần chỉnh bài hay up 1 tấm hình thì mò 8 năm chưa thấy trong admin. Rồi Anh - Việt lộn tùng phèo hết lên làm cho khách hàng vào mua hàng không biết đâu là lần.

- Cuối cùng là đơn vị cung ứng tên miền và hosting, bạn cũng có thể chọn đơn vị ở nước ngoài như Go Dady, Google, Amazon hay VN như PA, Mắt Bão… Nhưng nếu không có quá nhiều dữ liệu hình ảnh, video, file để lưu trữ trên đó thì tốt nhất hãy cứ chọn dung lượng 3 – 4Gb đủ cho bạn dùng có khi cả đời. Bạn biết cái quan trọng bạn cần chú ý là gì không đó là bandwidth (băng thông) nó sẽ quyết định cho bạn là website được truy cập nhiều người cùng lúc nhanh hay chậm, có bị sập, bị đứng hay không. Đừng có nghe mấy đơn vị thiết kế website chém gió website chậm là phải mua dung lượng cao, nếu chịu khó tìm hiểu 1 chút thôi, đi thẳng vào trong control panel của hosting ta sẽ thấy hết tất cả. Một phần nhỏ nhưng quan trọng là phải có “chứng chỉ bảo mật SSL” hay nó là hhtps trên thanh trình duyệt mà bạn hay thấy. SSL có nghĩa là mã hoá dữ liệu 2 đầu gồm người dùng và sever dữ liệu trong quá trình tệp tin gửi đi không bị hacker đánh cắp. Để có thể cài được, hãy yêu cầu bên đơn vị cung cấp hosting của bạn kích hoạt cái này, có trả phí cũng có miễn phí tuỳ theo từng đơn vị, xong rồi thì thêm 1 bước nữa báo với coder kích hoạt giao thức hppts trên source là được.

3. Hãy cân nhắc việc để gì trên website

Sau khi tìm được các đơn vị cung ứng ưng ý, làm theo những gì yêu cầu rồi bạn sẽ có cho mình một website hoàn chỉnh và đúng như mong muốn, rất là dễ đoán khi bạn không phải mất nhiều thời gian chỉnh sửa sau này đúng không? Việc còn lại là nội dung :

- Cấm tham mà nhồi nhét đủ mọi thứ hình ảnh chớp nháy rồi video trên website. Đúng là chẳng ai cấm bạn được, nhưng chính những bức hình đó, video đó nếu đưa lên 1 cách không hợp lý ngay lập tức sẽ phản vệ bạn bằng hệ quả là website load lâu, không truy cập được, rối rắm chẳng đâu ra đâu. Nếu bạn không biết cách đưa hình ảnh nhẹ hơn lên web có thể tìm và tham khảo cách phần mềm như Caesium, photoshop. Trên 2 phần mềm này đều có chế độ nén hình cho web load nhẹ hơn, hoặc bạn có thể nói luôn cả coder áp dụng 1 bộ nén hình ảnh mặc định trên website cho mình cũng được.

- Hay khách hàng phải đọc những bài viết dài lê thê từ đó tỷ lệ chuyển đổi thấp đi. Lời khuyên là viết ngắn lại, tập trung vào trọng tâm mà khách của bạn cần. Bạn có thể đọc thêm các bài viết về cách viết content, bố trí nội dung, hay các xây dựng website phù hợp ở phía dưới link kèm trong mô tả. 

Hãy chú ý tới tỷ lệ chuyển đổi khi chốt đơn, khách hàng cũng như bạn họ sẽ dễ dàng bị thu hút bởi thứ gì đó hào nhoáng, giảm giá…Nhưng tuyệt đối không phải là “hàng tồn” cho nên hãy nhờ designer thiết kế những banner thiệt là đẹp nhưng vẫn đủ nhẹ để hiển thị trên trang chính ngay khi khách hàng vào website hay ấn vào chọn xem sản phẩm nào đó từ đó tỷ lệ chuyển đổi, cũng như “time on page” (thời gian ở trên trang) của khách hàng lâu hơn, bạn sẽ được Google hay các hệ thống tìm kiếm lớn khác như Yahoo, Bing, Coccoc đánh giá tốt mà đưa lên top tìm kiếm tự nhiên sau này. 

Tóm lại là hãy lưu ý, nội dung trên web phải là nội dung khách hàng của bạn thích đọc, thích xem chứ không phải “bạn nghĩ rằng là thế này hoặc thế kia”, ngắn gọn, súc tích, hình ảnh nhẹ, đẹp chứa nội dung khuyến mãi ngay trên trang chính để khách hàng nhanh chóng tìm đến được thứ họ cần.

4. SEO hay ADS

Hai thuật ngữ này có vẻ khá là quen với bạn rồi, SEO là search enginne optimization. Bạn viết bài, đi backlink, rồi lấy link đó giới thiệu cho các cộng đồng, từ khoá đó được tìm kiếm nhiều và có chứa trong bài viết của bạn thì không cần chạy quảng cáo một thời gian sau sẽ được lên top. Ngược lại đối với Ads chỉ cần trả tiền là lên top hoặc hiển thị nếu như đó là Youtube, banner, Facebook…

Nếu bạn làm SEO thì hãy bố trí website của mình đầy đủ những thứ sau

- Trong nội dung sẽ luôn có chứa từ khoá bằng cách bôi đậm, trong tiêu đề cũng nên có từ khoá chính, để có thể tìm được các từ khoá thuộc lĩnh vực của bạn, có được nhiều người tìm kiếm hay không thì hãy sử dụng công cụ Google keyword planner hoặc gõ trên Google tìm kiếm và nhìn vào phần đề xuất bên dưới. Từ đó xác định các từ khoá nào phù hợp (có trong danh mục bán hàng của bạn, hoặc liên quan). Sau đó lên kế hoạch viết các bài viết sản phẩm có chứa các từ khoá đó, ví dụ thay vì bạn để Iphone 11 Promax thì ngoài bài chính của sản phẩm, bạn viết thêm các bài như “Đánh giá chi tiết Iphone 11 promax giá rẻ tại TP Hồ Chí Minh” và liên kết trực tiếp với bài viết chính bằng bài đề xuất hoặc nhắc trong bài cũng được.

- Hãy để ý tới link của bài viết và của website, càng ngắn càng tốt, có chứa từ khoá càng tốt. Nhưng tuyệt đối phải thể hiện đường dẫn rõ ràng như là abc.com/iphone/iphone-12, điều này sẽ giúp cho khách hàng của bạn biết được sản phẩm họ đang xem nằm ở danh mục nào. Điều này cũng giúp cho các hệ thống tìm kiếm đánh giá cao vì sitemaps rõ ràng.

- Www, hãy chú ý tới thanh trình duyệt của bạn và làm 2 thao tác này giúp Hoàng. Bạn gõ website của bạn có www sau đó xem định dạng của nó là gì. Sau đó gõ website một lần nữa nhưng không có www, nếu 2 kết quả đều trả ra 1 định dạng có hay không có www cũng được thì đó là đúng, còn nếu không mà lại giữ ở 2 định dạng khác nhau 1 thằng có 1 thằng không thì website của bạn bị lỗi “trùng lặp nội dung” điều này vô cùng không tốt cho cả SEO hay Ads nhé.

Còn nếu là Ads, đơn giản rồi, tiền mới là vấn đề chính mà thường chạy ads người ta chuộng landing page hơn. Vì tỷ lệ chuyển đổi nó cao, nên việc còn lại là hãy tối giãn nội dung, thể hiện bằng hình ảnh, câu chữ kết hợp thành 1 bố cục hài hoà, đẹp mắt để tăng tỷ lệ chuyển đổi, nhưng cũng phải lưu ý :

- Khi khách hàng đăng ký/mua hàng thành công phải có 1 cái popup hoặc 1 trang riêng mà ở đó link phải chuyển thành abc.com/tks.xml hoặc 1 link đại loại như vậy để thông báo cho khách đã thành công, thì mới có thể tracking và theo dõi đúng trong các chiến dịch chạy chuyển đổi của Google và Facebook được

- Khi chạy ads hãy chú ý tới giao diện mobile, load phải nhanh, thể hiện nội dung vừa đủ, font chữ không bị lỗi và lớn 1 chút cho dễ đọc. Vì màn hình mobile khá nhỏ nên thiết kế popup xin thông tin, chat, gọi điện phải tinh tế, đừng chớp nháy, hoa bay bướm lượn, nhạc nổ đùng đùng sẽ cực gây khó chịu đấy ạ.

Xem thử: 13 tiêu chí cho một Website chuẩn SEO mà bạn cần biết

5. Phát triển website

- Linh hồn của một website không nằm ở giao diện đẹp hay chức năng xịn, mà trong quá trình bạn sử dụng hãy thu thập ý kiến khách hàng từ đó điều chỉnh sao cho phù hợp với số đông. Thường xuyên update thông tin, cập nhật nội dung bổ ích phù hợp với khách hàng mới là cái chính.

- Traffic không tự nhiên mà có, trừ khi bạn mang nó đi giới thiệu, ngoại trừ việc giới thiệu cho bạn bè mình hãy lên cho website của bạn một lịch biểu phù hợp về việc chia sẻ nội dung trên các nền tảng MXH. Thế giới bây giờ thay đổi điên cuồng lắm nên bạn cùng lúc phải xuất hiện ở rất nhiều các nền tảng khác nhau cốt là để tất cả trở về thành Rome, website của bạn

- Hãy sử dụng Google Analytic để theo dõi lượt traffic và thống kê khách hàng của bạn trên website đến từ đâu, thời gian on page như thế nào, đến từ thiết bị nào… Từ đó đưa ra phương án cải thiện cho website tốt hơn. Hoặc Google Search Consoler, phần mềm của GG thống kê cho bạn biết từ khoá nào lên top, link nào bị hỏng, website đang bị tình trạng gì và cần khắc phục ra sao. Và rất nhiều phần mềm khác nữa như Woorank, seo quake… Nhưng nhớ nhé, không phải cứ đạt tiêu chí 100% của mấy cái nền tảng đó là tốt, tốt nhất là biết cái gì phù hợp hay không.

Dài quá rồi, thôi chúng ta tạm chốt lại ở đây, dĩ nhiên không thể nào đi chi tiết từng thứ một là phải chăm sóc ra sao, làm như thế nào được. Nhưng nếu có thời gian, Hoàng khuyên bạn hãy tìm hiểu thật kỹ để tránh mất tiền không đáng, còn nếu không có thời gian, bạn có thể thuê bên Hoàng, Brandsketer Việt Nam sẽ thay bạn đứng ra oursource, tìm và quản lý đơn vị thiết kế web, mục đích Brands xuất hiện ở đây là giúp bạn :

- Tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức

- Để tránh bỏ tiền cho những cái tốt nhất mà chẳng bao giờ dùng tới nhiều nhất, Brands xây dựng cho bạn một website phù hợp nhất

Mong rằng video chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn phần nào, xin chào và hẹn gặp lại trong những buổi chia sẻ lần sau.

Tham khảo thêm: Thiết kế Website theo đúng điểm nhìn người đọc

Tóm tắt nội dung: 

Có 91% người kinh doanh online tại Việt Nam bỏ tiền ra làm website nhưng không đạt hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân là do:
- Không có chuyên môn nên dễ bị lừa
- Làm theo sở thích 
- Sử dụng hết công cụ này đến công cụ khác
- Không nghe góp ý từ người có chuyên môn
- Không có chính kiến và thiếu kiên nhẫn 

Lời khuyên cho người đang cần thiết kế website:
1. Trước khi muốn làm gì, hãy biết mình muốn gì bằng cách vẽ sơ đồ website, yêu cầu designer thiết kế demo 
2. Tìm đơn vị cung ứng uy tín code web, tên miền và hosting
3. Hãy cân nhắc việc để gì trên website, không tham lam nhồi nhét nội dung mà hãy viết ngắn lại 
4. SEO hay ADS: Nếu làm SEO hãy chú ý tới từ khóa, link bài viết và Www. Nếu chạy Ads, bạn cần tiền và landingpage, giao diện web tối ưu
5. Phát triển website bằng cách tăng Traffic, xuất hiện ở nhiều nền tảng khác nhau, kết hợp sử dụng Google Analytic để đo lường 

#
Tác giả bài viết
Hi! Tôi là Lê Hoàng, tuy không phải chuyên gia, nhưng công việc chính vẫn là quản lý các dự án QUẢN TRỊ MARKETING TỔNG THỂ & ĐÀO TẠO cho các doanh nghiệp. Với hơn 10 năm kinh nghiệm từ 2012, sứ mệnh trở thành quản gia về mặt thương hiệu cho mọi SMEs vẫn được tôi cùng đội ngũ gìn giữ trọn vẹn. Liên lạc với Hoàng khi có nhu cầu. Cảm ơn vì đã ghé thăm, chúc các anh/chị 1 ngày tốt lành.
 Dự án : 244 | Bài viết : 203 | Brands Age : 8 năm
Zalo Brandsketer Việt Nam

Đăng ký theo dõi Zalo OA của Brandsketer để nhận thông tin mới nhất.

Bài viết khác

Lên lịch hẹn "Meeting Online Miễn Phí" với đội ngũ chuyên gia của Brandsketer

* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.

Thông tin ứng tuyển

Laptop Không
Ứng tuyển
Gửi lại

Chọn liên hệ ngay

GỌI ĐỂ TƯ VẤN HOẶC ĐẶT LỊCH HẸN
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Gửi đi
Gửi lại