Xem lại : Short Course - Cách chạy quảng cáo Google Ads cho người mới bắt đầu

Xem lại : Short Course - Cách chạy quảng cáo Google Ads cho người mới bắt đầu

Trang chủ / Bài viết

Xem lại : Short Course - Cách chạy quảng cáo Google Ads cho người mới bắt đầu

Lê Ngọc Diễm
21/10/2022 | Lượt xem : 1158


Xem nhanhẨn

Hi cả nhà, một tuần nữa trôi qua Brandsketer rất háo hứng được gặp các bạn ở Meeting Online Thứ 5 hằng tuần. Chủ đề Brandsketer mang đến tuần này là khai thác tính năng quảng cáo ở một nền tảng khác với các chủ đề đã chia sẻ ở những tuần trước - Đó là quảng cáo trên nền tảng Google Ads. Lưu ý ở chủ đề này mình sẽ không hướng dẫn cách set target Google Ads mà sẽ là tư duy của nền tảng thôi nhé. Gồm 4 mục chính mình sẽ chia sẻ ở buổi Meeting
+ Các nền tảng hiển thị của Google Ads
+ Nguyên liệu cần có để chạy Google Ads
+ Tư duy chạy quảng cáo Facebook Ads và Google Ads
+ Lộ trình học Google Ads cho người mới bắt đầu
Không dài dòng nữa, mình xin viết tóm tắt nội dung một cách dễ hiểu nhất của buổi Meeting Online ngay dưới đây.

I. Các nền tảng hiển thị của Google Ads

Để nói về Google thì từ lâu nó đã trở nên quá thân thuộc với người dùng trong việc tìm kiếm thông tin trên mạng Online rồi. Nhưng thực sự mấy ai hiểu hết được tất tần tật các kênh hiển thị đúng không ? Về các kênh hiển thị của Google mình xin chia làm 2 dạng tiếp cận gồm: Tiếp cận chủ động và tiếp cận bị động. 

a. Kênh tiếp cận chủ động

Khi khách hàng có nhu cầu tìm về sản phẩm, dịch vụ và thực hiện tìm kiếm trên Google. Khi đó quảng cáo sẽ được hiển thị đến những người dùng đang tìm kiếm thông tin liên quan. Kênh chủ động gồm 3 kênh: Google Keysearch, Google Shopping, Google Maps.

Google Keysearch tiếp cận người dùng bằng văn bản qua cách hiển thị tiêu đề, mô tả và các tính năng mở rộng đính kèm như số điện thoại, các đường liên kết liên quan, hình ảnh, trang doanh nghiệp chỉ đường,... Keysearch sẽ có 7 vị trí hiển thị quảng cáo là 4 vị trí đầu từ trên đếm xuống và 3 vị trí cuối trang từ dưới đếm lên.

Google Shopping tiếp cận thông qua việc tìm kiếm chủ động của người dùng sẽ cho ra các kết quả sản phẩm liên quan. Quảng cáo Google Shopping sẽ hiển thị 4 yếu tố: hình ảnh sản phẩm, tên sản phẩm, giá thành, tên thương hiệu. Nếu người dùng có nhu cầu về sản phẩm nào thì sẽ chọn và được đưa về trang Website ngay sản phẩm họ đã chọn và tiến hành mua hàng, thanh toán nhanh gọn lẹ.

Google Maps tiếp cận người qua 2 kênh Google.com và Google Maps. Khách hàng khi tìm kiếm sẽ thấy được trang doanh nghiệp đang chạy quảng cáo được đẩy lên đầu và hiển thị cả hướng dẫn bản đồ từ vị trí khách hàng đến doanh nghiệp. Nếu bạn đang xem tới phần này hãy thử tìm kiếm xem có doanh nghiệp nào gần bạn đang chạy quảng cáo Google Maps không nhé! Khi đó bạn sẽ dễ hình dung được cách các quảng cáo đó.

b. Kênh tiếp cận bị động

Khi đó quảng cáo đang đóng vai trò là khơi gợi nhu cầu cho khách hàng. Chính vì thế, nó sẽ hiển thị càng rộng càng tiếp cận nhiều người càng tốt để có thể thu được lượng khách hàng nhiều hơn. Gồm có 4 kênh hiển thị như Google Banner, Google Video, Apps, Email.

Google Banner hiển thị dưới dạng hình ảnh trên các báo điện tử lớn. Cách để phân biệt quảng cáo banner của Google Ads thì hãy rê chuột vào góc phải trên cùng có chữ (i) - Quảng cáo Google thì chính xác đó là quảng cáo do Google Ads phân phối. Nếu không thì nó sẽ là banner của các trang báo điện tử tự liên kết với nhau để tính phí quảng cáo lẫn nhau.

Google video trên Youtube. Kênh Youtube thì ắt hẳn không còn xa lạ nữa rồi. Ai cũng sẽ có lần bực bội vì phải chịu đựng 1 video quảng cáo chạy phủ trên video mình đang xem ngon lành rồi còn gì. Nếu muốn bỏ qua thì sẽ click "Bỏ qua quảng cáo", còn muốn tìm hiểu doanh nghiệp sẽ click vào quảng cáo trỏ về trang Website doanh nghiệp để tìm hiểu thông tin.

Quảng cáo Apps sẽ được hiển thị cả ở Youtube, báo điện tử, mail,.... Thông qua quảng cáo đó người dùng chỉ cần nhấp vào sẽ đưa về trang cài đặt để tiến hành set up 1 cách nhanh chóng.

Google Mail có Tab "Quảng cáo" riêng biệt. Trong độ các năm gần đây trong hộp thư Mail của Google đã có một cách tiếp cận thông minh và thân thiện hơn với người dùng. Tất cả quảng cáo hiển thị trên Mail sẽ không còn làm phiền ở các thư mục chính nữa mà nó sẽ được xem khi người dùng muốn xem quảng cáo hay muốn khám phá các tính năng mới được giới thiệu đến người dùng.

II. Các nguyên liệu cần có để chạy Google Ads

Cần có 3 nguyên liệu gồm: tài khoản, Website và Google Maps (Trang doanh nghiệp)

- Tài khoản gồm có tài khoản quảng cáo và tài khoản MCC. Tài khoản quảng cáo cá nhân chỉ nên chạy cho 1 ngành hàng, sản phẩm, dịch vụ mà thôi. Vì nó sẽ không tốt cho tệp khách hàng của tài khoản đó và sẽ làm cho đội ngũ nghi ngờ tài khoản mình đang gây rối cho đội ngũ xét duyệt chẳng hạn. Còn bản chất tài khoản MCC thì không dùng để chạy quảng cáo mà chỉ dùng để quản lí các tài khoản quảng cáo cá nhân. Cho nên khi đó MCC có thể dùng để chạy (đúng hơn là quản lí) có thể chạy được đa dạng ngành hàng hơn.

- Ở quảng cáo thì luôn cần 1 bến đỗ khi người dùng xem thông tin sản phẩm. Với Google Ads sẽ là Trang Website. Nhắc lại 1 chút, 2 loại Website hiện nay là Landing Page và Home Page. Landing Page là trang thể hiện 1 sản phẩm với mục đích trưng bày sản phẩm, chạy quảng cáo. Đến khi hết chương trình khuyến mãi, thời gian thới thiệu sẽ gỡ sản phẩm và thay thế bằng một sản phẩm mới. Còn Home Page là trang tổng hợp nhiều sản phẩm với mục đích là bán hàng, trưng bày sản phẩm trong thời gian lâu dài. Bạn có thể hiểu chuyện kinh doanh của đơn vị không thể cứ ngày 1-2 là xong mà cần có cả quá trình xây dựng, thay đổi để phù hợp với người dùng. Vì vậy, nếu với mục đích bán hàng thì Home Page là 1 chọn lựa tốt đó bạn.

- Trang doanh nghiệp khá phổ biến hiện nay. Nó đóng vai trò là bộ mặt của doanh nghiệp trên mạng xã hội và thậm chí có thể thay thế Website khi chạy quảng cáo nữa. Nếu bạn chưa có Website mà muốn thử trải nghiệm chạy quảng cáo Google Ads thì hãy tạo 1 Trang doanh nghiệp theo hướng dẫn và tiến hành ngay nhé!

III. Tư duy chạy Google Ads và Facebook Ads khác nhau gì ?

Để giải thích rõ hơn cho dễ hiểu thì mình sẽ sơ lược qua Facebook Ads rồi sau đó sẽ phân tích Google Ads nhé. Nếu đã từng chạy Facebook Ads thì các bạn sẽ biết là quảng cáo trên Facebook tiếp cận khách hàng theo cách bị động. Cứ hiển thị theo Target Audience của nhà quảng cáo và tiếp cận thu hút tương tác khách hàng bằng Content/ hình ảnh video. Với thói quen lướt Facebook để xem thông tin thì điều gì sẽ thu hút người dùng ? Chính là câu tiêu đề content và hình ảnh sẽ tác động trực tiếp đến họ sẽ dừng lại 1-3s để quyết định tìm hiểu về quảng cáo hay có thể sâu hơn là tìm hiểu sản phẩm/ dịch vụ đang chạy quảng cáo đó. Lưu ý giúp mình luôn là yếu tố chính của Facebook Ads là hãy cân bằng được Target Audience và Content/ hình ảnh/ video.

Google Ads ngoài các kênh tiếp cận bị động còn có cả kênh tiếp cận chủ động. Kênh chủ động sẽ tiếp cận lượng khách hàng chất lượng thông qua nhu cầu tìm kiếm của người đó trên Google.com. Nhưng nó sẽ khác Facebook, thông qua quảng cáo Google thì quan trọng nhất vẫn là Website doanh nghiệp. Website làm sao cho thấy được sự chuyên nghiệp, tin tưởng thì khi đó khách hàng về tiến hành chuyển đổi ngay trên Website của bạn thông qua các nút chức năng như gọi hotline, chat ngay, thêm vào giỏ hàng, chẳng hạn. Làm sao để có nhiều chuyển đổi chất lượng ? Hãy tham khảo 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng như 

- Bố cục Website: Trình bày gọn gàng, ngắn gọn, nhóm nội dung con vào các mục lớn để khách hàng dễ sử dụng
- Nội dung, màu sắc: Nội dung trên Website thể hiện được bản thân doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ đang vận hành. Phối màu đúng với ngành nghề, thể hiện được cái tầm của mình thông qua Website
- Nút Call to acion: Phải có đầy đủ các nút chức năng để khách hàng có thể chủ động liên hệ với bạn ngay lập tức
- Nút mua hàng, chính sách thanh toán: Sẽ như thế nào nếu bạn bán được sản phẩm ngay trên Website, khách hàng không cần phải thông qua nhân viên vẫn tự mua hàng được? Đây có phải là điều mà doanh nghiệp bạn đang hướng đến để cải thiện được chuyển đổi/ doanh thu?

Hãy thử cải thiện và đánh giá chất lượng khách hàng khi bạn cải thiện Website 1 cách phù hợp. Mình tin bạn sẽ không thất vọng đâu.

IV. Lộ trình học cho người mới bắt đầu học Google Ads

Hiện nay trên thị trường khoá học Digital có rất nhiều. Nhưng có bao nhiêu khoá học có lộ trình rõ ràng và phù hợp thực chiến quảng cáo? Về lộ trình học mình chỉ xin chia sẻ qua kinh nghiệm cá nhân thôi nhé.  

- Kiến thức cơ bản về nền tảng, kỹ thuật set up chiến dịch. Nói đúng hơn sẽ là hiểu luật chơi để tham gia vào cuộc chiến
- Có một ít kiến thức chuyên môn về màu sắc, bố cục để tư duy chỉnh sửa Website
- Viết trình bày nội dung cho hấp dẫn, tăng mức độ chuyển đổi
- Đọc, đánh giá chỉ số để cải thiện chất lượng quảng cáo

Đó là tất cả nội dung của bài chia sẻ buổi Meeting Online hôm nay. Kiến thức chắc chắn sẽ chưa đủ cho các bạn chỉ qua một buổi Meeting. Tuy nhiên, Brandsketer vẫn tổ chức Meeting Online định kì Thứ 5 lúc 19h00 để có thể chia sẻ nhiều thông tin qua quá trình làm Agency cũng như mong muốn gắn kết với các bạn cùng 1 niềm đam mê - Marketing Online. Để theo dõi các chủ đề sự kiện sắp tới, truy cập ở đây nhé !

Đọc thêm: Xem lại : Short Course - Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp: Logo - Story Board - Slogan

#
Tác giả bài viết
Năng lực là thước đo đong đếm tính hiệu quả sau mỗi quá trình và không một ai có thể đánh cắp năng lực của mình. Nâng cấp bản thân qua HỌC SÂU HIỂU RỘNG là cách tôi đã áp dụng. Tôi là Diễm - Digital Admin từ Brandsketer Việt Nam
Zalo Cộng đồng CTV học viên Marketing

Cộng đồng CTV khoá học/dịch vụ chính thức

Bài viết khác

Lên lịch hẹn "Meeting Online Miễn Phí" với đội ngũ chuyên gia của Brandsketer

* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.

Thông tin ứng tuyển

Laptop Không
Ứng tuyển
Gửi lại

Chọn liên hệ ngay

GỌI ĐỂ TƯ VẤN HOẶC ĐẶT LỊCH HẸN
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN

Gửi đi
Gửi lại