Alo alo, lâu rồi mình mới được lên sóng SC định kì của Brandsketer. Đợt này với tâm thế mang đến 1 luồng gió mới khác biệt, nếu các SC trước đây chỉ nghiên về kỹ thuật thôi. Lần này có phần nặng đô tư duy hơn xíu đó. Như các bạn cũng biết đặc biệt là các bạn nào đang làm việc ở Phòng Sales của các doanh nghiệp. Có ai đang tự đặt câu hỏi liệu sự sống còn của doanh nghiệp có phải đang quá phụ thuộc vào phòng sales hay không? Vậy thì có bao giờ các doanh nghiệp muốn gỡ bớt gánh nặng này và mở ra 1 thời kì mà khách hàng sẽ phải nhớ đến mình, tự động tìm đến mình hay không? Đó cũng chính là nội dung của buổi chia sẻ hôm nay của mình về quá trình chuyển mình của marketing và các Marketer cần có gì khi làm marketing ở thời 4.0 hiện nay.
Marketing 1.0
Cách mạng công nghiệp bùng nổ. Nhu cầu thị trường tăng nhiều. Doanh nghiệp lúc này chưa áp dụng công nghệ kịp nên không đủ sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dùng thời điểm đó. Ở marketing 1.0 doanh nghiệp tập trung vào giá trị lí tính thông qua sản phẩm. Lấy sản phẩm làm trọng tâm, làm sao để phát triển sản phẩm, giảm được chi phí sản xuất, tăng năng suất. Từ đó, giá thành được giảm xuống khi đó đơn hàng = mức độ hiệu quả marketing.
(Hình minh hoạ)
Marketing 2.0
Internet bắt đầu xuất hiện nhưng chưa quá đại trà. Lúc này marketing hướng đến giá trị lý tính và cảm tính thông qua khách hàng. Nghĩa là khách hàng có khả năng tiếp cận được các thông tin về sản phẩm. Người dùng đã chủ động lựa chọn hơn khi mua sản phẩm và đánh giá độ hiệu quả và chất lượng của chúng vì vậy họ không những chú trọng về tính năng mà họ còn mong muốn về mặt cảm xúc của thương hiệu mang đến. Họ đã có kiến thức hơn, nên họ buộc phải kỹ tính hơn. Lúc này marketing 2.0 là lúc các doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt trong định vị thương hiệu. Các doanh nghiệp dần nhận thấy không thể đáp ứng hết thị trường bởi người dùng kỹ tính và có mục tiêu mua hàng riêng. Vì vậy, bắt buộc phải có phân khúc thị trường và có nhóm khách mục tiêu tiềm năng cho từng doanh nghiệp.
Ví dụ:
+ Sữa Vinamilk: nguyên chất 100% - hướng đến người thích nguồn sữa nguyên chất giữ được chất lượng nguyên chất khi đến tay người tiêu dùng
+ Sữa TH True Milk: sữa SẠCH - hướng đến người dùng mong muốn được nguồn sữa sạch, đảm bảo được nguồn cỏ bò ăn, chuồng trại, phương pháp chăn nuôi theo tiêu chuẩn để cho ra nguồn sữa sạch cho người dân
(Hình minh hoạ)
Marketing 3.0
Nhờ công nghệ phát triển, marketing 3.0 sẽ mang đến cho người dùng giá trị lý và cảm tính và tinh thần. Nếu như marketing 2.0 lấy khách hàng làm trung tâm thì marketing 3.0 ngoài đáp ứng nhu cầu cá nhân cho nhóm khách hàng còn hướng tới tạo ra các giá trị tốt đẹp cho xã hội. Marketing 3.0 là thời kì đỉnh cao của người tiêu dung chi phối đến marketing và nâng tầm vai trò của marketing trong chiến lược kinh doanh
Ví dụ:
+ TH true milk với chiến dịch marketing người dùng gom vỏ bịch sữa, vỏ hộp sữa để đổi lấy sữa mới tại các trạm đổi của đại lý - Thông điệp vì môi trường xanh sạch đẹp nên chúng tôi sẽ tái chế lại các vỏ, hộp sữa vốn dĩ bỏ đi sau khi dùng xong sản phẩm
+ Mì Kokomi với chiến dịch tặng 1 lồng đèn trong mỗi thùng mì - Thông điệp là mỗi bạn nhỏ vào dịp trung thu đều có 1 chiếc lồng đèn để chơi Tết trung thu với bạn bè trong xóm, ai cũng xứng đáng có 1 tuổi thơ thật đẹp
(Hình minh hoạ)
Marketing 4.0
Thông qua marketing 4.0, doanh nghiệp mang đến giá trị lý và cảm tính và tinh thần thông qua con người kết nối. Cuộc cách mạng công nghiệp phát triển, công nghệ kỹ thuật số được áp dụng vào mọi ngóc ngách của cuộc sống. Nếu 3.0 là thời bùng nổ Internet thì 4.0 là thời kì của kỉ nguyên số, mọi thứ sẽ dần dc số hoá qua 4 yếu tố dễ nhận thấy được như:
a. Internet of thing (Vạn vật kết nối) – Sự kết nối Internet, công nghệ, điện tử và công nghệ không dây (điện thoại smart phone, máy tính, lò vi sóng, xe lái tự động)
b. Cloud (điện toán đám mây) – Dựa vào máy tính và Internet cho phép người dung sử dụng các dịch vụ lưu trữ thông tin từ 1 nhà cung cấp nào đó. Người dung không cần lưu thông tin trên thiết bị mà mọi tài nguyên sẽ lưu trữ và xử lí trên hệ thống như Drive, Facebook, Youtube…
c. Big data (Nguồn dữ liệu lớn) – Tập hợp dữ liệu khổng lồ về khách hàng và các dữ liệu này sẽ tăng dần theo thời gian. Ví dụ trên Facebook có hang tỷ lượt truy cập với khối lượng hình ảnh, video, tài liệu vô cùng lớn. Tất cả đc xử lí bằng công nghệ để xuất các thông tin phù hợp với từng cá nhân phục vụ cho việc chạy quảng cáo trên nền tảng. Như trên Website cũng vậy khi đã có lượng truy cập của người dung sẽ tạo nên nguồn dữ liệu lớn kết hợp với công cụ trích xuất phân tích Google Analytic sẽ biết được hành vi, sở thích, mức độ quan tâm tại 1 thời điểm sẽ hỗ trợ cho việc tiếp thị trên Google tối ưu hơn.
d. AI (trí tuệ nhân tạo) – Máy móc được lập trình để thay thế con người làm việc.
(Hình minh hoạ)
- Mindset: Là tư duy, nhận định, quan điểm của bạn về một vấn đề, hay công việc. Điều này ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả bạn làm ra
- Toolset: Là công cụ, phần mềm giúp bạn thực hiện công việc nhanh chóng, hiệu quả hơn
- Skillset: Là kỹ năng, khả năng để bạn thực hiện công việc
Để trả lời câu hỏi này, chúng mình cùng phân tích ngược mặt lợi, mặt hại của chiếc kiềng ba chân này như thế nào nhé
- Mindset
Người có tư duy tốt, sẽ linh hoạt và biến hoá khôn lường. Mọi quyết định đều được nhìn nhận 1 cách tổng quan, tiếp nhận thông tin một cách có chọn lọc. Ngược lại, người thiếu tư duy sẽ thiếu tính linh hoạt, không biết xử lí mềm hay cứng cho các vấn đề xảy đến cũng như khó nhận định được cần xử lí chỗ nào nên cũng dẫn đến yếu cả kỹ năng
- Toolset
Người có công cụ chắc hẳn sẽ nhanh chóng, gọn gàng, công việc có kết nối có hệ thống hơn so với các bạn thiếu công cụ. Thời đại 4.0 thời của công nghệ, của số hoá mà 1 marketer không biết dùng công cụ bổ trợ thì năng suất công việc khó có thể đạt đỉnh được
- Skillset
Kỹ năng, mình cho rằng chính kinh nghiệm + tính linh hoạt, thích nghi với vấn đề của mỗi cá thể mới giúp bạn nâng cao kỹ năng. Còn đối ngược lại với người thiếu kĩ năng dù có tư duy, biết dùng công cụ thế nào đi nữa mà thiếu các kĩ năng thì kết quả cũng sẽ không tối ưu là bao
Ví dụ: Về 1 chú chạy taxi áp dụng vào kiềng 3 chân
+ Mindset - Chú biết chạy và biết cách vận hành xe ô tô
+ Toolset - Chú có công cụ là xe ô tô
+ Skillset - Chú chạy taxi được 5 năm, biết đường tắt ngắn nhất để đi, biết cách xử lí khi có ổ gà, xử lí khi bị thắng gấp,...
Nếu đầy đủ 3 kiềng này thì ắt hẳn chú chạy taxi không những an toàn mà còn tiết kiệm chi phí, thời gian nữa
Vậy theo hình trên, bên trái là căn nhà cấp 4 còn bên phải là toà tháp đôi Petronas, Kuala Lumpur, Malaysia. Các chú thợ xây có đầy đủ kiềng 3 chân gồm tư duy là các chú biết xây nhà, xây cọc như thế nào, biết các sử dụng công cụ máy mài máy cắt, chú có kinh nghiệm xây nhà cho bà con ở dưới quê trên 5 năm chắc chắn kỹ năng không thiếu. Tuy nhiên chú có đầy đủ kiềng 3 chân rồi nhưng nếu đưa chú thực hiện 1 dự án toà nhà trọc trời như tháp đôi Petronas thì có khả thì hay không? Câu trả lời mình sẽ để dành cho mỗi bạn nha.
Cái mình đang muốn nói ở đây, kiềng đủ 3 chân là tốt tuy nhiên kiềng của bạn đang ở Level nào, tầm ra sao mà thôi.
Tuy mình bén duyên với Digital chưa lâu nhưng cũng đủ để mình có tí kinh nghiệm để chia sẻ đến các bạn về tính ứng dụng của kiềng 3 chân này
- Ứng dụng mindset: Cơ may mình làm việc tại Agency - Brandsketer Việt Nam nên mình có cơ hội tiếp xúc với đa dạng ngành nghề và dự án giúp mình tích luỹ thêm kinh nghiệm và hướng xử lí qua quá trình thực chiến. Nếu bạn muốn cải thiện tư duy mà không có cơ hội tiếp xúc dự án thì hãy dành ít thời gian tham gia các workshop để nâng cao hiểu biết và cách nhìn nhận cũng như các kinh nghiệm của các bậc tiền bối lão làng chia sẻ lại nha
- Ứng dụng toolset: Việc thì nhiều, dự án thì bị hối lên hối xuống vì thế mình sẽ dùng công cụ để sắp xếp và tối ưu thời gian như Google lịch, Trello theo dõi dự án, Sticky Notes lưu các thông tin cần chú ý và follow, MC Officer để trình bày 1 cách chuyên nghiệp hơn. Kỹ năng dùng công cụ là hết sức cần thiết ở thời điểm này vì nó giúp tối ưu công việc, thời gian hơn vì vậy hãy tận dụng công nghệ số hoá và luôn cởi mở với những bản cập nhật ứng dụng nữa nha
- Ứng dụng skillset: Kỹ năng cứng sẽ được học thông qua các bài học lý thuyết chuyên môn. Còn kỹ năng mềm là các tố chất của người làm marketing như luôn sáng tạo, linh động, phân tích, cởi mở với thay đổi. Trao dồi kỹ năng mềm sẽ thông qua quan sát và trải nghiệm của mỗi cá nhân trong cuộc sống nên hãy đi thật nhiều nơi, kết nối thật nhiều người để có 1 cái nhìn đa chiều hơn nhé.
Đó là tất cả nội dung của bài chia sẻ buổi Meeting Online hôm nay. Kiến thức chắc chắn sẽ chưa đủ cho các bạn chỉ qua một buổi Meeting. Tuy nhiên, Brandsketer vẫn tổ chức Meeting Online định kì Thứ 5 lúc 19h00 để có thể chia sẻ nhiều thông tin qua quá trình làm Agency cũng như mong muốn gắn kết với các bạn cùng 1 niềm đam mê - Marketing Online. Để theo dõi các chủ đề sự kiện sắp tới, truy cập ở đây nhé !
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN