Sau đại dịch, kinh tế Việt Nam cũng như trên toàn thế giới đang khá ảm đảm, chúng ta không biết rằng nhiều năm tới đây liệu có khá khẩm hơn hay không. Nhưng khoan bàn đến chuyện kinh tế học, nói về xu hướng truyền thông thôi, đã thay đổi quá nhiều, dĩ nhiên ta hoàn toàn có thể tiên lượng trước được, nhưng không ai ngờ rằng mọi thứ lại đến nhanh quá như vậy. Và dưới đây là các xu hướng đang và chắc chắn sẽ diễn ra, cũng như kéo dài sau rất nhiều năm nữa :
Chúng ta đã trải qua những cơn sốt trước đây trong ngành truyền thông như trào lưu đua nhau đi thiết kế Website (2010 - 2016), cho tới chạy quảng cáo Facebook (2015 - 2020) và giờ là video ngắn/livestream (Từ 2020 trở đi đến nay, hiện vẫn còn tiếp tục). Thế nhưng, chẳng thể phủ nhận được, từ khi nền kinh tế của Việt Nam bắt đầu phát triển, thì sản phẩm/doanh nghiệp có thương hiệu vẫn là thứ tiên quyết trong hành vi lựa chọn của người mua hàng.
Khi 1 doanh nghiệp có thương hiệu (Tức chỗ đứng trong tâm trí khách hàng), có sự tin tưởng, người tiêu dùng sẽ ít có xu hướng dùng lý trí để suy xét, mà thường sẽ là cảm xúc. Bởi khi đã tin, chúng ta hay bất cứ ai đều không màng đúng sai, thế nên việc doanh nghiệp hoạch định 1 khoản ngân sách cho các hoạt động xây dựng & lan toả thương hiệu bên cạnh các chi phí quảng cáo là điều rất nên làm ngay từ bây giờ, để vài năm nữa thôi phụ thuộc vào quảng cáo, khách hàng tự tìm đến nhiều hơn là ta phải đốt tiền để đi tìm kiếm họ.
Một số hoạt động xây dựng thương hiệu có thể tham khảo như sau :
- Social Care : Chăm sóc thương hiệu trên đa nền tảng mạng xã hội, chia sẻ bài viết về kiến thức, chuyên môn, trải nghiệm của doanh nghiệp hoặc những nỗi đau thường thấy của khách hàng.
- TVC/Quảng cáo báo đài, SEO, Event, Workshop, Tiktok, Youtube
Xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục tăng lên trong nhiều năm tới và chưa có dấu hiệu bão hoà, lượng nội dung ngày một nhiều hơn do tỷ lệ sản xuất và sáng tạo của người dùng là gần như vô hạn. Thế nên, doanh nghiệp cũng cần phải chú ý để đầu tư kịp thời, có thể phải đầu tư và làm quen khá nhiều trong thời gian đầu như : Micro, camera, đèn, edit, content...Tuỳ theo lượng nội dung và yêu cầu mà đầu tư phù hợp, tuy nhiên hãy lưu ý rằng thông điệp truyền tải trong các video hay buổi live là điều vô cùng quan trọng, không phải cứ edit đẹp, hiệu ứng tốt là có nghĩa có nhiều lượt xem.
Bên cạnh đó người làm sáng tạo nội dung (Content Creator) giờ đây phải chú ý rất nhiều đến các thuật toán nền tảng, làm seeding, tính toán chiến thuật cạnh tranh lấy mắt xem giữa hàng hà sa số những đối thủ khác, đó là điều không dễ. Mặc dù AI bây giờ phát triển, có thể viết cho bạn 1 kịch bản trong 30s, giúp tiết kiệm thời gian, công sức, nhưng không có nghĩa rằng nó loại bỏ hoàn toàn sự đầu tư của chính doanh nghiệp.
Có 1 thời gian ở Việt Nam có trào lưu sử dụng chatbot cho website, quảng cáo Facebook, nhưng giờ sẽ còn mạnh mẽ hơn khi được áp dụng trí thông minh nhân tạo, người dùng sẽ chat và trao đổi để tìm món hàng của mình, giải đáp các thắc mắc được tự nhiên hơn, không như trước, các câu trả lời vô cùng são rỗng và rập khuôn. AI giờ đây sẽ là 1 trợ lý đắc lực giúp doanh nghiệp bán hàng tốt hơn, nhưng cũng như ở trên, nó cũng chẳng thể nào thay thế được con người.
Trong thời gian tới, trào lưu Marketing công nghệ bằng AI sẽ giúp ích rất nhiều, nhất là trong ngành bán lẻ, còn đối với dịch vụ và thương mại có lẽ cần thêm 1 thời gian dài hơn nữa để AI tiến hoá và gần giống người nhất khi có thể mang đến chút cảm xúc khi giao tiếp.
Trên đây là 3 xu hướng cơ bản của Marketing trong thời gian tới, phần 2 sẽ hẹn bạn vào số tiếp theo, phân tích 1 xu hướng cực kỳ quan trọng đang diễn ra 1 cách âm thầm, đó là xu hướng Quản trị Marketing.
Trân trọng.
* Brands sẽ xác nhận lịch tư vấn trên Google Meet/Zoom qua Zalo bạn đăng ký.
Thông tin ứng tuyển
ĐĂNG KÝ HOẶC ĐỂ LẠI LỜI NHẮN